Vấn đề ăn uống, kiêng khem mỗi khi bé bị ho luôn làm mẹ đau đầu. Liên quan đến điều này, nhiều mẹ thắc mắc “trẻ ho ăn tôm được không?”. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để được các chuyên gia giải đáp nhé!
- Trẻ ho có ăn được thịt gà không? Câu trả lời có ở đây!
- Trẻ ho ăn cá hồi được không? 3 công thức nấu cháo cá hồi cho bé
Trẻ ho ăn tôm được không?
Đêm nào cũng vậy, như một thói quen, bé yêu của bạn thường tỉnh giấc bởi những cơn ho đến bất chợt. Tưởng chừng là bệnh “vặt vãnh”, nhưng cơn ho có thể gây ra rắc rối không hề nhỏ, khiến bé ngủ không ngon, quấy khóc, thậm chí là lười ăn. Vì vậy, mỗi khi thời tiết giao mùa, các mẹ lại lo “sốt vó” sợ con bị ho, đau họng. Xuất phát từ nỗi sợ này, nhiều mẹ thường có xu hướng kiêng không cho bé ăn những thực phẩm gây kích ứng, trong đó là tôm. Vậy trẻ ho có ăn được tôm không?
Hiện nay chưa có bất kỳ nghiên cứu nào khẳng định trẻ bị ho không nên ăn tôm. Mặt khác, khi bị ho, trẻ thường có cảm giác mệt mỏi, khó chịu, dẫn đến lười ăn, bỏ bữa. Vì vậy, việc ăn uống kiêng khem trong giai đoạn này, cụ thể là tôm là hết sức sai lầm. Trong tôm có chứa nhiều dinh dưỡng, đặc biệt là canxi, đạm. Vì vậy nếu mẹ bỏ qua nguồn dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe của trẻ trong giai đoạn này, bé sẽ bị thiếu chất, ảnh hưởng đến quá trình phục hồi.
Tuy nhiên, trẻ ho ăn tôm được không? nói “không” cũng có lý, nguyên nhân là bởi phần càng và vỏ của nó. Khi bé ăn tôm, nếu mẹ không bóc vỏ và loại bỏ càng thì những bộ phận này sẽ mắc ở cổ họng, gây ngứa, rát, thậm chí là khiến tổn thương niêm mạc càng thêm trầm trọng. Bởi vậy, mẹ chú ý khi nấu các thực phẩm có vỏ, càng cứng thì nên sơ chế thật kỹ để bé dễ tiêu hóa cũng như không gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị ho.
Tóm lại, phần thịt tôm hay cua và cá hoàn toàn không phải là nguyên nhân gây ho nên. Vì vậy, quan niệm bị ho kiêng đồ tanh như dân gian truyền miệng là hoàn toàn sai lầm!
Bé bị ho ăn tôm thế nào cho đúng?
Như đã đề cập ở trên, trẻ bị ho có thể ăn tôm bóc vỏ, bỏ càng. Bên cạnh đó, tôm là loại thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng. Do đó, việc nấu nướng và chế biến sao cho tôm không bị mất chất là một bài toán khó đặt ra cho các mẹ thông thái.
Dưới đây là những lưu ý trong cách chế biến tôm cho bé khi bị ho:
- Bóc vỏ, bỏ càng chỉ giữ lại phần thịt tôm
- Nên chế biến tôm thành các món hấp, luộc để giữ trọn vẹn dưỡng chất trong thực phẩm, cũng như cho bé dễ tiêu hóa hơn
- Ngoài ra, mẹ có thể sử dụng tôm để nấu súp, cho thêm vào cháo để bé dễ tiêu hóa hơn
- Trẻ ho có ăn được tôm không câu trả lời là có. Tuy nhiên, với những bé có tiền sử dị ứng tôm thì mẹ không nên cho bé ăn, nhất là khi bị ho
Bên cạnh việc tìm hiểu trẻ ho có nên ăn tôm không, mẹ cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng của bé. Một số thực phẩm mẹ nên cho bé ăn khi bị ho: mật ong, probiotics, dứa, súp gà,…
Ngoài những thực phẩm có lợi, loại bỏ những thức ăn gây hại cho sức khỏe đường hô hấp cũng rất quan trọng trong quá trình điều trị ho ở trẻ.
- Các sản phẩm từ sữa
- Thức ăn cay, nóng
- Đồ ăn chứa nhiều chất béo
- Bánh, kẹo ngọt, đồ ăn chứa nhiều đường
- Nước ngọt có gas
- Thức ăn lạnh, nước uống đá
Trên đây là giải đáp “trẻ ho ăn tôm được không?”. Mong rằng những chia sẻ này giúp ích được cho bạn trong việc lên thực đơn cho bé mỗi khi bị ho.