Chắc hẳn bất kỳ phụ huynh nào cũng lo lắng về tình trạng khò khè ở trẻ sinh mổ, bởi đây có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nguy hiểm. Vậy nguyên nhân là gì? Cách trị khò khè cho trẻ sinh mổ ra sao? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Tại sao trẻ sinh mổ bị khò khè?
Trước khi khám phá cách trị khò khè cho trẻ sinh mổ, hãy cùng Fitobimbi tìm hiểu nguyên nhân gì dẫn đến tình trạng này nhé!
Trên thực tế, có 2 nguyên nhân chính khiến em bé sinh mổ bị khò khè, bao gồm:
Phổi còn sót lại dịch ối
Khi ra đời bằng phương pháp sinh thường, bé buộc phải ép ngực, khiến nước trong phổi được tống ra hết. Khi bé khóc, phổi sẽ nở ra, tống hết dịch ối còn sót lại trong đường hô hấp. Trái lại ở trẻ sinh mổ, việc không qua đường sinh tự khiến của mẹ khiến phổi trẻ không được cổ tử cung ép chặt để vắt sạch dịch ối. Vì thế, hầu hết bé sinh mổ còn tồn dịch phổi, dễ bị khò khè hoặc mắc các bệnh hô hấp sau này.
Hệ miễn dịch hoàn thiện chậm
Trẻ sinh mổ có hệ miễn dịch kém hơn trẻ sinh thường, dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh về hô hấp như hen suyễn, viêm phế quản mãn tính, viêm phổi,… Vậy điều gì khiến trẻ sinh mổ phải chịu thiệt thòi đến vậy?
Khoảng 70% hệ thống miễn dịch nằm trong đường tiêu hóa. Chúng hỗ trợ cơ thể sản sinh kháng thể chống lại bệnh tật. Tuy nhiên, trẻ sinh mổ không được tiếp cận với lợi khuẩn từ âm đạo của mẹ. Điều này khiến lợi khuẩn chậm khu trú ở đường ruột, dẫn đến đề kháng kém, dễ mắc bệnh.
Mặt khác, trong quá trình chuyển dạ, cơ thể mẹ sẽ sản sinh hormone giúp hoàn thiện hệ miễn dịch của trẻ sinh thường. Trong khi đó, những em bé sinh mổ lại không được nhận điều này.
Cách trị khò khè cho trẻ sinh mổ
Trẻ sinh mổ bị thở khò khè phải làm sao? Dưới đây là một số cách chăm sóc trẻ bị khò khè mà mẹ có thể tham khảo:
Cho bé bú mẹ để hoàn thiện hệ miễn dịch
Sữa mẹ chứa nhiều kháng thể tốt cho hệ miễn dịch trẻ sơ sinh. Trong đó phải kể đến HMOs, nucleotides và chủng lợi khuẩn tốt cho đường ruột như bifidobacterium. Đây đều là những thành phần chính hỗ trợ củng cố hệ miễn dịch cho trẻ sinh mổ. Vì vậy, sau khi sinh, mẹ nên cho bé bú sớm để con tiếp nhận được nguồn dinh dưỡng vàng này!
Rửa mũi cho bé bằng nước muối sinh lý
Cách trị khò khè cho trẻ sinh mổ tiếp theo mà Fitobimbi muốn gợi ý cho mẹ đó là rửa mũi bằng nước muối sinh lý. Dung dịch này có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm cực tốt. Ngoài ra, nước muối sinh lý còn giúp làm loãng dịch đờm trong mũi, từ đó dễ dàng tổng chúng ra ngoài, trả lại cảm giác thoải mái, dễ thở cho bé.
Hướng dẫn cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh:
- Đặt bé nằm ngửa, đầu thấp hơn mông, nhỏ 2 – 3 giọt nước muối sinh lý vào mỗi bên mũi
- Giữ nguyên khoảng 5 giây, sau đó dùng dụng cụ hút mũi hút đờm ra ngoài
- Dùng khăn mềm lau sạch miệng và mũi bé bằng nước ấm
- Thực hiện 1 – 2 lần mỗi ngày để tình trạng khò khè ở trẻ được cải thiện rõ rệt
Chú ý giữ vệ sinh sạch sẽ
Đảm bảo môi trường sống được sạch sẽ, thoáng mát là điều kiện cần thiết giúp tình trạng khò khè ở bé không tiến triển nặng và sớm cải thiện. Mẹ cần:
- Giúp bé tránh xa khói bụi, thuốc lá. Đồng thời hạn chế đưa bé tới nơi đông người. Trường hợp bắt buộc thì cần đeo khẩu trang cẩn thận
- Giữ ấm cho bé, đặc biệt là buổi tối khi đi ngủ
- Vệ sinh chăn, gối, đệm, màn cửa thường xuyên để tránh vi khuẩn, nấm mốc ẩn trú
- Giặt quần áo của bé với xà phòng dành riêng cho trẻ nhỏ
- Thường xuyên nhỏ mũi cho bé bằng nước muối sinh lý để ngăn ngừa lây nhiễm bệnh đường hô hấp
Cho bé tắm nắng
Tắm nắng là cách trị khò khè cho trẻ sinh mổ vừa hiệu quả lại vừa an toàn. Có thể mẹ biết, vitamin D đóng vai trò cốt yếu trong hoạt động của hệ miễn dịch. Trẻ thiếu vitamin D không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ xương và răng mà còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là hen suyễn.
Để bổ sung vitamin D cho bé, ngoài việc tăng cường bú sữa mẹ, bạn nên thường xuyên đưa bé ra ngoài tắm nắng. Cơ thể có thể tự tổng hợp vitamin D thông qua sự tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, mẹ chỉ nên cho bé tắm nắng từ khung giờ từ 6 – 9 giờ sáng và sau 5 giờ chiều.
Tiêm phòng đầy đủ
Trẻ sinh mổ hệ miễn dịch còn yếu. Để lấp đầy lỗ hổng miễn dịch tự nhiên, cha mẹ nên chú ý cho bé tiêm phòng đủ các mũi theo lịch tiêm chủng mở rộng lẫn các mũi tự nguyện (Covid-19, thủy đậu, cúm, virus, Rota, ho gà, cảm cúm,…). Để bảo vệ trẻ toàn diện, các thành viên trong giai đoạn cũng nên tiêm phòng đầy đủ, tránh nguy cơ lây nhiễm.
Khi nào cần đưa trẻ đến bác sĩ?
Khò khè là triệu chứng phổ biến của các bệnh lý về đường hô hấp. Tình trạng này kéo dài có thể gây suy giảm chức năng hô hấp, thậm chí dẫn đến biến chứng nặng nề. Do đó, bên cạnh quan tâm đến cách trị khò khè cho trẻ sơ sinh, mẹ cần theo dõi sat sao, khi phát hiện có dấu hiệu bất thường cần nhanh chóng đưa bé đến bác sĩ càng sớm càng tốt. Một số dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm ở trẻ là:
- Trẻ bị khó thở, thở khò khè, mặt mũi tím tái, đặc biệt chú ý với trẻ dưới 3 tháng tuổi
- Trẻ bị ho có đờm, thở khò khè kéo dài liên tục 2 – 3 tuần mà chưa dứt
- Trẻ từng mắc một số bệnh liên quan đến đường hô hấp, đặc biệt là hen suyễn
- Trẻ bị ho, sổ mũi, khó thở, thở khò khè, kèm theo triệu chứng sốt cao trên 38.5 độ C và nôn trớ khi ăn
Trên đây là tổng hợp một số cách trị khò khè cho trẻ sinh mổ. Mong rằng những gợi ý này sẽ giúp ích cho mẹ trong hành trình chăm sóc bé yêu. Thường xuyên theo dõi Fitobimbi để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích nhé!