Nội dung chính

Cách chữa lẹo mắt ở trẻ em nhanh chóng, hiệu quả

Mặc dù không gây nguy hiểm, nhưng lẹo mắt có thể làm bé cảm thấy khó chịu. Với những trường hợp nặng, nếu không được điều trị kijpt hời có thể dẫn đến nhiễm trùng mắt vô cùng nguy hiểm.

Mách mẹ cách chữa lẹo mắt ở trẻ em nhanh chóng, hiệu quả
Mách mẹ cách chữa lẹo mắt ở trẻ em nhanh chóng, hiệu quả

Lẹo mắt ở trẻ là như thế nào?

Lẹo mắt là tình trạng nhiễm trùng mắt gây bởi vi khuẩn, chẳng hạn như Staphylococcus aureusinfect. Chúng làm tổ tại tuyến dầu ở chân lông mi khiến nó bị đỏ, sưng, đau hay phồng.

Khi quan sát kỹ, mẹ sẽ thấy vị trí sưng có rỉ dịch màu trắng hay vàng và mí mắt trông có vẻ dày lên. Sau 3 – 4 ngày phát bệnh, nốt lẹo sẽ bị vỡ và để lại nốt nhỏ. Lẹo mắt thường tái đi tái lại nhiều lần và có thể lây lan từ mắt trái sang mắt phải và ngược lại. Trường hợp nặng, lẹo mắt có thể gây sưng to mí mắt và ứ phù màng tiếp hợp. Mặc dù không gây nguy hiểm cho sức khỏe, nhưng lẹo mắt lại khiến bé rất khó chịu, ảnh hưởng đến tầm nhìn. Để biết cách chữa lẹo mắt ở trẻ em, hãy tham khảo phần tiếp theo của bài viết nhé!

Nhận biết lẹo mắt ở trẻ em

Lẹo mắt ở trẻ thường gặp ở 2 dạng phổ biến là:

  • Lẹo bên ngoài: chân mí mắt xuất hiện một nốt đỏ, có kích thước nhỏ giống hạt đậu
  • Lẹo bên trong: xuất hiện nốt lẹo trong mí mắt có màu đỏ, một số khác còn có mủ trắng
Dấu hiệu lẹo mắt ở trẻ
Dấu hiệu lẹo mắt ở trẻ

Khi trẻ bị lẹo mắt, cha mẹ có thể nhận biết dễ dàng thông qua các triệu chứng điển hình như sau:

  • Trẻ có cảm giác ngứa, khó chịu, đau rát và có hành động dịu quanh mí mắt liên tục
  • Xuất hiện nốt màu đỏ quanh mí mắt, chứa mủ chảy nước trắng hoặc vàng
  • Nốt lẹo có xu hướng sưng và tỏ hơn so với ban đầu

Cách chữa lẹo mắt ở trẻ em

Phần lớn các trường hợp lẹo mắt ở trẻ, nốt mụn sẽ tự vỡ và dần lành lại mà không cần can thiệp. Thông thường, trẻ bị lẹo mắt sẽ khỏi sau 1 tuần tính từ thời điểm bệnh khởi phát. Tuy nhiên, nếu muốn rút ngắn thời gian hồi phục, mẹ có thể tham khảo một số cách chữa lẹo mắt cho bé dưới đây:

  • Chườm ấm: Dùng khăn hoặc miếng gạc sạch thấm nước ấm rồi đặt lên vùng mắt của bé. Con có thể kháng cự bằng cách khóc lóc, quay qua quay lại. Nếu nhận thấy việc làm này khiến con không thoải mái, mẹ có thể tranh thủ chườm khi con đang ngủ hoặc đánh lạc hướng bằng cách cho bé nghe nhạc, kể chuyện. Mẹ hãy cố giữ cố định khoảng 10 – 15 phút, thực hiện 3 – 4 lần mỗi ngày. Hơi ấm từ khăn sẽ giúp mủ chín và chảy mủ nhanh hơn
  • Vệ sinh mắt bằng nước muối sinh lý: Dung dịch này có tác dụng làm sạch, loại bỏ vi khuẩn tích tụ tại mí mắt. Đồng thời ngăn ngừa tái phát và lây nhiễm. Mẹ dùng miếng bông gòn sạch, thấm nước muối sinh lý, sau đó lau nhẹ nhàng lên phần mắt của bé. Khi thực hiện, bé nên nhắm mắt để tránh nước muối dính vào mắt gây sót
  • Sử dụng thuốc: Để ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng thứ phát xảy ra, mẹ có thể cho bé sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Một số loại thuốc có thể được dùng là thuốc nhỏ mắt sát khuẩn, thuốc mỡ kháng sinh,…
  • Không nặn, bóp mụn: Hành động này không giúp tình trạng lẹo mắt nhanh khỏi mà còn khiến bé cảm thấy đau đớn, thậm chí gây viêm nhiễm, ảnh hưởng tới thị lực của trẻ
  • Trẻ bị lẹo mắt nên ăn gì, kiêng gì: Bố mẹ nên bổ sung cho bé các thực phẩm phù hợp để tình trạng lẹo mắt nhanh hồi phục. Trẻ nên ăn nhiều các thực phẩm giàu vitamin A, E, C như rau ngót, cà rốt, cải bó xôi, dâu tây, bưởi, cam, quýt, bơ, đu đủ,… Đồng thời hạn chế ăn các món cay nóng, nước ngọt có gas, thực phẩm chế biến sẵn, đồ đóng hộp,…
Chăm sóc trẻ bị lẹo mắt
Chăm sóc trẻ bị lẹo mắt

Khi nào cần đưa trẻ đến bệnh viện?

Dưới đây là những trường hợp lẹo mắt ở trẻ cần sự chăm sóc của bác sĩ:

  • Trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi
  • Trẻ bị sưng và đỏ toàn một mí mắt hoặc một phần mí mắt. Đây là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ chuyển sang bệnh viêm mô tế bào quanh hốc mắt
  • Nốt lẹo mắt không mưng mủ sau 1 tuần chườm nóng, thậm chí xuất hiện thêm nhiều hơn một mụn hoặc sau khi mụn mủ mới vừa khỏi

Trẻ bị lẹo mắt sẽ được bác sĩ sẽ kê đơn thuốc bôi. Một số khác được dùng kháng sinh. Những trẻ bị nhiễm trùng nặng sẽ được tiểu phẫu để lấy hết mủ ra.

Cách ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm lẹo mắt

Ngoài việc quan tâm cách chữa lẹo mắt ở trẻ em, mẹ nên tìm hiểu cách ngăn ngừa lây nhiễm để không bị tái phát nhiều lần.

  • Không dùng chung khăn lau mắt cho bé khi chỉ bị lẹo một bên. Điều này giúp ngăn ngừa vi khuẩn lây nhiễm từ mắt này qua mắt kia. Thậm chí vi khuẩn gây lẹo mắt cũng có thể lây sang người khác, nếu sử dụng chung khăn mặt, khăn tắm
  • Trẻ nhỏ có thói quen dụi mắt. Trong khi đó, tay là phần tiếp xúc với vi khuẩn nhiều nhất. Vì vậy, để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm, mẹ nên cho bé rửa tay bằng xà phòng sau mỗi khi đi ra ngoài về hay sau mỗi lần đi vệ sinh
  • Khi bé bị lẹo mắt, mẹ không cần cách ly trẻ với bạn bè. Tuy nhiên, cần vệ sinh mắt bằng nước muối sinh lý trước khi đi học và sau khi về nhà. Khi ở trên trường, lớp, mẹ có thể nhờ cô giáo giúp bé vệ sinh mắt và nhắc cô cách ly đồ dùng cá nhân của bé để tránh lây lan sang các bạn
Ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm lẹo mắt
Ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm lẹo mắt

Hướng dẫn phòng ngừa lẹo mắt cho bé

Lẹo mắt chủ yếu xảy ra do vi khuẩn. Bởi vậy, để phòng ngừa bệnh này, bố mẹ cần thực hiện những biện pháp chăm sóc trẻ đơn giản như sau:

  • Không dùng chung khăn mặt của trẻ với người khác, nhất là khăn mặt ở trường lớp
  • Rửa mắt cho bé thường xuyên, nhất là khi ra ngoài về
  • Rèn cho bé thói quen rửa tay thường xuyên trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh hoặc hoạt động bên ngoài
  • Nhắc bé không nên dụi mắt, gây tổn thương mắt và lây lan vi khuẩn

Trên đây là một số cách chữa lẹo mắt ở trẻ em. Hy vọng với chia sẻ này, mẹ sẽ trang bị cho mình kiến thức hữu ích để chăm sóc mắt an toàn cho con. Thường xuyên theo dõi Fitobimbi để cập nhật nhiều thông tin sức khỏe hữu ích nhé!

Chia sẻ bài viết này