Mẹ đang mong muốn bổ sung kẽm cho bé nhưng không biết liệu trẻ uống kẽm có bị táo bón không, có ảnh hưởng không tốt đến con không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho mẹ thắc mắc này, cũng như hướng dẫn bổ sung kẽm cho trẻ đúng cách để không bị táo bón.
Trẻ uống kẽm có bị táo bón không?
Trẻ nhũ nhi, trẻ nhỏ và đặc biệt là trẻ vị thành niên rất dễ bị thiếu kẽm. Do chế độ ăn uống không đáp ứng đủ nhu cầu kẽm của cơ thể. Vì vậy, việc bổ sung kẽm thực sự cần thiết với trẻ nhỏ. Trên thực tế, không ít trẻ uống canxi hay sắt bị táo bón. Vậy nên, nhiều phụ huynh cũng đặt ra câu hỏi tương tự, liệu “trẻ uống kẽm có bị táo bón không? Câu trả lời là KHÔNG.
Lý do là bởi, kẽm tham gia vào quá trình tổng hợp enzym tiêu hóa, có vai trò phân hủy carbohydrate, chất béo và protein. Ngoài ra, nó còn giúp tăng tổng hợp axit trong dạ dày. Vì vậy, thực ra bổ sung kẽm đúng cách sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, thậm chí ngăn ngừa nguy cơ táo bón ở trẻ.
Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với trẻ uống kẽm là hết táo bón. Phụ huynh cần tìm hiểu kỹ nguyên nhân táo bón ở trẻ để tránh tình trạng lạm dụng kẽm, gây dư thừa.
Kẽm có tác dụng gì với trẻ nhỏ?
Trước khi giải đáp “trẻ uống kẽm có bị táo bón không?”, hãy cùng Fitobimbi tìm hiểu những tác dụng nổi bật của kẽm với trẻ nhỏ nhé!
- Hỗ trợ phát triển chiều cao và cân nặng: Kẽm tham gia vào hầu hết các phản ứng trong cơ thể, giúp kích thích hình thành collagen tạo khung xương chắc khỏe, tăng tổng hợp protein, tăng hấp thu cho trẻ cảm giác ngon miệng,… Vì vậy, đây là loại vi chất rất cần thiết trong “giai đoạn vàng” của trẻ
- Hỗ trợ thị lực của bé: Giác mạc là nơi có nồng độ kẽm cao nhất trong cơ thể con người. Vì vậy, kẽm là sự lựa chọn hoàn hảo giúp con có đôi mắt sáng, khỏe và tinh anh
- Chống viêm, giúp vết thương nhanh lành: Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, cơ thể thiếu kẽm là thủ phạm làm vết thương chậm lành. Đặc biệt với những bé hiếu động hay nô đùa dễ bị xay sát thì sự bổ sung này rất cần thiết
- Tăng cường miễn dịch: Kẽm giúp kích thích sự phát triển của các tế bào miễn dịch lympho T và lympho B. Từ đó tạo nên một hệ thống phòng thủ vững chắc, giúp cơ thể chống lại tác nhân gây bệnh
Làm gì để trẻ uống kẽm không bị táo bón
“Trẻ uống kẽm có bị táo bón không?”, uống kẽm không gây táo bón. Thế nhưng, nếu chúng ta bổ sung dư thừa kẽm, trẻ sẽ phải đối mặt với nhiều tác dụng phụ. Và táo bón cũng là kết quả của hiện tượng này. Vì vậy, để bé vừa nhận được lợi ích tuyệt vời từ kẽm, vừa đảm bảo an toàn, tránh tác dụng phụ, mẹ cần lưu ý những điều sau:
Bổ sung một lượng vừa đủ cho trẻ
Nhu cầu kẽm của trẻ được xác định theo nhóm tuổi, giới tính và tình trạng sinh lý. Theo khuyến cáo của Viện dinh dưỡng quốc gia, trẻ cần bổ sung kẽm theo hàm lượng như sau:
- Trẻ dưới 6 tháng tuổi: 2mg/ngày
- Trẻ từ 7 – 12 tháng tuổi: 3mg/ngày
- Trẻ từ 4 – 8 tuổi: 5mg/ngày
- Trẻ từ 9 – 13 tuổi: 8mg/ngày
- Trẻ từ 14 tuổi trở lên: Nam là 14mg/ngày và nữ là 9mg/ngày
Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, sữa mẹ là nguồn cung cấp kẽm tuyệt vời. Vì vậy, trong giai đoạn cho con bú, mẹ nên ăn nhiều thực phẩm có chứa kẽm để đảm bảo dinh dưỡng cho cả bản thân và bé yêu. Còn đối với trẻ bắt đầu ăn dặm, mẹ có thể bổ sung kẽm cho con thông qua chế độ ăn hàng ngày. Các thực phẩm giàu kẽm có thể kể tới là: thịt đỏ, hến, sò, cua, hàu, các loại hạt, trứng, ngũ cốc nguyên hạt, một số loại rau,…
Nên uống vào thời điểm thích hợp
Uống kẽm vào thời điểm thích hợp sẽ giúp trẻ tăng hấp thu và nâng cao hiệu quả của thuốc kẽm. Thời điểm lý tượng để uống kẽm là trước ăn 1 giờ hoặc sau ăn 2 giờ. Không dùng lúc đói, vì có thể khiến dạ dày kích ứng. Ngoài thời điểm mẹ cũng nên cho bé dùng kẽm theo liệu trình nhất định. Tốt nhất là dùng kẽm khoảng 1-3 tháng/ đợt, năm dùng 1-2 đợt.
Để tăng hiệu quả hấp thụ, mẹ nên bổ sung kẽm cho bé dạng dung dịch nước, thay vì dạng viên giống người lớn. Ngoài ra, mẹ có thể bổ sung kết hợp với các loại vitamin và khoáng chất khác, chẳng hạn như vitamin C. Trẻ uống kẽm và vitamin C cùng lúc sẽ giúp nâng cao quá trình hấp thu dinh dưỡng, cho bé tăng trưởng và phát triển toàn diện hơn.
Với câu hỏi “trẻ uống kẽm có bị táo bón không?”, chắc hẳn bài viết trên đã giải đáp cho bạn phần nào thắc mắc. Hãy thường xuyên theo dõi Fitobimbi để cập nhật những thông tin hữu ích nhé!