Nội dung chính

Trẻ kêu đau tai phải làm sao?

Đau tai là triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là trong giai đoạn từ 3 – 5 tuổi. Vậy, nguyên nhân trẻ kêu đau tai là gì? Trẻ kêu đau tai nguy hiểm không? Phải làm sao khi trẻ kêu đau tai? Tất cả đáp án sẽ được Fitobimbi tổng hợp và chia sẻ trong bài viết này.

Trẻ kêu đau tai nguy hiểm không?
Trẻ kêu đau tai nguy hiểm không?

Trẻ kêu đau tai vì lý do gì?

Trẻ kêu đau tai liên tục trong thời gian dài là một trong những vấn đề mà cha mẹ không nên chủ quan, phải tìm hiểu kỹ nguyên nhân, từ đó có hướng xử lý kịp thời. Có rất nhiều nguyên nhân được đề cập đến khi trẻ kêu đau tai, bao gồm: ráy tai, côn trùng chui vào ống tai, viêm amidan, viêm tai, nhiễm trùng niêm mạc ống tai…

Ráy tai

Ráy được tiết ra nhằm mục đích bảo vệ tai khỏi nước, ngăn chặn bụi bẩn, dị vật từ bên ngoài. Bên cạnh đó, bằng cách bôi trơn ống tai, ráy tai sẽ giúp cho tai khỏi bị khô, ngứa.

Trẻ kêu đau tai có thể do ráy gây bít tắc
Trẻ kêu đau tai có thể do ráy gây bít tắc

Trẻ kêu đau tai có thể do ráy quá nhiều, vón thành cục cứng, gây bít tắc và khó chịu. Ngoài ra, trong tai bị nhiễm trùng sẽ xuất hiện mủ, chất lỏng, nếu bị mắc kẹt trong tai giữa có thể khiến thính giác của trẻ bị ảnh hưởng.

Cảm lạnh

Cảm lạnh là bệnh viêm đường hô hấp trên do virus gây ra. Đối với trẻ em, cảm lạnh thường xảy ra khi thời tiết giao mùa, mùa thu, đông… Mặc dù không nguy hiểm nhưng những triệu chứng của bệnh có thể khiến trẻ cảm thấy mệt mỏi, khó chịu.

Trẻ bị cảm lạnh sẽ có triệu chứng như nghẹt mũi, chảy nước mũi, mũi có màu vàng hoặc xanh, ngứa họng, đau họng, ho, hắt xì, sốt nhẹ, nôn mửa, tiêu chảy biếng ăn, đau nhức cơ thể. Khi không được chăm sóc và điều trị đúng cách có thể gây nên biến chứng như hen suyễn, viêm xoang, viêm tai giữa (đau tai, sốt…).

Côn trùng chui vào tai

Khi bị côn trùng chui vào tai trẻ sẽ cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu, đau nhức. Trường hợp côn trùng bất tỉnh hoặc chỉ bò ở ống tai, trẻ có thể chỉ cảm thấy ngứa ngáy. Nếu côn trùng còn sống, chui vào màng nhĩ, trẻ sẽ kêu đau tai âm ỉ hay dữ dội.

Trẻ kêu đau tai có thể do côn trùng chui vào màng nhĩ
Trẻ kêu đau tai có thể do côn trùng chui vào màng nhĩ

Mức độ đau và khó chịu còn tùy thuộc vào kích thước to, nhỏ của côn trùng. Đã có trường hợp côn trùng chui vào tai và tấn công màng nhĩ khiến trẻ vô cùng khó chịu, đau đớn, chảy dịch hay chảy máu trong tai.

Đau răng

Khi trẻ bị đau răng do vi khuẩn tấn công, khả năng cao vi khuẩn cũng sẽ tấn công sang cả vùng trong tai, gây viêm tai giữa, viêm xoang. Theo đó, trẻ sẽ có biểu hiện đau ở vùng tai liên tục hay thỉnh thoảng.

Điều kiện để vi khuẩn sinh sôi và phát triển trong khoang miệng là do thói quen vệ sinh không đúng cách, mảng bám trên răng hình thành, từ đó dẫn đến tình trạng viêm nướu, viêm lợi, chảy máu…

Viêm amidan

Trẻ kêu đau tai có thể là dấu hiệu cảnh báo viêm amidan mức độ nặng, không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách. Khi đó, vi khuẩn từ amidan sẽ lan nhanh sang các bộ phận khác, nhất là bộ phận gần amidan như tai giữa, gây viêm tai giữa.

Viêm amidan có thể là nguyên nhân khiến trẻ kêu đau tai
Viêm amidan có thể là nguyên nhân khiến trẻ kêu đau tai

Ngoài đau tai, trẻ bị viêm amidan sẽ gặp các triệu chứng khó chịu khác. Nếu không được điều trị kịp thời có thể gây nên nhiều biến chứng nghiêm trọng đến sức khỏe: viêm xương chũm, xơ hóa màng tai, giảm thính lực, thủng màng nhĩ, viêm màng não, áp xe não.

Chấn thương ống tai

Trẻ kêu đau tai có thể do bị chấn thương ống tai do dị vật nhọn đâm vào. Theo đó sẽ có 3 tình huống xảy ra:

  • Trường hợp 1: Ống tai ngoài bị xước, đây là trường hợp phổ biến nhất.
  • Trường hợp 2: Chấn thương ống tai khiến màng nhĩ của trẻ bị thủng.
  • Trường hợp 3: Dị vật sắc nhọn khiến cả màng nhĩ và ống tai ngoài bị chấn thương.

Viêm tai

Trẻ kêu đau tai có thể dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm tai giữa cấp tính, mạn tính hoặc viêm tai xương chũm cấp tính. Khi bị viêm tai cấp tính, trong vài ngày đầu trẻ thường bị sốt nhẹ đến sốt cao, đau tai âm ỉ, dùng tay kéo vành tai, trẻ chán ăn, khó ngủ, đau nhức, quấy khóc liên tục.

Trẻ kêu đau tai do bị viêm tai giữa hoặc viêm tai xương chũm cấp tính
Trẻ kêu đau tai do bị viêm tai giữa hoặc viêm tai xương chũm cấp tính

Những ngày sau trong tai trẻ sẽ có mủ, lúc này trẻ cảm thấy đỡ đau, hạ sốt và bớt quấy khóc. Các triệu chứng thường giảm dần và tự khỏi sau vài ngày đến một tuần hay sau khi dùng kháng sinh điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Trẻ kêu đau tai cũng có thể do viêm tai giữa mạn tính. Ngoài ra, khi bị viêm tai giữa mạn tính, trong tai sẽ chảy mủ khiến trẻ khó chịu, biếng ăn, quấy khóc, trằn trọc và có thể không phản ứng với âm thanh.

Trẻ kêu đau tai dữ dội kèm một số biểu hiện như chảy mủ, sốt nhiễm trùng, quấy khóc liên tục có thể là do trẻ bị viêm tai xương chũm cấp tính. Đây là biến chứng của viêm tai giữa, nếu không được điều trị kịp thời sẽ rất nguy hiểm, thậm chí tử vong.

Nhiễm trùng niêm mạc ống tai

Nguyên nhân khiến trẻ kêu đau tai có thể là nhiễm trùng niêm mạc ống tai. Đây là tình trạng viêm nhiễm nang lông và tuyến bã nhờn ở ống tai ngoài do bơi lội thường xuyên trong nước chất lượng thấp, gãi sâu trong tai gây tổn thương, có dị vật, côn trùng mắc kẹt bên trong, dùng tăm bông tổn thương niêm mạc ống tai…

Giai đoạn đầu bị nhiễm trùng niêm mạc ống tai trẻ sẽ có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, xuất hiện dịch màu vàng/nâu. Ở giai đoạn toàn phát, trẻ bị ù tai, sưng, đau tai trong, thính lực giảm, đau đầu, sưng nửa mặt, sốt cao đến 39 độ C, đau tai (cơn đau tăng khi ấn hoặc kéo vành tai).

Trẻ kêu đau tai có nguy hiểm không?

Trẻ kêu đau tai trong thời gian dài nếu không được thăm khám và điều trị có thể để lại những hậu quả đáng tiếc như thủng màng nhĩ, áp xe tai, giảm hoặc mất thính lực, chậm nói, chậm phát triển, viêm màng não, áp xe não.

Trẻ kêu đau tai lâu ngày nếu không được điều trị có thể để lại hậu quả đáng tiếc
Trẻ kêu đau tai lâu ngày nếu không được điều trị có thể để lại hậu quả đáng tiếc

Áp xe tai: Ổ viêm ngày càng lan rộng bên trong tai sẽ hình thành các khối áp xe khiến trẻ bị đau dữ dội. Nếu điều trị bằng thuốc kháng sinh mà triệu chứng không giảm có thể phải phẫu thuật, chích rạch ổ mủ, dẫn lưu mủ ra ngoài sau đó làm sạch vùng tai bị viêm nhiễm.

Thủng màng nhĩ: Thông thường, nếu tai của trẻ bị viêm nhiễm, dịch và mủ tích tụ bên trong sẽ không thể giải phóng ra bên ngoài. Do đó, các ổ mủ có thể bị tách ra, làm cho màng nhĩ bị thủng và chảy dịch ở tai.

Giảm hoặc mất thính lực: Trẻ kêu đau tai nếu không được điều trị dứt điểm có thể gây nên biến chứng nặng nề, chẳng hạn như giảm hoặc mất thính lực. Khi bị viêm tai giữa, trong tai có mủ khiến các rung động truyền không hiệu quả, năng lượng âm thanh dần bị mất, khả năng nghe bị hạn chế, thậm chí điếc vĩnh viễn.

Chậm nói, chậm phát triển: Khi trẻ kêu đau tai do bệnh lý sẽ cản trở quá trình thu nhận tín hiệu âm thanh truyền về não bộ, trẻ gặp khó khăn trong việc lặp lại lời nói từ mọi người xung quanh để học cách phát âm, vì vậy, trẻ rất dễ bị chậm nói, chậm phát triển so với các bạn cùng trang lứa.

Viêm màng não, áp xe não: Nếu ổ nhiễm trùng từ trong tai lan lên não có thể gây viêm màng não, áp xe não, từ đó sẽ tăng áp lực nội sọ, thoát vị màng não. Nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách có thể khiến trẻ bị co giật, liệt dây thần kinh mặt, liệt nửa người, thậm chí tử vong.

Trẻ kêu đau tai phải làm sao?

Tai là cơ quan thính giác nhạy cảm, rất dễ bị tổn thương và khi bị tổn thương sẽ ảnh hưởng đến khả năng nghe, thậm chí còn gây mất thính lực hoàn toàn. Khi trẻ kêu đau tai, cha mẹ cần đặc biệt chú ý tìm hiểu nguyên nhân để có xử trí kịp thời, đúng cách.

Fitobimbi đã chia sẻ về những nguyên nhân trẻ kêu đau tai như ráy tai, chấn thương, côn trùng, biến chứng của bệnh lý mũi họng… Khi đó, tùy vào nguyên nhân cụ thể mà cha mẹ sẽ có hướng xử lý khác nhau. Cụ thể như sau:

Nếu trẻ kêu đau tai do ráy tích tụ, cứng và gây bít tắc, cha mẹ nên chủ động vệ sinh cẩn thận hoặc đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa.

Nếu trẻ bị cảm lạnh, cha mẹ hãy cho trẻ nghỉ ngơi, uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ, vệ sinh mũi, họng cho trẻ bằng dung dịch nước muối sinh lý. Ngoài ra, cha mẹ nên chú ý cho trẻ ngủ đủ giấc và bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cần thiết.

Bên cạnh đó, cha mẹ cũng nên chú ý nên vệ sinh không gian sống của trẻ thường xuyên, nhất là khu vực phòng ngủ, tránh vi khuẩn, bụi bẩn xâm nhập vào tai – mũi – họng của trẻ.

Nếu bị đau tai do côn trùng chui vào, cha mẹ nên bình tĩnh trấn an sau đó đưa trẻ đến ngay bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không lấy tăm bông ngoáy tai cho trẻ vì có thể sẽ khiến côn trùng chui sâu vào màng nhĩ.

Cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời nếu thấy trẻ kêu đau tai kèm theo những dấu hiệu bất thường như:

  • Trẻ bị sốt cao liên tục
  • Xuất hiện máu ở tai
  • Tai chảy nhiều mủ và có mùi thối
  • Trong tai trẻ có dị vật chưa lấy ra
  • Đau tai kèm đau cổ khi ngẩng cao đầu hoặc cúi thấp

Thông qua bài viết, Fitobimbi đã giúp cha mẹ hiểu rõ hơn về nguyên nhân trẻ kêu đau tai. Biết được những nguyên nhân đó sẽ giúp cha mẹ phát hiện, xử lý kịp thời hay tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra với trẻ.

Chia sẻ bài viết này