Nội dung chính

Các mốc phát triển chiều cao của trẻ ba mẹ cần biết

Sự tăng trưởng chiều cao của bé kéo dài từ khi con còn đang là bào thai đến tuổi dậy thì. Theo đó, nếu ba mẹ biết chăm sóc bé vào các mốc phát triển chiều cao của trẻ thì sẽ mang đến cho con cơ hội sở hữu chiều cao tối ưu. Cùng khám phá các giai đoạn phát triển chiều cao của trẻ trong bài viết dưới đây nhé!

Các mốc phát triển chiều cao của trẻ

Các mốc phát triển chiều cao của trẻ

Có 4 cột mốc chính phát triển chiều cao ở trẻ. Trong đó, giai đoạn 1000 ngày đầu (quyết định 60% chiều cao khi trưởng thành) và giai đoạn tuổi dậy thì (có thể tăng từ 8 – 12cm/năm) là 2 giai đoạn vàng trong quá trình phát triển chiều cao ở trẻ.

Dưới đây là những thông tin khoa học về các mốc phát triển chiều cao của trẻ:

Giai đoạn 1000 ngày đầu

1000 ngày đầu đời được tính từ khi thai nghén cho đến khi trẻ đạt 2 tuổi. Đây là giai đoạn “vàng” trong quá trình tăng trưởng của trẻ, bao gồm cả phát triển chiều cao. Theo đó, trẻ có thể tăng từ 50 – 100% so với lúc mới sinh. Sau đó, tốc độ tăng chiều cao sẽ giảm dần và đạt đỉnh vào độ tuổi thanh thiếu niên.

Giai đoạn bào thai

Từ tháng thứ 4 của thai kỳ, em bé đã hình thành hệ thống xương một cách nhanh chóng. Do đó, thời điểm này trẻ cần được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, nhất là canxi để xương phát triển, tạo tiền để cho sự tăng trưởng chiều cao của trẻ sau này.

Mẹ bầu nếu có chế độ ăn uống cân bằng, tinh thần thoải mái, nghỉ ngơi hợp lý, cân nặng tăng 10 – 12kg theo khuyến cáo, em bé sinh ra có thể đạt mức chiều cao chuẩn, trên 50cm.

giai doan bao thai cua tre

Giai đoạn 0 – 2 tuổi

Đây là một trong các cột mốc phát triển chiều cao của trẻ có tốc độ nhanh nhất so với các giai đoạn khác. Lúc này, cân nặng của trẻ có thể tăng gấp đôi trong vòng 4 – 5 tháng và tăng gấp 3 lần vào cuối năm thứ nhất. Từ 12 – 24 tháng tuổi, trẻ bắt đầu chuyển sang chế độ ăn dặm. Đây cũng là giai đoạn trẻ có nguy cơ suy dinh dưỡng cao nhất. Điều này ảnh hưởng lớn tới sự phát triển về chiều cao và trí tuệ ở trẻ. Tuy nhiên, nếu được nuôi dưỡng tốt, trẻ sẽ tăng thêm 25cm trong 1 năm đầu và 10cm trong năm tiếp theo.

Giai đoạn 3 – 13 tuổi

Sau 2 tuổi, tốc độ tăng trưởng chiều cao của bé sẽ giảm nhưng tăng ổn định nhất. Trung bình, trẻ tăng 5 – 8cm trong 1 năm. Bên cạnh đó, mật độ xương cũng tăng lên khoảng 1% mỗi năm.

Việc thiết lập một chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt tạo tiền đề cho sự phát triển trong giai đoạn dậy thì sau đó của con.

giai doan 3 den 13 tuoi

Giai đoạn dậy thì

Giai đoạn dậy thì bắt đầu từ 11 – 18 tuổi ở bé nam và 10 – 16 tuổi ở bé nữ. Sự phát triển chiều cao ở bé trai và bé gái có sự khác nhau ở thời kỳ này. Cụ thể, bé trai phát triển chiều cao tốt nhất ở giai đoạn 12 – 18 tuổi và đối với nữ là 10 – 16 tuổi. Đây được xem là một trong các mốc phát triển chiều cao của trẻ cuối cùng. Nếu được chăm sóc tốt, trẻ có thể tăng 8 – 12cm/năm cho đến năm 20 tuổi. Tuy nhiên, điều này còn phù thuộc vào chế độ luyện tập và dinh dưỡng khác nhau của từng trẻ.

Giai đoạn sau dậy thì

Sau dậy thì, chiều cao trẻ vẫn tăng nhưng không đáng kể. Chiều cao của trẻ lúc 10 tuổi sẽ quyết định 80% chiều cao khi trưởng thành. Do đó, ba mẹ nên chú trọng khẩu phần ăn của trẻ trong giai đoạn dậy thì để tạo đà tốt cho trẻ phát triển tối ưu nhất.

Sai lầm khiến con bỏ lỡ giai đoạn “vàng” phát triển chiều cao

Mong con cao lớn, khỏe mạnh là nguyện vọng của các bậc cha mẹ. Thế nhưng có nhiều yếu tố có thể cản trở sự phát triển chiều cao của trẻ. Trong đó có những sai lầm xuất phát từ chính ba mẹ.

Bỏ lỡ giai đoạn “vàng” phát triển chiều cao

Như ở trên đã đề cập, có 3 giai đoạn vàng để phát triển chiều cao vượt trội. Nếu trẻ nhận được sự chăm sóc tốt vào thời điểm này, chiều cao của trẻ có thể phát triển tối đa. Thế nhưng, nhiều ba mẹ thường bỏ lỡ các giai đoạn này.

Thời gian ăn dặm quá sớm

Một số gia đình cho trẻ ăn dặm từ khi mới chỉ 2 – 3 tháng tuổi, trong khi khuyến nghị là từ 6 tháng tuổi. Trường hợp đặc biệt trẻ không dung nạp sữa tốt và bị suy dinh dưỡng có thể ăn dặm sớm, nhưng cũng phải tròn 4 tháng tuổi. Nếu ăn dặm trước độ tuổi này thì trẻ không đủ men tiêu hóa có thể dẫn đến rối loạn và suy dinh dưỡng nặng.

Thời gian ăn dặm quá muộn

Ngược lại có gia đình lại cho bé ăn dặm quá muộn chỉ vì con chỉ bú mẹ và lười ăn bột. Hậu quả là bé gặp phải tình trạng thiếu năng lượng và vi chất cần cho sự phát triển bình thường.

Thời gian ăn dặm quá muộn

Nấu ăn sai cách

Nhiều mẹ khi cho bé ăn dặm chỉ sử dụng nước hầm xương và bột, không thêm thịt, tôm, cá,… Tuy nhiên, nước hầm xương không chứa đủ hàm lượng canxi và đạm cho trẻ như các mẹ đã lầm tưởng. Bên cạnh đó, nhiều mẹ cũng không cho con ăn hải sản vì sợ trẻ tiêu chảy. Điều này khiến chế độ ăn của trẻ thiếu hụt nguồn cung cấp canxi và các yếu tố vi lượng cần cho sự phát triển chiều cao. Một lỗi sai khác khi cho trẻ ăn dặm là không cho hoặc cho quá ít dầu mỡ vào cháo, bột của bé gây thiếu năng lượng khẩu phần cho trẻ. Theo khuyến nghị, mỗi bữa ăn cần cung cấp cho trẻ từ 2.5 – 5ml dầu mỡ. Thiếu chất béo, cơ thể sẽ không hấp thu được vitamin A và D.

Giữ con quá kỹ

Lúc bé bế ẵm trẻ quá nhiều, khi lớn thì cho trẻ sử dụng các thiết bị điện tử nhiều khiến trẻ không có lối sống năng động, không thúc đẩy quá trình trao đổi chất, giúp cơ thể phát triển.

Bổ sung quá nhiều canxi

Nhiều phụ huynh cho rằng, trẻ được cung cấp càng nhiều canxi thì càng cao lớn. Tuy nhiên, canxi chỉ là một trong nhiều dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Nếu chỉ bổ sung canxi mà thiếu đi kẽm, sắt, vitamin D,… thì cơ thể sẽ không thể hấp thụ canxi tốt.

Lưu ý khi bé trong giai đoạn “vàng” phát triển chiều cao

Bổ sung dinh dưỡng hợp lý

Ngay từ giai đoạn mang thai, mẹ nên bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để trẻ có thể phát triển một cách tốt nhất. Bên cạnh đó, mẹ cần chú ý giữ gìn sức khỏe, nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh căng thẳng, lo âu để đảm bảo có nguồn sữa chất lượng cho bé.

Đối với các bé tuổi dậy thì, ba mẹ cần chú trọng bổ sung cho bé những thực phẩm giúp hỗ trợ tăng chiều cao sau:

  • Sữa: Sữa là nguồn cung cấp canxi quan trọng giúp phát triển xương và tăng chiều cao cho trẻ
  • Các loại hạt: Hạt giống như hạt chia, bí ngô, hạt óc chó,… chứa nhiều chất dinh dưỡng (magie, canxi, protein, các axit amin) giúp tăng cường sức khỏe xương và phát triển chiều cao
  • Rau xanh: Việc bổ sung rau xanh vào chế độ ăn uống hàng ngày của trẻ là rất quan trọng để giúp phát triển chiều cao tốt nhất. Các loại rau xanh như rau bina, rau cải xanh, cải bó xôi,… chứa nhiều canxi, vitamin K và các chất chống oxy hóa góp phần hỗ trợ quá trình tăng chiều cao ở trẻ. Ngoài ra, rau xanh cũng là nguồn cung cấp vitamin A, vitamin C tối ưu, giúp tăng cường hệ miễn dịch và ngăn ngừa bệnh tật
  • Các loại thịt: Thịt là nguồn cung cấp protein và sắt quan trọng cho sự phát triển của trẻ. Trong đó, protein là thành phần chính của cơ bắp, xương và mô tế bào, đóng vai trò trong quá trình phát triển cơ thể và tăng chiều cao. Đặc biệt là trong việc tạo ra hồng cầu, chất oxy hóa và hỗ trợ tăng trưởng. Các loại thịt mà mẹ có thể bổ sung vào thực đơn của bé như thịt bò, thịt gà, thịt heo, thịt cá,…
  • Trứng: Trứng cung cấp protein, các axit amin giúp phát triển cơ bắp và tăng chiều cao. Do đó, việc bổ sung trứng vào chế độ ăn hàng ngày của trẻ, nhất là trong các mốc phát triển chiều cao của trẻ rất được khuyến khích
  • Các loại hải sản: Không ba mẹ nào có thể phủ nhận đây là thực phẩm vàng để tăng cường chiều cao cho bé hiệu quả. Hải sản cung cấp lượng canxi dồi dào cho trẻ ở mọi lứa tuổi. Các mẹ có thể lựa chọn các loại hải sản khác nhau như hàu, ốc, tôm, cua,… giúp bữa ăn của bé đa dạng mà vẫn đầy đủ chất dinh dưỡng

bo sung dinh duong hop ly cho tre

Khuyến khích bé tập luyện

Để trẻ phát triển chiều cao một cách tối ưu, ba mẹ nên giúp bé lựa chọn môn thể thao phù hợp. Chẳng hạn như bơi lội, cầu lông, bóng chuyền, nhảy dây, đạp xe,… Lưu ý, ba mẹ nên lựa chọn theo sở thích và khả năng của bé để con yêu có những giờ phút hoạt động vui vẻ và thoải mái.

Nhắc nhở trẻ ngủ đúng giờ, đủ giấc

Khoảng thời gian ngủ chính là lúc hormone tăng trưởng hoạt động mạnh nhất. Do đó, một chế độ sinh hoạt hợp lý, ngủ đúng giờ, đủ giấc là rất quan trọng với sự phát triển về cân nặng và chiều cao của trẻ. Ba mẹ nên nhắc bé yêu ngủ sớm, tốt nhất là trước 22h để bảo có sức khỏe tốt cũng như kích thích sản xuất hormone tăng trưởng.

Mặc dù không phải là yếu tố quyết định đến chiều cao của trẻ. Tuy nhiên, môi trường sống vẫn có ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao, thể chất và sức khỏe của bé, Ba mẹ nên tạo cho bé một môi trường sống thoải mái, sạch sẽ, hạn chế sự ô nhiễm, tiếng ồn,…

Nhắc nhở trẻ ngủ đúng giờ, đủ giấc

Đời sống tinh thần

Tác hại của stress đối với trẻ đã được các nhà nghiên cứu ở Thụy Điển đưa ra là có ảnh hưởng xấu tới hệ miễn dịch và lưu thông máu ở trẻ. Từ đó gây rối loạn hormone tuyến giáp và làm giảm sự phát triển chiều cao của trẻ.

Trên đây là các mốc phát triển chiều cao của trẻ và những lời khuyên giúp trẻ tăng trưởng chiều cao tối ưu. Mong rằng những chia sẻ này sẽ giúp ích cho ba mẹ trong hành trình chăm sóc bé yêu.

Chia sẻ bài viết này