Thời gian gần đây Fitobimbi nhận được rất nhiều câu hỏi của các mẹ xoay quanh vấn đề bổ sung sắt cho bé 3 tuổi thế nào là đúng. Bài viết này chuyên gia của Fitobimbi sẽ hướng dẫn cách bổ sung hiệu quả cho nhóm trẻ này.
- Bổ sung sắt cho bé 4 tuổi như thế nào là chuẩn nhất?
- Nhu cầu sắt của trẻ em bao nhiêu mỗi ngày là đủ?
Tại sao trẻ 3 tuổi cần bổ sung sắt?
3 tuổi là cột mốc đánh dấu sự phát triển nhiều nhất của bé về thể chất và tinh thần. Đây là giai đoạn vàng để mẹ bổ sung dinh dưỡng. Với trẻ 3 tuổi ngoài kẽm, canxi mẹ đừng quên tăng cường thêm sắt. Đây là vi chất quan trọng góp phần chi phối toàn bộ quá trình phát triển của bé giai đoạn này. Dưới đây là những lợi ích mà sắt mang đến cho bé 3 tuổi:
- Vai trò quan trọng nhất của sắt là tái tạo huyết sắc tố, giúp vận chuyển oxy đến các tế bào. Thiếu sắt có thể khiến trẻ rơi vào tình trạng mệt mỏi, chóng mặt, suy giảm trí nhớ.
- Không chỉ chi phối hoạt động của tế bào, sắt còn là thành phần quan trọng của hệ miễn dịch. Việc bổ sung đủ giúp con có khả năng chống lại tác nhân gây hại, nhất là trong giai đoạn 3 tuổi. Thiếu sắt đồng nghĩa với việc hệ miễn dịch suy giảm. Bé có thể gặp các vấn đề như viêm nhiễm, ốm vặt
- Ngoài ra, thiếu sắt còn ảnh hưởng đến các bộ phận khác trong cơ thể như: tiêu hóa, hô hấp, thần kinh. Với trẻ 3 tuổi việc bổ sung sắt rất quan trọng. Đây được coi là tiền đề để bé có thể cải thiện biếng ăn, giảm toan dạ dày, giảm hấp thụ. Đồng thời cải thiện trí não, giúp con phát triển nhận thức.
Chính bởi lý do trên mà việc bổ sung sắt cho bé 3 tuổi được nhiều phụ huynh chú trọng. Vậy bổ sung thế nào, cách dùng ra sao? Mời mẹ theo dõi phần viết tiếp theo.
Cách bổ sung sắt cho bé 3 tuổi
Khác với trẻ sơ sinh, bé 3 tuổi chủ yếu hấp thụ sắt từ thực đơn hàng ngày và đường uống bổ sung. Dưới đây là 2 cách mẹ bỉm có thể tin dùng và áp dụng.
Thực đơn giàu sắt cho bé 3 tuổi
Bổ sung sắt cho trẻ 3 tuổi cách đầu tiên mà nhiều mẹ bỉm áp dụng là xây dựng thực đơn hàng ngày. Phương pháp này khá đơn giản, dễ thực hiện lại tiết kiệm chi phí. Theo đó, bé 3 tuổi thiếu sắt mẹ nên sử dụng các loại thực phẩm như:
Thịt đỏ
Trẻ 3 tuổi có thể xử lý thức ăn thô thuần thục như người lớn. Do vậy thời điểm này mẹ hoàn toàn có thể sử dụng các loại thịt như thịt bò, thịt lợn, thịt gà để làm nấu cháo, xào khô hoặc hầm canh. Đây là những món ăn hấp dẫn, phù hợp với độ tuổi của bé
Hải sản
Một số loại hải sản như tôm, cua, ốc, hến cũng là thực phẩm giàu sắt mà mẹ không nên bỏ qua với bé giai đoạn này. Trung bình 100g cua đồng cho khoảng 4.7mg sắt, 100g tôm khô cho khoảng 4.6mg sắt
Gan động vật
Với bé 3 tuổi mẹ hoàn toàn có thể sử dụng gan động vật để làm món xào hoặc sốt chua ngọt. Trung bình 100g gan lợn cho khoảng 12mg sắt. Nhưng do chứa nhiều độc tố nên mẹ chỉ nên cho bé sử dụng 2-3 lần/ tuần
Rau xanh
Một số loại rau như súp lơ xanh, bina, cải bắp cũng chứa rất nhiều sắt. Nhưng vì là sắt thực vật nên chúng khó hấp thụ hơn sắt động vật. Nếu gia đình ăn chay mẹ cần chú ý nhiều hơn đến thực đơn giàu sắt của bé
Ngoài các loại thực phẩm kể trên, trẻ 3 tuổi còn có thể sử dụng các loại hạt, socola đen, trứng, cá, thịt gia cầm để bổ sung sắt.
Cho bé dùng chế phẩm bổ sung sắt
Theo các chuyên gia, cơ thể người chỉ hấp thụ được khoảng 5-15% hàm lượng sắt từ thực phẩm. Tính ra với nhu cầu 8mg/ ngày trẻ sẽ cần 160mg thực phẩm, tương đương với 23 lòng đỏ trứng. Đây là điều không tưởng. Vì vậy để bé hấp thụ tốt mẹ có thể sử dụng chế phẩm bổ sung. Phương pháp này cho hiệu quả nhanh lại khá an toàn nếu mẹ biết cách sử dụng.
Theo các chuyên gia, có rất nhiều chế phẩm bổ sung sắt cho bé 3 tuổi từ viên uống, dung dịch, kẹo ngậm hoặc viên nhai. Mỗi loại có ưu, nhược điểm riêng mẹ có thể cân nhắc lựa chọn phù hợp cho con.
Sắt dạng nước (siro, dung dịch ống uống)
Ưu điểm:
- Dễ uống: Sắt ở dạng nước sử dụng dễ dàng, phù hợp cho các bé nhỏ.
- Tỷ lệ hấp thu cao: Sắt dạng nước có khả năng hấp thu cao hơn dạng viên vì không bị mất thời gian hòa tan trong dịch cơ thể
- Ít tác dụng phụ: Hàm lượng sắt nguyên tố trong sắt nước ít hơn sắt viên. Do đó, hiếm khi gây ra tình trạng kích ứng niêm mạc tiêu hóa. Hạn chế tác dụng phụ như táo bón, nóng trong, tiêu chảy,…
Nhược điểm:
- Vị kim loại rõ: Sắt dạng nước có vị kim loại rất rõ nên nhiều bé không hợp tác. Tuy nhiên, để khắc phục tình trạng này các sản phẩm hiện nay đểu có điều chế hương trái cây, thêm ngọt.
- Dễ xỉn màu răng: Bé uống sắt thường xỉn màu răng do phân tử sắt phản ứng với canxi photphat tại men răng tạo thành mảng bám. Tuy nhiên, tình trạng này có thể phòng ngừa bằng cách lựa chọn sản phẩm nhỏ giọt và vệ sinh răng sạch sẽ
- Khó bảo quản: Sắt nước sẽ khó bảo quản, mang theo ra ngoài hơn sắt dạng viên
Sắt dạng viên (viên nang, viên nén, kẹo ngậm)
Ưu điểm:
- Dễ bảo quản: Sắt viên nhỏ gọn, dễ dàng mang theo và bảo quản khi ra ngoài
- Ít vị kim loại: Đối với dạng viên, sắt được bao bọc bởi 1 lớp màng bên ngoài nên giảm vị tanh khó chịu. Đặc biệt, một số viên nhai bào chế giống kẹo được nhiều bé thích.
- Giá rẻ: Các loại sắt viên có giá thành thấp hơn sắt nước
Nhược điểm:
- Khó hấp thu: Sắt viên khó hấp thu hơn do cần thời gian hòa tan trong dịch cơ thể
- Nhiều tác dụng phụ: Do hàm lượng sắt nguyên tố khá cao nên dễ kích ứng đường tiêu hóa, gây ra các tác dụng phụ như táo bón, tiêu chảy, nóng trong,…
- Khó uống: Sắt viên thường không được khuyên dùng cho trẻ nhỏ do khả năng nhai nuốt kém. Thậm chí ngay cả khi trẻ đã nhai tốt, việc dùng sắt viên vẫn có nguy cơ sặc, nghẹn. Ngoài ra các bé cũng không hợp tác với loại sắt này do tâm lý sợ uống thuốc
Để đạt hiệu quả tốt nhất, mẹ nên cho bé sử dụng siro. Ưu tiên chế phẩm có chứa đồng thời cả sắt và vitamin C. Vì đây là vi chất giúp cơ thể chuyển hóa tốt hơn.
➠➠➠ Fitobimbi Ferro C – Kẽm sắt song hành, bổ sung đồng thời sắt, kẽm, vitamin C
Lưu ý khi bổ sung sắt cho bé 3 tuổi
Bổ sung sắt cho bé 3 tuổi là việc làm thiết, tuy nhiên để quá trình này đạt được hiệu quả mẹ cần biết những nguyên tắc sau:
Liều lượng và thời gian sử dụng cho bé bao lâu?
Mỗi ngày trẻ 3 tuổi cần bổ sung khoảng 11mg sắt. Mẹ có thể sử dụng siro, viên uống, kẹo ngậm tùy theo sở thích của con. Tuy nhiên để sắt dự trữ trong cơ thể đạt ngưỡng bình thường mẹ nên cho bé dùng khoảng 2 đợt/ năm, mỗi đợt 2-3 tháng. Giữa các đợt dùng nên có khoảng nghỉ, thường là 1-3 tháng. Đây là thời gian lý tưởng để cơ thể hấp thu, chuyển hóa sắt được hiệu quả.
Bé 3 tuổi nên dùng sắt vào lúc nào?
Cho bé 3 tuổi dùng sắt ngoài việc tuân thủ liệu trình mẹ nên nắm rõ thời gian sử dụng. Cụ thể trẻ 3 tuổi nên dùng sắt vào sáng sớm, trước ăn 1 giờ hoặc sau ăn 2 giờ. Đây là thời điểm thích hợp để bé hấp thụ sắt vì sau giấc ngủ dài nồng độ canxi trong máu đang giảm. Lúc này việc sử dụng sẽ không bị cản trở bởi bất kỳ vi chất nào. Với bé bị bệnh dạ dày mẹ có thể cho con dùng sắt vào bữa ăn, bắt đầu từ liều thấp nhất.
Khi nào mới cần bổ sung sắt cho bé 3 tuổi?
Bổ sung sắt sai cách có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Do đó khi bé 3 tuổi có các dấu hiệu lâm sàng như hoa mắt, chóng mặt, xanh xao, niêm mạc tái, thường xuyên mệt mỏi mẹ nên đưa con đi gặp bác sĩ. Sau khi tiến hành xét nghiệm, chẩn đoán chính xác tình trạng thiếu sắt, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp bổ sung thích hợp.
Việc lạm dụng quá mức có thể khiến trẻ rơi vào tình trạng ngộ độc như buồn nôn, nôn ói, tiêu chảy, đau bụng thậm chí nặng hơn bé có thể gặp các vấn đề về tim mạch, thần kinh, huyết áp, xương khớp,…
Nên và không nên khi đang dùng sắt cho trẻ 3 tuổi
- Bé 3 tuổi dùng sắt mẹ nên tăng cường sử dụng vitamin C. Có thể tận dụng thực phẩm hàng ngày hoặc viên uống bổ sung cho bé.
- Bên cạnh đó thời điểm này con sẽ cần hạn chế sử dụng các loại thực phẩm cạnh tranh như trà, cà phê, đồ ăn cay nóng, đồ uống có ga. Đây là thực phẩm có khả năng cạnh tranh và làm giảm hấp thu của sắt.
Bổ sung sắt cho bé 3 tuổi là bước đệm quan trọng để con phát triển khỏe mạnh. Việc sử dụng sai cách có thể tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ gây hại. Vì vậy trước khi áp dụng mẹ hãy tham khảo ý kiến bác sĩ và lựa chọn cho bé cách làm phù hợp nhất mẹ nha.