Nội dung chính

Bệnh Kawasaki ở trẻ em là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Bệnh Kawasaki ở trẻ em là một hội chứng khá hiếm gặp, xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi. Những kiến thức về bệnh lý mơ hồ chính là nguyên nhân khiến ba mẹ vô tình bỏ qua những dấu hiệu ở trẻ. Cùng Fitobimbi tìm hiểu về hội chứng Kawasaki trong bài viết dưới đây nhé!

benh kawasaki o tre

Hội chứng Kawasaki ở trẻ em là gì? Tuổi nào dễ gặp?

Hội chứng Kawasaki là một bệnh lý viêm nhiễm mạch máu ở trẻ. Bệnh khởi phát cấp tính, với những triệu chứng điển hình là sốt, phát ban màu đỏ trên da, viêm mạch máu, môi đỏ, hai mắt đỏ, bong rộp ở tay chân, nổi hạch ở cổ,… Bệnh trải qua 3 giai đoạn, cụ thể như sau:

  • Giai đoạn 1: Trẻ sốt cấp tính, thân thể nổi ban, nổi hạch, phù chi, viêm kết mạc
  • Giai đoạn 2: Kéo dài tới 2 tuần, với biểu hiện tăng tiểu cầu, tăng máu lắng, tróc da, trẻ dần hạ sốt
  • Giai đoạn 3: Đây là giai đoạn hồi phục, các triệu chứng dần biến mất. Sau khi hồi phục, thể trạng trẻ thường bị suy yếu nên cần được bồi dưỡng

hoi chung kawasaki o tre em

Tuổi khởi phát bệnh Kawasaki trung bình là từ 16 tháng – 9 tuổi và tỷ lệ bé trai mắc bệnh nhiều hơn bé gái. Ngoài ra, bệnh cũng chiếm ở thành thị nhiều hơn. Kawasaki có thể xảy ra quanh năm, nhưng thường gặp nhất là vào các tháng 3, 5 và 9. Kawasaki là bệnh dễ bỏ soát chẩn đoán vì triệu chứng rất đa dạng, giống với các bệnh nhiễm trùng khác. Trong khi, bệnh có xu hướng tiến triển nhanh chóng. Vì vậy, nếu phát hiện muộn sẽ gây hậu quả cực kỳ nghiêm trọng cho trẻ.

Nguyên nhân gây bệnh Kawasaki ở trẻ em

Hiện nay, nguyên nhân gây bệnh Kawasaki vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, có một số yếu tố dưới đây có thể góp phần vào sự phát triển căn bệnh này ở trẻ nhỏ, bao gồm:

  • Yếu tố di truyền: Nghiên cứu cho thấy, bệnh Kawasaki có liên quan đến di truyền. Theo đó, trẻ em có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nếu có anh chị em hoặc ba mẹ đã từng mắc bệnh này
  • Hệ miễn dịch: Bệnh Kawasaki ở trẻ được cho là do phản ứng quá mức của hệ miễn dịch, tạo ra một lượng lớn các tế bào và chất gây viêm mạch máu
  • Môi trường: Các yếu tố môi trường bao gồm vi khuẩn, virus hoặc các chất gây viêm khác có thể kích hoạt hệ miễn dịch, gây phản ứng viêm mạch máu

Triệu chứng bệnh Kawasaki ở trẻ em

Triệu chứng của bệnh Kawasaki thường xuất hiện một cách đột ngột và phát triển nhanh chóng trong vòng 1 – 2 tuần. Các triệu chứng bao gồm:

  • Sốt kéo dài trên 5 ngày
  • Phát ban đỏ trên da, thường xuất hiện trên thân và cổ, thậm chí lan rộng đến mặt và các chi
  • Trẻ bị bệnh Kawasaki có thể bị sưng hạch, đặc biệt là ở vùng cổ
  • Da của trẻ có thể bị đỏ hoặc tím tái
  • Môi khô đỏ, nứt, lưỡi đỏ màu dâu tây
  • Niêm mạc miệng và hầu đỏ lan tỏa
  • Trẻ có thể bị viêm mắt, đau mắt hoặc mắt đỏ
  • Biểu hiện ở đầu chi như sưng nề mu bàn tay, chân, đỏ tía gan bàn chân, bàn tay

trieu chung benh kawasaki o tre em

Đặc biệt, nếu trẻ bị tróc da quanh hậu môn kèm sốt thì chắc chắn đến 80% trẻ đã mắc bệnh Kawasaki. Ba mẹ nên đưa trẻ đến ngay bệnh viện khi phát hiện các dấu hiệu của bệnh.

Hình ảnh bệnh Kawasaki ở trẻ em

hinh anh benh kawasaki 1

hinh anh benh kawasaki 2

hinh anh benh kawasaki 3

hinh anh benh kawasaki 4

 

Bệnh Kawasaki gây ra biến chứng gì?

Bệnh Kawasaki có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng nếu như không được can thiệp kịp thời. Các biến chứng của bệnh Kawasaki ở trẻ bao gồm:

  • Viêm mạch máu: Bệnh Kawasaki ở trẻ có thể dẫn đến viêm mạch máu, đặc biệt là các mạch máu nhỏ trong cơ thể. Điều này có thể làm tăng kích thước và bất thường của mạch máu
  • Viêm màng tim: Bệnh Kawasaki gây ra các vấn đề về tim mạch như nhịp tim không đều, suy tim và tăng nguy cơ đau tim
  • Viêm khớp: Một số trẻ bị bệnh Kawasaki có thể phát triển viêm khớp, dẫn đến đau và sưng khớp
  • Viêm màng não: Đây là một biến chứng hiếm gặp của bệnh Kawasaki. Với các triệu chứng như đau đầu, cứng cổ và các vấn đến hệ thần kinh
  • Các vấn đề khác: Bệnh Kawasaki cũng có thể gây ra các vấn đề về mắt, da, hô hấp và tiêu hóa

hinh anh benh kawasaki 1

Do chưa biết nguyên nhân gây bệnh nên hiện chưa có biện pháp phòng ngừa. Do đó, ba mẹ cần trang bị những kiến thức về bệnh lý để chủ động phát hiện và có biện pháp can thiệp kịp thời và hiệu quả.

Điều trị bệnh Kawasaki ở trẻ

Trẻ bị mắc bệnh Kawasaki nên được điều trị tại bệnh viện. Tại đây, bác sĩ sẽ chỉ định cho trẻ sử dụng một số loại thuốc để ngăn ngừa tình trạng tổn thương vành mạch. Bao gồm:

  • Gamma globulin (IVIG) liều cao tiêm vào tĩnh mạch là phương pháp được lựa chọn để điều trị cho trẻ bị bệnh Kawasaki. Cách điều trị này nhằm mục đích thuyên giảm triệu chứng, và quan trọng hơn là có thể ngăn ngừa và giảm tổn thương động mạch vành
  • Aspirin (ASA) liều cao được sử dụng trong giai đoạn cấp tính của bệnh cùng với IVIG cho đến khi giảm sốt

Chú ý:

  • Ngoài các loại thuốc trên, trẻ bị bệnh Kawasaki cùng cần được uống/truyền nước để tránh mất nước
  • Trường hợp trẻ bị cúm hoặc thủy đậu trong thời gian điều trị kawasaki thì cần ngừng uống thuốc aspirin. Bởi thuốc khi tiếp xúc với virus có thể dẫn đến hội chứng Reye. Căn bệnh này hiếm gặp nhưng lại gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến gan, não và máu của trẻ
  • Các hai loại thuốc kể trên đều có thể gây ra tác dụng phụ. Bởi vậy mà ba mẹ nên tuân thủ sự chỉ định nghiêm ngặt từ bác sĩ về liều dùng và thời điểm uống cho bé

Trên đây là một số thông tin liên quan đến bệnh Kawasaki ở trẻ em. Mong rằng những chia sẻ này sẽ giúp ba mẹ chủ động chăm sóc bé tốt hơn.

Chia sẻ bài viết này