Trẻ kén ăn luôn là nỗi lo của các mẹ bỉm. Bởi tình trạng này nếu để kéo dài sẽ tạo bước cản cho sự phát triển. Vậy trẻ kén ăn là gì? Cách khắc phục ra sao?
Trẻ kén ăn là gì?
Kén ăn là tình trạng phổ biến ở trẻ. Có đến 50% số trẻ trong khoảng từ 2-6 tuổi gặp tình trạng này. Vậy kén ăn là gì? Theo các chuyên gia, kén ăn là thuật ngữ dùng để chỉ trẻ không chịu ăn đủ số lượng thức ăn, dẫn đến bữa ăn kéo dài trên 30 phút.
Kén ăn bản thân không phải bệnh lý mà là biểu hiện của nhiều nguyên nhân. Việc để kén ăn kéo dài sẽ khiến các bé không đủ dinh dưỡng và gây nguy hiểm đến sự phát triển. Hậu quả lớn hơn được các nghiên cứu ghi nhận là trẻ kén ăn sẽ có triệu chứng lo lắng, trầm cảm cao hơn 2 lần do với những trẻ ăn uống bình thường. Vì vậy nếu mỗi bữa ăn là một “cuộc chiến” mẹ hãy thử trao đổi với các bác sĩ nhi khoa. Bởi bé của bạn sẽ cần sự tư vấn đặc biệt.
Dấu hiệu kén ăn là gì?
Để biết trẻ có kén ăn hay không mẹ hãy dựa vào dấu hiệu dưới đây.
- Từ chối món ăn con thích: Nếu có một ngày con bỗng “giận dữ” và từ chối món ăn yêu thích trước đây thì rất có thể bé đang bị kén
- Chỉ ăn một món: Nếu bé chỉ ăn một món trong suốt cả ngày thì đây gọi là hình thức kén ăn “food jag”
- Không thử món mới: Trẻ kén ăn còn lười “trải nghiệm” nhất là với những món mới
- Lộn xộn trong bữa ăn: Biểu hiện khóc lóc, ném đồ hoặc lật bàn cũng cho thấy bé đang kén ăn
- Hiếm khi ăn hết khẩu phần: Một đứa trẻ kén ăn sẽ thường xuyên bỏ dở thức ăn trong bát vì vậy mẹ hãy chú ý đến đặc tính này
- Ăn chậm: Trẻ kén ăn thường ăn rất chậm, bữa ăn có thể kéo dài cả tiếng và mẹ luôn phải chờ đợi rất lâu
Nguyên nhân kén ăn là gì?
Trẻ kén ăn có thể do nhiều nguyên nhân. Một trong số đó là:
- Bệnh lý: Nếu bị mắc bệnh về đường tiêu hóa trẻ sẽ mất nhiều khoáng chất. Từ đó dẫn đến biếng ăn. Không chỉ thế việc dùng kháng sinh trị bệnh cũng sẽ khiến bé mệt mỏi và chán ăn hơn
- Chế độ ăn không cân đối: Khẩu phần ăn nhiều đạm và ít chất xơ sẽ khiến cho hệ tiêu hóa quá tải. Còn nếu thực đơn nghèo nàn trẻ sẽ thiếu hụt vitamin và khoáng chất. Từ đó ăn uống không ngon
- Thói quen mải chơi: Nhiều gia đình Việt hay có thói quen “dụ” trẻ bằng cách ăn dong hoặc xem tivi, điện thoại. Điều này đã khiến bé ăn thụ động và không cảm nhận được vị thức ăn. Lâu ngày gây mất vị giác và kén ăn hơn
- Trẻ không được đói: Sợ con bị đói là tâm lý của nhiều mẹ bỉm. Tuy nhiên mẹ không biết rằng, nếu lượng thức ăn vượt quá nhu cầu dinh dưỡng sẽ khiến cho hệ tiêu hóa của bé quá tải. Con luôn có cảm giác no và không thèm ăn món mới
- Món ăn không hợp vị: 2 tuổi trẻ đã có “gu” ăn uống rất riêng. Vì vậy nếu mẹ chế biến không ngon, trình bày không đẹp trẻ sẽ lười ăn
Kén ăn kéo dài gây nguy hiểm không?
Rất nhiều mẹ bỉm cho rằng kén ăn là chuyện thường ngày của trẻ và không gây nguy hiểm gì. Tuy nhiên nếu để kén ăn kéo dài bé vẫn có thể gặp vấn đề sau:
Rối loạn tăng trưởng do thiếu dinh dưỡng
Trẻ kén ăn hoặc chỉ ăn một món sẽ khiến cơ thể không đủ dinh dưỡng và gây tác hại vô cùng. Theo các chuyên gia, nếu để cơ thể thiếu hụt vitamin A trẻ sẽ có thể bị mù. Nếu thiếu vitamin B1, trẻ sẽ tê phù còn nếu thiếu sắt con sẽ thiếu máu, thiếu canxi gây còi xương,…
Trí não kém
Dinh dưỡng là một trong những yếu tố có tính quyết định trí não của bé. Vì vậy khi con lười ăn, não bộ sẽ thiếu các chất như Omega 3, DHA, sắt,… Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng trẻ biếng ăn thua hẳn về mặt trí não so với các bé được ăn đầy đủ.
Đề kháng giảm
9/10 bà mẹ than phiền rằng sức đề kháng của bé sẽ bị suy giảm khi thiếu dinh dưỡng. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn, virus tấn công gây bệnh về đường tiêu hóa. Vô tình tạo nên vòng tròn luẩn quẩn khiến các phụ huynh đau đầu: Trẻ kén ăn- suy dinh dưỡng- bệnh- biếng ăn.
Chỉ số cảm xúc ảnh hưởng
Ở trẻ kén ăn chỉ số EQ thường thấp. Con thiếu hòa đồng và kém thích nghi với sự thay đổi của môi trường sống. Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trẻ kén ăn, ăn ít thường có xu hướng thụ động, khép minh, thiếu bạn bè. Nếu để lâu dài có thể dẫn đến tự kỷ, học kém.
Giải pháp cải thiện tình trạng kén ăn là gì?
Có đến 50% trẻ trong độ tuổi mẫu giáo sẽ bị kén ăn. Vì vậy để bé có thể phát triển khỏe mạnh mẹ hãy bỏ túi những tuyệt chiêu sau.
1. Sáng tạo với công thức mới
Một số trẻ sẽ trì hoãn bữa ăn bởi vì kết cấu và sự xuất hiện món ăn chưa hợp. Đó là lý do vì sao mẹ phải t sáng tạo ra công thức mới. Hãy thử thêm vài lá rau vào món sinh tố để giới thiệu rau. Hoặc cắt cà rốt, hành tây để thêm vào nước sốt mì, bánh mì, pizza.
Mặt khác để cho thực phẩm trông ngon miệng hơn mẹ hãy học cách trình bày bắt mắt. Hãy thử sử dụng máy cắt để biến trái cây thành hình ngộ nghĩnh.
2. Cho bé tham gia nấu ăn
Để con xem hoặc tham gia quá trình chế biến có thể mang lại hiệu quả diệu kỳ. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trẻ nhỏ khi được tham gia nấu nướng sẽ có khả năng tiêu thụ thực phẩm tốt hơn rất nhiều so với các bé không làm. Do đó mẹ hãy để bé nhặt rau, lau bàn hoặc dọn đồ ăn,… Hãy để con thấy mình thật hữu ích trong bữa cơm này.
3. Kiên nhẫn với bé
Với trẻ kén ăn kiên nhẫn chính là chìa khóa để con có thể tăng lượng thực phẩm. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc ép trẻ nhỏ tiêu thụ thực phẩm có thể tăng sự kén ăn. Do đó khi bé không chịu tiếp nhận thức ăn mẹ hãy tạo một khoảng trống để con thấy đói. Điều này sẽ giúp vị giác của bé được kích thích hơn.
4. Tạo không khí vui vẻ cho bữa ăn
Không khí vui vẻ chính khóa để bé ăn ngon. Vì vậy mẹ hãy cố gắng tạo dựng bữa ăn vui vẻ, không có áp lực. Ngoài ra chuyên gia khuyến cáo với trẻ kén ăn mẹ hãy để con thoải mái khám phá thực phẩm bằng cách chạm, nếm. Hoạt động này có thể mất nhiều thời gian nhưng sẽ khiến con thoải mái và ăn ngon miệng.
5. Liên tục cho bé tiếp xúc với thực phẩm mới
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ cần tiếp xúc tới 15 lần mới có thể quen với thực phẩm mới. Đó là lý do vì sao cha mẹ không nên gây nhiều áp lực ngay cả khi bé đã từ chối ăn.
Liên tục cho bé thử đồ ăn mới bằng cách cho một lượng nhỏ, kết hợp cùng với phần ăn chúng thích. Hoặc có thể thêm vị cho món ăn mới nhưng không ép buộc hoặc quá đè nặng việc bé ăn hết.
6. Đừng cố gắng thử thực phẩm bé không thích
Nếu trẻ không chịu ăn đậu mẹ đừng cố gắng ép buộc. Nguyên tắc lúc này là nên loại bỏ chúng ra bữa ăn của con. Giờ ăn không NÊN biến thành cuộc chiến. Nếu mẹ cố chấp ép buộc sẽ chỉ khiến bé thấy khó chịu và không hợp tác lần sau. Mặt khác việc sử dụng một thực phẩm nhiều lần trong ngày, sẽ khiến trẻ thấy món này không có gì đặc biệt.
7. Hãy để trẻ có cơ hội đói
Rõ ràng nếu không đói bụng trẻ sẽ không thể tiếp nhận món ăn một cách ngon lành. Vì vậy hãy chắc chắn rằng bé của bạn đang đói . Lúc này việc tiếp nhận món ăn sẽ trở nên dễ dàng. Mẹ có thể thoải mái giới thiệu món ăn, chắc chắn bé sẽ ăn uống vui vẻ và cảm thấy ngon.
Kén ăn là gì cách khắc phục ra sao bài viết trên đây đã giải thích rõ. Hy vọng với kiến thức này mẹ bỉm có thể bỏ túi và áp dụng hiệu quả.