Nội dung chính

Bé thừa kẽm có sao không? Nguyên nhân, dấu hiệu là gì

Kẽm là hoạt chất quan trọng vì vậy việc thừa hay thiếu đều khiến bé gặp nguy hiểm. Vậy bé thừa kẽm có dấu hiệu gì, biện pháp nào khắc phục hiệu quả, bài viết này sẽ giải đáp.

Xem thêm:

be thua kem

Nguyên nhân khiến bé thừa kẽm

Thừa kẽm là gì là câu hỏi được nhiều mẹ quan tâm. Theo các chuyên gia, thừa kẽm là hiện tượng xảy ra khi cơ thể có quá nhiều kẽm. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do cha mẹ bổ sung cho bé liều kẽm cao. Việc sử dụng chế độ ăn giàu kẽm ít khi dẫn đến ngộ độc bởi cơ thể bé chỉ hấp thụ được khoảng 30% lượng kẽm từ thức ăn.

co the se ra sao neu thua kem

Trẻ uống kẽm quá liều thường là do cha mẹ tính sai hàm lượng. Thông thường các sản phẩm kẽm trên thị trường đều có cốc đo hàm lượng (dạng dung dịch). Tuy nhiên phần lớn các bậc phụ huynh lại ít sử dụng cốc đo lường này. Thay vào đó là dùng thìa, cốc gia dụng hoặc cho bé uống trực tiếp. Điều này khiến hàm lượng kẽm mà bé uống cao hơn rất nhiều so với nhu cầu thực tế. Về lâu dài, kẽm dư thừa sẽ tích lũy và gây hại cho sức khỏe.

Các triệu chứng thừa kẽm ở trẻ nhỏ

Tình trạng thừa kẽm ở trẻ nhỏ thường được nhận biết bởi các triệu chứng như:

  • Buồn nôn: Đây là dấu hiệu bé thừa kẽm mà mẹ có thể dễ dàng quan sát được. Lý giải vấn đề này các chuyên gia cho biết khi thừa kẽm cơ thể bé sẽ tự tìm cách đào thải bằng việc nôn và ợ nhiều lần trong ngày
  • Đau bụng, tiêu chảy: Mặc dù ít phổ biến hơn nhưng đau bụng, đi ngoài cũng là dấu hiệu cảnh báo cơ thể bé đang bị dư thừa kẽm. Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra khoảng 20% trẻ sẽ bị các vấn đề về tiêu hóa khi mắc căn bệnh này
  • Đắng miệng: Là dấu hiệu bé thừa kẽm rõ rệt nhất. Đồng thời cũng là nguyên nhân khiến trẻ chán ăn, mệt mỏi, mất vị giác.
  • Có biểu hiện như cảm cúm: Uống kẽm liên tục trong nhiều ngày còn có thể khiến bé bị sốt, ho, nhức đầu, cảm cúm
  • Thiếu đồng: Kẽm và đồng thường cạnh tranh trong đường ruột. Vì vậy nếu bé thừa kẽm, cơ thể sẽ không hấp thụ được đồng và gây ra các triệu chứng mệt mỏi, chóng mặt do thiếu máu nội bào
  • Trẻ hay ốm vặt: Thừa kẽm sẽ khiến chức năng miễn dịch bị rối loạn, cơ thể bé dễ bị nhiễm khuẩn và mắc bệnh

Thừa kẽm có sao không, gây bệnh gì?

Ngộ độc kẽm có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và tính mạng trẻ. Tình trạng này nếu để kéo dài, bé có thể phải đối mặt với các nguy cơ như:

  • Mắc các bệnh tim mạch: Theo các chuyên gia, nếu việc bổ sung cho bé vượt mức 50mg kẽm/ ngày khả năng cao sẽ khiến cholesterol sụt giảm. Kết quả là bé sẽ bị khó thở hoặc mắc bệnh tim mạch
  • Sỏi thận: Kẽm là hoạt chất quan trọng dùng để cải thiện chức năng sinh dục ở các bé nam. Vì vậy nếu thừa kẽm, cơ thể bé sẽ phải đối mặt với bệnh sỏi thận
  • Chậm phát triển: Bé thừa kẽm thường bị rối loạn vị giác, gặp vấn đề về hệ tiêu hóa. Bé trở lên chán ăn, giảm phát triển. Mặt khác khi dư thừa kẽm, quá trình tổng hợp và phân bào sẽ bị ảnh hưởng. Trẻ dễ bị còi xương, to đầu chi, chậm phát triển chiều cao,… Nặng nề hơn, tình trạng này có thể trẻ có thể bị đột quỵ và tử vong do ngộ độc liều cao
Thừa kẽm gây bệnh gì là nỗi lo của các mẹ
Thừa kẽm gây bệnh gì là nỗi lo của các mẹ

Phương pháp điều trị thừa kẽm ở các bé

Nếu thấy bé có dấu hiệu thừa kẽm mẹ nên đưa con đến cơ sở y tế gần nhất để được xử lý. Tại đây các bác sĩ sẽ xem xét tình trạng và đưa ra lời khuyên hợp lý. Dưới đây là những biện pháp giúp điều trị tình trạng thừa kẽm ở bé:

  • Sơ cứu và cho bé uống sữa: Các chuyên gia y tế cho biết canxi và photpho trong sữa có khả năng liên kết với lượng kẽm dư thừa. Vì vậy đây được coi là biện pháp hiệu quả nhất nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của kẽm
  • Rửa ruột: Phương pháp này sẽ giúp loại bỏ và đào thải lượng kẽm dư thừa trong cơ thể bé. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn mẹ nên cân nhắc thật kỹ trước khi áp dụng

Thừa kẽm tuy không nguy hiểm nhưng nếu để lâu dài nó sẽ khiến bé gặp nhiều trở ngại. Vì vậy tốt nhất là mẹ nên tìm cách hạn chế tình trạng này xảy ra.

Bé thừa kẽm phải làm sao?

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng bé thừa kẽm là do cha mẹ bổ sung chưa hợp lý về liều lượng và thời gian. Vì vậy, cách tốt nhất để hạn chế tình trạng này là nên tuân thủ đúng quy định của bác sĩ. Cụ thể:

Tuân thủ liều lượng cho phép

Trẻ nhỏ có cân nặng và thể lực không giống nhau. Vì vậy mỗi bé sẽ có nhu cầu sử dụng kẽm khác nhau. Theo các chuyên gia để hạn chế tình trạng bé thừa kẽm mẹ nên tuân thủ theo quy định của WHO như sau:

  • Với bé dưới 6 tháng tuổi: Mỗi ngày mẹ nên cho con dùng 2mg, không vượt quá 4mg
  • Bé từ 7-12 tháng: Mỗi ngày dùng 3mg,không vượt quá 5mg
  • Bé từ 1-3 tuổi: Mỗi ngày dùng 3mg và không vượt quá 7mg
  • Bé từ 4-8 tuổi: Mỗi ngày dùng 5mg, không vượt quá 12mg
  • Bé từ 9-13 tuổi: Mỗi ngày dùng 8mg, không vượt quá 23mg
  • Bé từ 14-18 tuổi: Mỗi ngày dùng 11mg với nam và 9mg với nữ. Tuyệt đối không vượt quá 34mg/ ngày
  • Trẻ trên 18 tuổi: Nam cần 11mg, nữ cần 8mg và không vượt quá 40mg/ ngày

Để tránh dư thừa kẽm, mẹ nên tuân thủ Hàm lượng dùng kẽm cho bé hoặc đến gặp bác sĩ để được tư vấn kỹ hơn.

Không vượt quá liều lượng kẽm cho phép
Không vượt quá liều lượng kẽm cho phép

Tuân thủ thời gian bắt đầu và ngừng bổ sung kẽm

Theo các chuyên gia chỉ khi trẻ có biểu hiện lâm sàng như chán ăn, bỏ bú, chậm tiêu, táo bón, khó ngủ, rụng tóc, mắc bệnh nhiễm trùng hoặc có kết quả xét nghiệm sinh học mẹ mới cần gia tăng lượng kẽm.

Thông thường quá trình dùng kẽm cho bé sẽ kéo dài từ 2-3 tháng. Tuy nhiên trong một số trường hợp đặc biệt, thời lượng dùng có thể giảm xuống 14 ngày.

Để quá trình bổ sung kẽm cho bé đạt hiệu quả và không gây dư thừa mẹ nên cho con dùng trước ăn khoảng 1 giờ và sau ăn 2 giờ. Tốt nhất là nên duy trì vào buổi sáng, tránh tình trạng dùng vào buổi tối. Bởi kẽm không hấp thụ kịp sẽ tồn đọng và gây dư thừa.

Cách bổ sung kẽm hợp lý, tránh gây dư thừa cho bé

Bổ sung kẽm cho bé đã quan trọng, bổ sung đúng liều, đúng cách lại còn quan trọng hơn. Theo các chuyên gia, trẻ nhỏ sẽ tiếp nhận kẽm từ 3 con đường chính là sữa mẹ, thức ăn và thực phẩm chức năng. Trong đó dùng kẽm qua đường tự nhiên là cách thức hiệu quả, tối ưu và hạn chế dư thừa.

cach bo sung kem cho be hieu qua

Bổ sung kẽm từ sữa mẹ

Trẻ dưới 4 tháng tuổi hoàn toàn có thể bú mẹ để đáp ứng lượng kẽm cần thiết trong cơ thể. Bởi lúc này 1 lít sữa mẹ cung cấp từ 2-3mg kẽm. Trong khi đó một ngày bé bú khoảng 8-12 lần, mỗi lần 35ml.

Bổ sung kẽm từ thực phẩm

Khi 6 tháng tuổi cơ thể bé có thể lấy kẽm từ thực phẩm hàng ngày. Do đó mẹ nên sử dụng các món ăn giàu dinh dưỡng như thịt bò, thịt lợn, thịt gà, nấm hương, cá ngừ, cá thu, hải sản. Đây đều là những thực phẩm giàu kẽm và vitamin D, giúp cơ thể bé dễ dàng hấp thụ và chuyển hóa mà không lo dư thừa.

Sử dụng thực phẩm chức năng

Mặc dù được ưu tiên, nhưng bổ sung kẽm qua đường tự nhiên lại thường gây thiếu hụt. Bởi từ tháng thứ 4 lượng kẽm trong sữa mẹ giảm còn 0,9mg/ lít. Tính ra trẻ phải bú từ 3-3,5 lít sữa mới đáp ứng đủ kẽm. Đây là điều hoàn toàn phi lý. Với trẻ bổ sung kẽm từ dinh dưỡng, cơ thể chỉ hấp thụ khoảng 30%/ ngày.

Vì vậy nếu chỉ đơn thuần bú mẹ hoặc sử dụng thực phẩm thì cơ thể bé vẫn thiếu kẽm. Do đó lúc này mẹ hãy tham vấn ý kiến bác sĩ về việc sử dụng chế phẩm bên ngoài. Nên ưu tiên lựa chọn siro, nguồn gốc tự nhiên, an toàn cho bé và tuân thủ đúng liều dùng quy định.

Sử dụng thực phẩm chức năng bổ sung kẽm là cách làm đang được các mẹ áp dụng. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, trước khi sử dụng mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ về thành phần và hàm lượng kẽm trong sản phẩm. Mẹ có thể tham khảo siro TPBVSK Fitobimbi Ferro C. Đây là siro có nguồn nguồn gốc tại Ý, được sản xuất trên dây chuyền công nghệ cao, với quy trình khép kín,  rất an toàn cho sức khỏe bé.

Ngoài kẽm, TPBVSK Ferro C  còn được tăng cường thêm  sắt, vitamin C giúp hỗ trợ tăng sức đề kháng, chống thiếu máu do thiếu sắt . Đặc biệt kẽm trong sản phẩm là dạng hữu cơ nên việc sử dụng lâu dài không lo kích ứng. Mặt khác sản phẩm này  còn được điều chế dưới dạng siro với hương vị thơm tự nhiên, dễ uống, thích hợp cho các bé nhạy cảm.

Siro Ferro C chính hãng
TPBVSK Siro Ferro C chính hãng

Những lưu ý giúp mẹ bổ sung kẽm hợp lý cho con

Để hạn chế tình trạng bé thừa kẽm, quá trình bổ sung mẹ nên tham khảo một số khuyến cáo sau:

  • Đọc kỹ hướng dẫn của nhà sản xuất khi dùng các loại thực phẩm chức năng
  • Tuân thủ liều dùng ghi trên bao bì hoặc chỉ định của bác sĩ
  • Sử dụng cốc đo lường của nhà sản xuất để xác định hàm lượng kẽm cho con
  • Không tự ý cho bé sử dụng khi chưa nắm được liều lượng và định mức kẽm của sản phẩm
  • Trường hợp dùng kẽm mẹ nên cân nhắc bổ sung thêm vitamin C và B6 để nâng cao khả năng hấp thu

Bé thừa kẽm là một trong những nguyên nhân khiến cơ thể dễ mắc bệnh. Vì vậy khi sử dụng hoạt chất này mẹ nên tuân thủ khuyến cáo của tổ chức y tế thế giới.

Chia sẻ bài viết này