Nội dung chính

9 nguyên nhân thai nhi không quay đầu

Có tới 3 – 4% trường hợp thai nhi đến những tuần cuối cùng của thai kỳ nhưng vẫn chưa chịu quay đầu. Vậy đâu là nguyên nhân thai nhi không quay đầu? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Thai mấy tuần thì máy? Dấu hiệu thai máy là gì?

Điểm danh 9 nguyên nhân thai nhi không quay đầu
Điểm danh 9 nguyên nhân thai nhi không quay đầu

Thai nhi quay đầu ở thời điểm nào của thai kỳ?

Khi mang thai, bé cưng sẽ quay mông xuống tử cung của mẹ trong phần lớn thời gian. Chỉ vào những tuần cuối của thai kỳ, em bé mới đảo vị trí ngôi thai để chuẩn bị cho “màn ra mắt” đặc biệt. Tuy nhiên, mẹ có biết thai nhi quay đầu ở tuần thai thứ mấy không?

Thực tế, thời điểm thai nhi quay đầu còn tùy thuộc vào số lần mang thai. Chẳng hạn, với mẹ sinh con so, thai nhi có thể quay đầu vào khoảng thời gian từ tuần 34 – 35. Tuy nhiên, với mẹ mang thai lần 2, có thể phải chờ đến tuần 36 – 37 thai nhi mới chịu quay đầu. Bên cạnh đó, cũng có nhiều trường hợp thai nhi quay đầu sớm, diễn ra vào tuần thai thứ 28.

Xem thêm: Dấu hiệu thai nhi quay đầu mẹ bầu cần phải nằm lòng

Thai nhi không quay đầu có nguy hiểm không?

Trước khi tìm hiểu “nguyên nhân thai nhi không quay đầu”, mẹ cũng nên nắm được những mối nguy hiểm khi ngôi thai ngược nhé!

Ngôi thai thuận là tư thế thai nhi chúc đầu xuống phía xương chậu, quay gáy về phía bụng mẹ. Đây được xem là tư thế lý tưởng nhất, giúp thai nhi dễ dàng chui ra khỏi bụng mẹ. Tuy nhiên, vẫn có một số thai nhi “ngoan cố” không chịu quay đầu. Thậm chí, tới tuần 37 vẫn có 6% trường hợp thai nhi giữ nguyên tư thế mông hướng về tử cung mẹ và khoảng 3% ở tuần thai thứ 40.

Thai nhi không quay đầu có thể gây biến chứng khi sinh
Thai nhi không quay đầu có thể gây biến chứng khi sinh

Tư thế ngôi thai ngược này không ảnh hưởng đến sự phát triển của bé cưng và sức khỏe của mẹ bầu. Tuy nhiên, trong quá trình chuyển dạ, thai nhi không quay đầu có thể tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm:

Đối với mẹ bầu

  • Chuyển dạ kéo dài hơn vài giờ đồng hồ. Mẹ sẽ cảm thấy mệt mỏi nhiều hơn vào lúc cổ tử cung mở
  • Nguy cơ gặp biến chứng dây nhau hoặc sa dây rốn. Điều này cản trở quá trình cung cấp oxy cho thai nhi. Với tình trạng này, bác sĩ sẽ chỉ định mổ ngay lập tức để đưa em bé ra ngoài
  • Khi mẹ sinh thường, nếu thai nhi không quay đầu có thể khiến đầu bé bị kẹt lại. Lúc này, thời gian sinh bé sẽ kéo gặp, gây nguy cơ thiếu oxy

Đối với trẻ

  • Tinh hoàn của bé trai có thể bị ứ nước. Cơ quan sinh dục của bé gái có thể bị phù
  • Vùng mông của bé bị bầm dập do va chạm với xương chậu của mẹ
  • Bé sinh ngôi thai ngược có thể giữ nguyên tư thế duỗi chân trong nhiều ngày sau đó
  • Đầu của bé có thể bị tổn thương nếu sinh thường

Nguyên nhân thai nhi không quay đầu

Nhiều mẹ thắc mắc tại sao thai nhi không quay đầu. Có thể bạn sẽ khá ngạc nhiên khi nghe được những câu trả lời như “bé muốn vậy” hay “thai nhi không thích quay”. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn có một số yếu tố ảnh hưởng đến “quyết định” quay đầu của thai nhi. Cụ thể như sau:

Quá ít hoặc quá nhiều nước ối

Nước ối có chức năng bao bọc, che chở cho thai nhi tránh những sang chấn. Đặc biệt, nó còn tạo ra môi trường lý tưởng cho thai nhi dễ dàng chuyển động và quay đầu. Việc quá nhiều hay quá ít nước ối đều khiến các hoạt động của thai nhi diễn ra trong bụng mẹ trở nên khó khăn hơn, bao gồm cả việc quay đầu. Vì vậy, đây chính là một trong những nguyên nhân thai nhi không quay đầu mà mẹ cần biết.

Mẹ bầu quá nhiều hoặc quá ít nước ối
Mẹ bầu quá nhiều hoặc quá ít nước ối

Trẻ sinh non chưa đủ tháng

Hầu hết thai nhi không quay đầu đều tơi vào trường hợp sinh non, bé sinh ra khi chưa đủ tháng. Nếu mẹ bầu có dấu hiệu chuyển dạ sớm hơn so với ngày sinh dự kiến khoảng vài tuần, em bé sẽ không có đủ thời gian để quay đầu. Lúc này, thai nhi sẽ chào đời trong tư thế mông ở dưới, đầu ở trên.

Mẹ mang sinh 2 hoặc 3

Với những mẹ sinh đôi hoặc đa thai, khoảng không gian chật hẹp trong túi thai sẽ không đủ chỗ để em bé quay đầu đúng vị trí. Vì vậy, nguyên nhân thai nhi không quay đầu có thể xảy ra ở những mẹ bầu sinh 2 trở lên.

Mẹ mang song thai hoặc đa thai có nguy cơ thai nhi không quay đầu
Mẹ mang song thai hoặc đa thai có nguy cơ thai nhi không quay đầu

Các vấn đề về nhau thai

Khi nhau thai chặn ở cổ tử cung, không gian trong bụng mẹ sẽ bị eo hẹp. Điều này khiến bé khó dịch chuyển để có thể quay đầu đúng tư thế thuận lợi cho quá trình chào đời. Nếu mẹ rơi vào trường hợp này thì không nên lo lắng. Bởi hầu hết các vấn đề về nhau thai có thể được phát hiện qua siêu âm thai.

Ngoài ra, có một số nguyên nhân khác tác động làm thai nhi không quay đầu là: tử cung mẹ có hình dạng bất thường, u xơ tử cung phát triển lớn, mẹ lớn tuổi, mẹ đã từng sinh non khiến con chưa kịp quay đầu, bé bị dị tật bẩm sinh,…

Có thể tự xoay lại ngôi thai ngược không?

Xoay thai là một thuật ngữ chuyên môn trong ngành. Thực tế, có 2 cách thức thực hiện. Đó là, nội xoay thai (xoay thai trong) và ngoại xoay thai (xoay thai ngoài).

Sự khác biệt lớn nhất giữa hai hình thức này chính là thời gian tiến hành. Trong khi xoay thai ngoài thường thực hiện khi em bé gần đủ tháng, khoảng từ tuần 36 – 37 của thai kỳ, thì nội xoay thai lại tiến hành ngay trong quá trình chuyển dạ.

Bên cạnh kỹ thuật của người thực hiện, thủ thuật này muốn thành công phải có những điều kiện thuận lợi sau:

  • Mẹ mang thai đơn
  • Vị trí nhau thai bình thường
  • Tử cung mẹ không có hình dạng bất thường
  • Chữa vỡ ối
  • Mẹ không mắc các vấn đề về tim

Đây là một thủ thuật khó, vì vậy bạn không nên tự ý thực hiện tại nhà mà cần có sự trợ giúp của bác sĩ.

Lời khuyên cho mẹ khi thai nhi không quay đầu

Đến đây hẳn mẹ đã nắm được những nguyên nhân thai nhi không quay đầu, vậy cần chú ý gì trong trong giai đoạn này để quá trình sinh đẻ diễn ra suôn sẻ? Dưới đây là những lời khuyên dành cho mẹ khi thai nhi không quay đầu:

Giữ tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng, lo âu

Khi phát hiện ngôi thai ngược, nhiều mẹ cảm thấy bất an, lo sợ vì có thể phải mổ đẻ gây ảnh hưởng đến hô hấp của thai nhi. Thực tế, điều này không quá đáng lo như nhiều mẹ vẫn nghĩ. Ngày nay, với công nghệ y học hiện đại, những trường hợp thai nhi không quay đầu đều được chỉ định sinh mổ, với tỷ lệ thành công cao, an toàn và không biến chứng sau sinh.

Vì vậy, mẹ hãy giữ tâm lý bình tĩnh, chuẩn bị sẵn sàng cho cả sinh thường và sinh mổ!

Giữ tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng, lo âu
Giữ tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng, lo âu

Vận động nhẹ nhàng

Các bài thể dục nhẹ nhàng như yoga, bơi lội, đi bộ,… vừa giúp mẹ gia tăng sự dẻo dai mà còn thúc đẩy quá trình trao đổi chất đến thai nhi. Bên cạnh đó, túi thai của bé cũng sẽ được giãn nở, khiến cho việc quay đầu trở nên thuận lợi hơn.

Hạn chế ngồi xổm

Tư thế ngồi xổm khiến phần dưới của mẹ bị chèn ép, ảnh hưởng đến sự phát triển của bé, cũng như làm không gian trong bụng bị giới hạn. Vì vậy, thai phụ cần tránh tuyệt đối tác động này nhé!

Nằm nghiêng sang phải

Khi ngủ nằm nghiêng sang phải sẽ giúp mẹ đỡ đau lưng, dễ ngủ. Bên cạnh đó, càng gần tới ngày sinh, mẹ nằm nghiêng sang bên phải sẽ giúp thai nhi có không gian chuyển động tốt nhất. Mẹ hãy nhớ lời khuyên này của bác sĩ nhé!

Trên đây là điểm danh một số nguyên nhân thai nhi không quay đầu. Mong rằng với chia sẻ này, mẹ có thể chủ động tránh để quá trình sinh đẻ diễn ra thuận lợi.

Nguồn: clevelandclinic, healthline, whattoexpect

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/21848-breech-baby
https://www.healthline.com/health/pregnancy/breech-baby
https://www.whattoexpect.com/pregnancy/breech-baby/
Chia sẻ bài viết này