Nội dung chính

Viêm màng não ở trẻ em: Dấu hiệu, nguyên nhân là gì?

Thời gian gần đây, trẻ mắc viêm màng não tới thăm khám và điều trị các bệnh viện ngày càng tăng. Các chuyên gia cho rằng, viêm màng não ở trẻ em có thể được xem là bệnh theo mùa, đặc biệt là thời điểm giao mùa. Đây là một căn bệnh rất nguy hiểm với trẻ nhỏ, có thể để lại rất nhiều di chứng nặng nề nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Chính vì vậy, việc nắm rõ các thông tin cơ bản về bệnh lý giúp ích cho ba mẹ rất lớn trong phát hiện và chủ động phòng ngừa.

tre bi viem mang nao

Viêm màng não ở trẻ em là gì?

Màng não gồm 3 lớp mô, giúp che phủ và bảo vệ não bộ và tủy gai. Từ ngoài vào trong, các lớp màng não lần lượt là: màng cứng, màng nhện và màng mềm. Viêm màng não là tình trạng sưng, viêm màng bao quanh não và tủy sống. Hầu hết bệnh là do virus gây ra. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, viêm màng não có thể do vi khuẩn hoặc nấm gây ra.

Bệnh có tỷ lệ tử vong khá cao nếu không được phát hiện và điều trị sớm. Thậm chí nếu may mắn được cứu sống, trẻ vẫn có thể đối mặt với những di chứng về thần kinh do bệnh gây ra.

viem mang nao o tre em la gi

Nguyên nhân viêm màng não ở trẻ

Nguyên nhân nào gây ra viêm màng não

Theo thống kê, virus là nguyên nhân gây viêm màng não phổ biến nhất, sau đó là vi khuẩn, nấm và một số bệnh lý khác.

  • Do vi khuẩn: Viêm màng não do vi khuẩn thường xảy ra sau khi trẻ mắc một số bệnh lý nhiễm trùng khác như viêm xoang, viêm tai, gặp các chấn thương xương sọ hoặc xuất hiện biến chứng sau khi phẫu thuật não bộ. Một số chủng vi khuẩn viêm màng não thường gặp là phế cầu khuẩn, vi khuẩn não mô cầu, vi khuẩn Hib, Listeria monocytogenes
  • Do virus: Viêm màng não do virus thường không quá nghiêm trọng như do vi khuẩn. Một số chủng virus gây bệnh thường gặp ở trẻ em phải kể đến như enterovirus (virus đường ruột, lây qua đường phân, miệng), virus quai bị, virus cúm, virus herpes HIV,…
  • Nấm: Nấm là tác nhân gây viêm màng não cấp tính, với các triệu chứng kéo dài hơn viêm màng não cấp tính và không có khả năng lây nhiễm từ người này sang người khác. Theo đó, Cryptococcus là loại nấm thường gặp nhất, xuất hiện chủ yếu ở người có hệ miễn dịch yếu
  • Nguyên nhân khác: Bên cạnh các tác nhân kể trên, viêm màng não cũng có thể do ký sinh trùng, dị ứng thuốc, phản ứng hóa học hay các bệnh lý khác gây ra (u hạt, ung thư,..)

nguyen nhan viem mang nao o tre

Đối tượng dễ mắc viêm màng não

Viêm màng não có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 5 tuổi là đối tượng có nguy cơ mắc viêm màng não nhất. Bởi, giai đoạn này hệ miễn dịch của trẻ còn yếu nên dễ bị tấn công bởi các yếu tố gây bệnh.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh

Dưới đây là những yếu tố có nguy cơ khiến trẻ dễ mắc viêm màng não cao hơn so với đối tượng khác:

  • Trẻ em chưa được tiêm phòng vắc xin viêm màng não
  • Trẻ có hệ miễn dịch yếu
  • Trẻ nằm trong nhóm tuổi có nguy cơ cao mắc bệnh

Dấu hiệu viêm màng não ở trẻ

Viêm màng não ở trẻ em được coi là một trong những bệnh lý có mức độ nguy hiểm lớn bởi tỷ lệ tử vong cao cũng như những di chứng mà nó để lại rất nặng nề, chẳng hạn như: tổn thương hệ thần kinh, não bộ, nhiễm trùng máu,… Vì vậy, để sớm nhận biết, ba mẹ cần đặc biệt để ý những triệu chứng viêm màng não ở trẻ em sau:

Sốt đột ngột

Sốt là triệu chứng phổ biến ở trẻ viêm màng não. Trẻ có thể bị sốt rất cao và rất khó để hạ xuống. Tuy nhiên, trên thực tế, đây là triệu chứng chung của nhiều bệnh lý, vì vậy ba mẹ cần theo dõi thêm các dấu hiệu khác để kết luận trẻ có bị viêm màng não hay không.

Đau đầu

Những cơn đau đầu do viêm màng não thường không quá nghiêm trọng, nhưng gây cho trẻ không ít khó chịu. Tuy nhiên, không nhiều ba mẹ chú ý đến triệu chứng này.

Tầm nhìn kém

Trẻ bị viêm màng não thường không thể tập trung thị lực nên thường bị hoa mắt, chóng mặt.

Đau bụng, buồn nôn

Một số trẻ bị viêm màng não có biểu hiện mất vị giác, buồn nôn, nôn liên tục, kèm theo đau bụng.

dau hieu viem mang nao

Nhạy cảm với ánh sáng

Người lớn thường nhạy cảm với ánh sáng do say xỉn. Nhưng nếu điều này xảy ra ở trẻ thì rất có thể đây là dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh viêm màng não. Lúc này, trẻ sẽ có xu hướng dùng tay che mắt hoặc than phiền vì ánh sáng làm chúng thấy đau đầu.

Khó quay đầu

Cứng cổ dẫn đến khó quay đầu là một trong những triệu chứng viêm màng não ở trẻ em điển hình nhất. Nếu thấy trẻ thường ôm đầu một cách kỳ lạ hoặc cảm thấy cổ bé ít linh hoạt hơn thì ba mẹ hãy thử cho cằm bé chạm ngực. Nếu cằm con có thể chạm ngực mà không có bất cứ khó khăn gì là ổn. Ngược lại, nếu hành động này khiến bé khó chịu, thậm chí gây đau thì hãy đưa đến bác sĩ để được kiểm tra kịp thời.

Trẻ không thể kéo thẳng chân

Để kiểm tra ba mẹ có thể đặt trẻ nằm ngửa đầu không gối, chân duỗi thẳng. Sau đó nâng cả hai gót chân của bé lên từ từ. Thông thường, chân bé vẫn có thể duỗi thẳng khi nâng lên 70 độ. Ngược lại, nếu chưa đến 70 độ chân bé đã co lại thì đây là dấu hiệu cho thấy bé có thể bị viêm não.

Phát ban

Phát ban trên da cũng là một dấu hiệu viêm màng não ở trẻ em. Khi thấy da trẻ nổi mẩn đỏ, ba mẹ hãy tiến hành thử nghiệm dưới đây để xem hiện tượng này có liên quan đến viêm màng hay không.

Lấy một chiếc cốc thủy tinh rồi ấn nhẹ lên vùng da phát ban của trẻ. Ba mẹ ấn như vậy cho đến khi da bé chuyển qua màu nhạt. Nếu nốt mẩn đó biến mất hoặc mờ đi thì không phải do viêm màng não. Nhưng nếu nốt mẩn đó vẫn có thể nhìn rõ thì đó là do viêm màng não. Tuy nhiên, thử nghiệm này không phải chính xác 100% nên tốt nhất ba mẹ hãy đưa bé đến bác sĩ để được khám và chẩn đoán chính xác.

Bệnh viêm màng não ở trẻ em có lây không?

Viêm màng não là bệnh có thể lây từ người sang người thông qua giọt bắn hoặc dịch tiết đường hô hấp (ho, hắt hơi, hôn) của người mang mầm bệnh. Tuy nhiên, mức độ lây nhiễm còn phụ thuộc vào nguồn gốc, tác nhân gây bệnh. Có 5 tác nhân gây bệnh chủ yếu là nấm, ký sinh trùng, nhiễm trùng, virus và vi khuẩn. Khả năng lây nhiễm của từng loại như sau:

  • Nấm: Viêm màng não do nấm là dạng bệnh hiếm gặp và không có khả năng lây truyền
  • Ký sinh trùng: Loại này thường sinh sống gần các nguồn nước bị ô nhiễm. Do đó, người thường xuyên sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh. Mặc dù viêm màng não do ký sinh trùng có thể đe dọa  tới tính mạng nhưng không có khả năng truyền nhiễm
  • Nhiễm trùng: Viêm màng não do chấn thương không xuất phát từ yếu tố gây truyền nhiễm nên không có khả năng lây nhiễm.
  • Virus: Enterovirus và Arbovirus là hai loại virus gây viêm màng não phổ biến. Enterovirus có khả năng lây lan mạnh khi tiếp xúc qua đường dịch tiết từ mũi, nước bọt hoặc phân của người bệnh. Trong khi đó, Arbovirus ký sinh ở muỗi và trẻ có thể bị lây nhiễm qua đường muỗi. Giai đoạn bùng phát dịch đỉnh điểm của bệnh thường rơi vào mùa hè và đầu mùa thu
  • Vi khuẩn: Neisseria meningitidis, phế cầu khuẩn Streptococcus pneumoniae, cả 2 loại vi khuẩn này đều có thể tồn tại rất lâu ở môi trường bên ngoài nên khả năng lây nhiễm bệnh là rất nặng. Việc tiếp xúc trực tiếp với người mang bệnh có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm. Điều này gây ra mối lo ngại lớn về nguy cơ bùng phát dịch bệnh ở những nơi công cộng như trường mầm non, trường hợp, ký túc xá,…

Viêm màng não ở trẻ em có nguy hiểm không?

Viêm màng não là bệnh nguy hiểm, có thể xuất hiện quanh năm và bất kỳ ai cũng có thể bị bệnh tấn công. Nguy hiểm hơn, bệnh rất khó phát hiện trong giai đoạn đầu, bởi các triệu chứng thường không rõ ràng. Trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh, nếu không được điều trị kịp thời có thể để lại những biến chứng nghiêm trọng. Dưới đây là một số hậu quả của bệnh viêm màng não ở trẻ em:

Hệ thần kinh

Viêm màng não có thể gây ra những tác động xấu đến hệ thần kinh, đặc biệt là tủy sống và não bộ. Trẻ có thể rơi vào trạng thái mơ hồ, hôn mê, lú lẫn từ vài giờ đến vào ngày, thậm chí là tử vong.

Cần lưu ý, trẻ bị viêm màng não được xử lý và phục hồi sớm không có nghĩa là không có nguy cơ. Việc tổn thương hệ thần kinh có thể để lại di chứng liên quan đến trí nhớ, khả năng tập trung về lâu dài.

viêm màng não tác động xấu đến hệ thần kinh

Hệ tuần hoàn

Khi tác nhân gây viêm màng não di chuyển vào máu, hệ tuần hoàn là cơ quan tiếp theo chịu tổn thương. Ban đầu, trẻ có biểu hiện sốt và xuất huyết dưới da. Sau đó, chúng sẽ đi khắp cơ thể và phá hủy mạch máu. Các triệu chứng viêm màng não có.

Các triệu chứng bắt đầu nặng hơn, phát ban xuất hiện trên diện rộng, các cơ quan suy giảm chức năng và tính mạng có thể bị đe dọa.

Xương khớp và cơ bắp

Trẻ bị viêm màng não luôn trong tình trạng đau nhức khắp người, nhất là khu vực vùng cổ, vai và lưng. Theo thời gian, các hoạt động cũng sẽ bị hạn chế do cứng khớp, trẻ sẽ cảm thấy khó khăn khi vận động, cúi người hay xoay cổ. Trường hợp nghiêm trọng, viêm màng nào có thể khiến hệ thống xương và cơ bắp tê cứng, di chuyển và chuyển hướng kế phát viêm khớp cấp tính, mạn tính.

Viêm màng não ở trẻ em có chữa được không?

Viêm màng não ở trẻ em thường diễn tiến nặng, trẻ mắc bệnh thường phải nhập viện và điều trị cấp cứu. Nếu được phát hiện sớm và điều trị thích hợp, viêm màng não hoàn toàn có thể chữa khỏi, tránh được những ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe. Nhìn chung, thời điểm phát hiện bệnh rất quan trọng, ảnh hưởng đến thời gian điều trị cũng như khả năng khỏi bệnh của trẻ. Tuy nhiên, ngay cả khi trẻ được chẩn đoán sớm thì vẫn có 5 – 10% trường hợp không tránh khỏi tử vong, thường diễn ra chỉ trong 24 – 48h sau khi khởi phát bệnh.

Cách điều trị viêm màng não ở trẻ em

Tùy vào nguyên nhân gây bệnh, phương pháp điều trị viêm màng não ở trẻ sẽ là khác nhau. Cụ thể như sau:

  • Viêm màng não do virus: Thuốc kháng sinh sẽ không có tác dụng trong trường hợp trẻ bị viêm màng não do virus. Theo đó, việc điều trị sẽ tập trung làm giảm triệu chứng, đồng thời tăng cường sức đề kháng để cơ thể tự tạo kháng thể chống lại virus. Ba mẹ nên cho bé nghỉ ngơi tuyệt đối, uống nước nhiều, uống thuốc hạ sốt, giảm đau theo chỉ định
  • Viêm màng não do vi khuẩn: Trẻ bị viêm màng não do vi khuẩn cần được điều trị bằng thuốc kháng sinh nhằm kiểm soát bệnh và giảm nguy cơ biến chứng
  • Viêm màng não do nấm hoặc nguyên nhân khác: Trẻ sẽ được điều trị bằng thuốc kháng nấm hoặc kết hợp với thuốc kháng sinh để ngăn ngừa
  • Viêm màng não do nguyên nhân khác: Trong trường hợp này, trẻ thường tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên để rút ngắn thời gian điều trị, bác sĩ có thể cho trẻ uống thuốc chứa corticosteroid

cach dieu tri viem mang nao o tre em

Cách phòng ngừa viêm màng não ở trẻ

Viêm màng não là căn bệnh nguy hiểm, diễn tiến nhanh và để lại di chứng lâu dài cho trẻ. Do đó, ba mẹ cần chủ động phòng ngừa viêm màng não cho trẻ từ sớm bằng cách áp dụng các biện pháp sau:

  • Tiêm phòng vắc xin cho trẻ đầy đủ và đúng lịch
  • Dùng giấy che miệng cho trẻ khi ho, hắt hơi, sau đó vứt giấy vào thùng rác
  • Duy trì thói quen sinh hoạt khoa học, nghỉ ngơi đủ giấc, uống nhiều nước
  • Rèn luyện cho bé thói quen rửa tay thường xuyên, nhất là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
  • Vệ sinh cá nhân cho trẻ thường xuyên và sạch sẽ
  • Không cho trẻ dùng chung vật dụng cá nhân với người khác
  • Thường xuyên rèn luyện thể dục, thể thao
  • Đảm bảo cung cấp cho trẻ chế độ dinh dưỡng hợp lý, đầy đủ chất

Trên đây là những thông tin liên quan đến viêm màng não ở trẻ em. Đây là bệnh lý nguy hiểm, để lại di chứng nặng nề cho trẻ sau này. Do đó, ba mẹ cần chủ động phòng ngừa bệnh và đưa trẻ đến bệnh viện để được kiểm tra và điều trị ngay khi có biểu hiện mắc bệnh.

Chia sẻ bài viết này