Nội dung chính

Chữa khò khè cho trẻ bằng lá hẹ có tốt không?

Với nguyên liệu dễ tìm, cách thực hiện đơn giản và hiệu quả tương đối tích cực, chữa khò khè cho trẻ bằng lá hẹ là phương pháp được nhiều người rất tin tưởng. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Fitobimbi khám phá mẹo dân gian hữu ích này nhé!

Chữa khò khè cho trẻ bằng lá hẹ có tốt không? Lưu ý khi dùng
Chữa khò khè cho trẻ bằng lá hẹ có tốt không? Lưu ý khi dùng

Lá hẹ là gì? Tác dụng của lá hẹ

Lá hẹ được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như cửu thái tử, cửu thái, khởi dương thảo. Lá hẹ được trồng phổ biến ở các quốc gia Châu Á và Đông Âu. Đây là loại cây thân củ, lá dài, có màu xanh biếc. Lá hẹ có vị cay, hơi chua, hăng nhưng lại rất thơm nên thường được sử dụng để chế biến các món ăn.

Theo Y học cổ truyền, cây lá hẹ có tính nhiệt, khi nấu chín thì ôn, có khả năng ôn trung, trợ khí, tiêu đờm,… Vì vậy, chữa khò khè cho trẻ bằng lá hẹ được xem là công dụng nổi bật của loại thảo dược thiên nhiên này.

Tác dụng của lá hẹ
Tác dụng của lá hẹ

Theo Y học hiện đại, họ nhận thấy lá hạ có chứa một số dưỡng chất có lợi trong điều trị các triệu chứng viêm đường hô hấp ở trẻ:

  • Odorine và Allicin: Đây là 2 chất kháng sinh lành tính, được chứng minh là có khả năng tiêu diệt vi khuẩn có hại mà không gây ảnh hưởng tới các tế bào khỏe mạnh trong cơ thể
  • Vitamin C: Đây là thành phần vô cùng quan trọng trong hoạt động của hệ miễn dịch, giúp bảo vệ, cũng như sữa chữa các tế bào bị tổn thương

Hướng dẫn cách chữa khò khè cho trẻ bằng lá hẹ

Khò khè là hiện tượng phổ biến ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Khò khè có thể là dấu hiệu của chứng ngạt mũi sơ sinh – do nước ối của mẹ còn tồn dư khi còn ở trong bụng, hoặc các bệnh lý viêm đường hô hấp. Tuy nhiên, nhìn chung, khò khè ơ trẻ không đáng lo ngại. Ở mức độ nhẹ, cha mẹ có thể hoàn toàn chăm sóc tại nhà cho bé theo các mẹo dân gian. Theo đó, chữa khò khè bằng lá hẹ là phương pháp được tin dùng nhiều nhất.

Lá hẹ là loại thảo dược lành tính, ít tác dụng phụ nên có thể yên tâm dùng cho bé. Dưới đây là một số cách chữa khò khè bằng lá hẹ, các mẹ tham khảo nhé!

Cách 1: Lá hẹ chưng quất và đường phèn

  • Bước 1: Chuẩn bị 5 – 7 lá hẹ, 1 quả quất xanh và chút đường phèn
  • Bước 2: Lá hẹ rửa sạch, sau đó thái nhỏ. Quất xanh ngâm nước muối, rửa sạch, thái mỏng
  • Bước 3: Trộn quất, lá hẹ với đường phèn
  • Bước 4: Hấp cách thủy hỗn hợp trên trong khoảng 15 phút
  • Bước 5: Chắt lấy nước cốt, đợi nguội rồi cho bé uống 3 lần/ngày
Lá hẹ chưng quất và đường phèn
Lá hẹ chưng quất và đường phèn

Cách 2: Lá hẹ chưng hạt chanh, đường phèn

  • Bước 1: Với cách chữa khò khè cho trẻ bằng lá hẹ này, mẹ cần chuẩn bị 5 – 7 lá hẹ, 4 – 5 hạt chanh và một chút đường phèn
  • Bước 2: Lá hẹ rửa sạch, cắt khúc nhỏ
  • Bước 3: Rửa sạch hạt chanh rồi đập nát
  • Bước 4: Trộn lá hẹ, hạt chanh với đường phèn
  • Bước 5: Chưng hỗn hợp trên trong vòng 15 phút
  • Bước 6: Chắt lấy nước cốt, đợi nguội rồi cho bé uống. Thực hiện 3 – 5 ngày để thấy được hiệu quả rõ rệt
Lá hẹ chưng hạt chanh, đường phèn
Lá hẹ chưng hạt chanh, đường phèn

Cách 3: Lá hẹ chưng đường phèn, hoa đu đủ đực

  • Bước 1: Chuẩn bị 5 – 7 lá hẹ, 15g hoa đu đủ đực và một chút đường phèn
  • Bước 2: Rửa sạch các nguyên liệu, sau đó cho vào bát giã nát
  • Bước 3: Thêm 2 muỗng đường phèn vào hỗn hợp, trộn đều lên
  • Bước 4: Hấp cách thủy hỗn hợp trên trong 30 phút rồi để nguội
  • Bước 5: Cho bé uống 3 lần mỗi ngày, thực hiện liên tục trong 3 – 5 ngày để đạt hiệu quả như mong muốn

Cách 4: Lá hẹ chưng đường phèn

  • Bước 1: Chuẩn bị 5 – 7 lá hẹ, 2 muỗng cafe đường phèn
  • Bước 2: Lá hẹ rửa sạch, sau đó thái nhỏ
  • Bước 3: Trộn lá hẹ với đường phèn, sau đó đem hấp cách thủy trong 15 phút
  • Bước 4: Chắt lấy nước cốt, đợi nguội rồi cho bé uống

>>> Xem thêm các mẹo dân gian cho trẻ khò khè khác TẠI ĐÂY

Những lưu ý khi dùng lá hẹ chữa khò khè cho bé

Để chữa khò khè cho trẻ bằng lá hẹ đảm bảo an toàn, ba mẹ cần lưu ý những điều sau:

  • Không chưng lá hẹ với mật ong cho trẻ sơ sinh, vì mật ong có thể gây dị ứng cho trẻ dưới 1 tuổi
  • Mặc dù lá hẹ là thảo dược thiên nhiên, nhưng nếu quá lạm dụng, trẻ có thể gặp tác dụng phụ. Vì vậy, mẹ nên cho bé dùng một lượng vừa phải
  • Trường hợp cho bé dùng lá hẹ sau 3 – 5 ngày nhưng tình trạng khò khè không thuyên giảm, thậm chí có xu hướng tiến triển nặng, ba mẹ cần ngừng ngay. Đồng thời đưa bé đến bác sĩ để được xử lý kịp thời
Những lưu ý khi chữa khò khè cho trẻ bằng lá hẹ
Những lưu ý khi chữa khò khè cho trẻ bằng lá hẹ

Bên cạnh chữa khò khè bằng lá hẹ, mẹ kết hợp với một số phương pháp khác như sau:

  • Rửa mũi cho bé thường xuyên bằng nước muối sinh lý. Cách này giúp loai bỏ chất nhầy, bụi bẩn và khiến bé dễ thở hơn
  • Cho bé uống nhiều nước để bù nước. Với trẻ đang bú mẹ, bạn cần lưu ý đến tư thế cho bú để tránh tình trạng sặc sữa, khiến tình trạng khò khè thêm nặng
  • Massage hai bên cánh mũi giúp giảm tắc nghẽn, cho bé dễ thở hơn
  • Sử dụng máy làm ẩm không khí trong phòng bé. Mẹ có thể nhỏ thêm 2 – 3 giọt tinh dầu để giúp bé dễ chịu và ngủ ngơn hơn

Chữa khò khè cho trẻ bằng lá hẹ có tốt không?

Chữa khò khè cho bé bằng lá hẹ là phương pháp lành tính, an toàn, tuy nhiên cho hiệu quả không cao. Đặc biệt là với trường hợp trẻ bị khò khè lâu ngày, kèm theo các biểu hiện như sốt, ho, khó thở,…

Bên cạnh đó, hiệu quả bài thuốc còn tùy thuộc vào cơ địa của bé. Một số bé “hợp” có thể sớm cải thiện tình trạng khò khè. Số khác không “hợp” sẽ không mang lại hiệu quả như mong đợi. 

Mặt khác, với bé còn đang bú mẹ, hệ tiêu hóa còn non yếu, cha mẹ nên cẩn trọng khi áp dụng các bài thuốc từ thảo dược thiên nhiên cho bé. Bởi nó có thể gây ra những tác dụng phụ nguy hiểm như buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy,… Tốt nhất ba mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi chữa khò khè cho trẻ bằng lá hẹ.

Trên đây là hướng dẫn cách chữa khò khè cho bé bằng lá hẹ. Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo. Bạn đọc nên tham vấn ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng cho bé để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Tìm kiếm khác: chữa khò khè cho trẻ sơ sinh bằng lá hẹ,…

Chia sẻ bài viết này