Thừa kẽm là một trong những “thủ phạm” gây ra sỏi thận, suy giảm miễn dịch ở trẻ. Thế nhưng không phải bố mẹ nào cũng biết bé thừa kẽm để có biện pháp can thiệp phù hợp. Bài viết dưới đây, Fitobimbi sẽ gợi ý mẹ 6 dấu hiệu thừa kẽm thường gặp và 5 biện pháp xử lý hiệu quả.
Nguyên nhân trẻ bị thừa kẽm
Kẽm là một trong những vi chất không thể thiếu được với cơ thể người. Hoạt chất giữ vai trò tăng cường miễn dịch, kích thích vị giác giúp bé ăn ngon và tăng tổng hợp chất đạm. Tuy nhiên khi bị lạm dụng trẻ sẽ đối mặt với nguy cơ dư thừa.
Theo các chuyên gia, nguyên nhân chủ yếu của việc thừa kẽm là do bố mẹ bổ sung cho bé quá nhiều. Việc sử dụng chế độ ăn giàu kẽm ít khi xảy ra nguy cơ ngộ độc. Bởi cơ thể chỉ hấp thu được khoảng 30% lượng kẽm từ thức ăn.
Trẻ uống kẽm quá liều thường do cha mẹ tính sai hàm lượng. Thông thường, các sản phẩm bổ sung kẽm trên thị trường đều có cốc đo liều với dạng dung dịch. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh lại ít sử dụng đến. Thay vào đó là cảm tính, đổ ra thìa hoặc cho bé uống trực tiếp không qua đong đếm. Điều này khiến hàm lượng kẽm con dùng cao hơn nhu cầu thực tế. Nên về lâu dài sẽ gây dư thừa, ngộ độc.
6 dấu hiệu nhận biết bé thừa kẽm
Để nhận biết tình trạng thừa kẽm ở trẻ mẹ có thể dựa vào những dấu hiệu sau:
1. Nôn và buồn nôn
Nôn mửa, cồn cào là những dấu hiệu thường gặp ở trẻ thiếu kẽm. Đây được coi là phản ứng tự nhiên của cơ thể nhằm tống đẩy lượng kẽm dư thừa ra ngoài. Triệu chứng này thường sẽ xuất hiện khi trẻ bổ sung nhiều hơn 15 mg kẽm/ngày.
2. Đau bụng, đi ngoài
Khi bị thừa kẽm, trẻ còn có thể gặp các vấn đề trên hệ tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy. Theo các chuyên gia, những đồ gia dụng như chất kết dính, hóa chất tẩy rửa thường chứa kẽm clorua. Khi ngộ độc từ nguyên nhân này với hàm lượng kẽm lớn hơn 20% trẻ có thể gặp vấn đề về hệ tiêu hóa.
3. Đắng miệng, chán ăn
Kẽm có vai trò quan trọng trong việc kích thích vị giác. Tuy vậy khi bị dư thừa độ nhạy của lưỡi cũng bị suy giảm. Trẻ thường cảm thấy chán ăn, đôi khi đắng miệng và thấy có mùi kim loại. Những triệu chứng này thường sẽ xuất hiện khi bé sử dụng viên ngậm có quá nhiều kẽm.
4. Có triệu chứng giống cúm
Uống quá nhiều kẽm cũng sẽ gây ra triệu chứng giống cúm như sốt, ho, ớn lạnh, nhức đầu, mệt mỏi. Trên thực tế, rất khó để phân biệt tình trạng thừa kẽm với việc ngộ độc các khoáng chất khác từ triệu chứng này. Vì vậy mẹ nên đưa bé đi khám để được chẩn đoán kỹ hơn.
5. Trẻ thiếu đồng
Kẽm và đồng là hai vi chất cạnh tranh hấp thu với nhau. Vì vậy khi cơ thể bé thừa kẽm, khả năng hấp thụ đồng ở ruột sẽ bị giảm, dẫn đến tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng.
Trong khi đó, đồng lại là khoáng chất tham gia quá trình chuyển hóa sắt, cần thiết cho sự hình thành hồng cầu. Việc để bé thừa kẽm, thiếu đồng sẽ gây ra một số rối loạn máu như: thiếu máu nội bào, giảm bạch cầu trung tính,…
6. Bé bị bệnh nhiễm trùng thường xuyên
Kẽm giúp tăng cường miễn dịch nhưng việc dư thừa lại không mang đến hiệu quả. Thừa kẽm sẽ làm suy giảm chức năng tế bào Lympho T, khiến cơ thể bé dễ nhiễm trùng hơn.
Bé thừa kẽm có ảnh hưởng gì không?
Giống như thiếu, việc dư thừa kẽm cũng sẽ khiến trẻ gặp những tác hại dưới đây.
Tăng nguy cơ sỏi thận
Khi cơ thể thừa kẽm, thận sẽ phải hoạt động hết mức để loại bỏ lượng kẽm dư thừa qua nước tiểu. Điều này kéo dài sẽ khiến thận bị quá tải.
Chưa kể đến việc, lượng kẽm không được hấp thu, tích tụ trong cơ thể kết hợp với Oxalate tạo thành cặn sỏi gây nguy hiểm sức khỏe.
Ảnh hưởng tim mạch
Bé bị thừa kẽm trong thời gian sẽ gây tác động xấu với tim mạch với các triệu chứng như tim đập nhanh, tức ngực, khó thở, cảm giác hồi hộp, lo lắng. Theo các chuyên gia, nếu bổ sung quá 50mg kẽm/ngày trẻ sẽ có nguy cơ tụt giảm cholesterol. Kết quả là con bị khó thở hoặc mắc các bệnh về tim.
Suy giảm miễn dịch
Nguy hiểm hơn là hiện tượng thừa kẽm không chỉ ảnh hưởng đến việc sản xuất tế bào hồng cầu mà còn tổn hại bạch cầu trung tính- thành phần quan trọng của hệ miễn dịch. Vì thế những bé thừa kẽm thường có nguy cơ suy giảm miễn dịch, dễ mắc bệnh cao hơn.
Mẹ nên làm gì để phòng ngừa và điều trị việc bé thừa kẽm?
Mặc dù sở hữu rất nhiều lợi ích nhưng việc dư thừa không hề tốt cho sức khỏe của con. Vì vậy ngay khi bé có dấu hiệu “bất thường” cảnh báo nguy cơ thừa kẽm mẹ nên áp dụng những biện pháp sau:
Dừng bổ sung kẽm
Khi nghi ngờ trẻ có dấu hiệu thừa kẽm, việc đầu tiên và quan trọng mẹ cần phải làm là tạm dừng bổ sung thêm kẽm. Đồng thời cho bé uống thật nhiều nước hơn. Điều này sẽ giúp thúc đẩy quá trình đào thải của cơ thể, loại bỏ lượng kẽm dư thừa ra ngoài, khôi phục lại sự cân bằng bên trong.
Cho bé uống sữa tươi
Các chuyên gia y tế cho biết, canxi, photpho trong sữa có khả năng liên kết với kẽm dư thừa. Vì vậy, đây được coi là biện pháp hiệu quả làm giảm tác động tiêu cực của việc ngộ độc. Do đó, khi bé có các dấu hiệu thừa kẽm mẹ hãy cho con uống ngay một ly sữa tươi.
Điều chỉnh chế độ ăn
Nếu bé thừa kẽm, mẹ nên điều chỉnh lại chế độ ăn bằng cách tạm thời kiêng và hạn chế thực phẩm giàu kẽm như hàu, sò huyết, thịt đỏ. Biện pháp này vừa giúp bé giảm lượng kẽm bổ sung vừa có thể hỗ trợ cơ thể phục hồi tự nhiên.
Tuân thủ liều lượng và thời gian bổ sung kẽm
Trẻ nhỏ có cân nặng và thể lực không giống nhau do đó nhu cầu dùng kẽm cũng sẽ khác nhau. Theo các chuyên gia để hạn chế tình trạng bé thừa kẽm mẹ nên tuân thủ liều dùng khuyến cáo dưới đây.
- Bé dưới 6 tháng: Mỗi ngày dùng 2mg và không vượt quá 4mg
- Bé từ 7-12 tháng: Mỗi ngày dùng 3mg, không vượt quá 5mg
- Bé từ 1-3 tuổi: Mỗi ngày dùng 3mg và không vượt quá 7mg
- Bé từ 4-8 tuổi: Mỗi ngày dùng 5mg, không vượt quá 12mg
- Bé từ 9-13 tuổi: Mỗi ngày dùng 8mg, không vượt quá 23mg
- Bé từ 14-18 tuổi: Mỗi ngày dùng 11mg với nam và 9mg với nữ. Tuyệt đối không vượt quá 34mg/ ngày
- Trẻ trên 18 tuổi: Nam cần 11mg, nữ cần 8mg và không vượt quá 40mg/ ngày
Ngoài ra, để đảm bảo an toàn, mẹ nên bổ kẽm theo đợt. Mỗi đợt kéo dài khoảng 2-3 tháng. Có thể tham khảo thêm ý kiến bác sĩ để biết liệu trình phù hợp với con.
Cho đi gặp bác sĩ để rửa ruột
Các biện pháp trên chỉ mang hiệu quả trong những trường hợp bé bị thừa kẽm nhẹ. Với các trường hợp nghiêm trọng mẹ cần đưa bé tới viện kiểm tra. Tại đây, các bác sĩ sẽ tiến hành rửa ruột, loại bỏ lượng kẽm dư thừa trong người.
Lời kết:
Bé thừa kẽm là một trong những nguyên nhân khiến cơ thể suy giảm đề kháng và dễ mắc bệnh. Vì vậy khi sử dụng hoạt chất này, mẹ nên tuân thủ liều lượng và thời gian dùng. Tránh việc dư thừa, tích tụ dẫn đến ngộ độc cho con.