Nội dung chính

Gợi ý 8 cách trị nhiệt miệng cho bé tại nhà

Nhiều mẹ không khỏi lo lắng khi thấy con khó chịu, quấy khóc do những vết loét nhiệt miệng gây ra. Nhưng đừng quá lo lắng mẹ ơi! Bài viết dưới đây Fitobimbi sẽ gợi ý cho các mẹ một số cách trị nhiệt miệng cho bé đơn giản và hiệu quả để chấm dứt sự phiền toái này. Cùng theo dõi nhé!

cách trị nhiệt miệng cho bé tại nhà

Tìm hiểu về bệnh nhiệt miệng ở trẻ

Khái niệm

Nhiệt miệng có tên khoa học là aphthous ulcer, đây là tình trạng niêm mạc miệng mất đi lớp màng nhầy bao phủ gây ra những vết loét bên trong khoang miệng. Quan sát, mẹ sẽ thấy nhiệt miệng như những đốm trắng nhỏ, hơi nổi lên trong niêm mạc miệng. Tuy nhiên, sau đó, vết loét có thể lan rộng, kích thước từ 1 – 2mm, thường tập trung ở vùng trong má, lợi hoặc lưỡi.

Trẻ bị nhiệt miệng thường cảm thấy đau khi nuốt thức ăn, uống nước, thậm chí nuốt nước bọt cũng bị đau. Thông thường, các vết loét do nhiệt miệng sẽ khỏi sau 7 – 10 ngày. Tuy nhiên, nếu trẻ bị nhiệt miệng kéo dài trên 2 tuần, ba mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ.

Tìm hiểu về bệnh nhiệt miệng ở trẻ

Nguyên nhân

Trẻ bị nhiệt miệng có thể do các nguyên nhân sau:

  • Trẻ nhiệt miệng do thói quen đồ ăn cay nóng, chiên rán,… làm lượng hỏa dư tăng miệng, khiến bé bị nóng dẫn đến nhiệt miệng.
  • Niêm mạc của trẻ bị rách do vật cứng hoặc nhọn đâm vào
  • Trẻ ăn uống thiếu chất (đặc biệt là thiếu sắt và vitamin B12), mắc bệnh tật hoặc bị căng thẳng làm suy giảm hệ miễn dịch. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi để virus, vi khuẩn xâm nhập gây loét miệng
  • Trẻ mắc bệnh về răng nướu như viêm chân răng, sâu răng, viêm tủy, chóp răng,… đều có thể dẫn đến nhiệt miệng
  • Trẻ bị nấm, vi khuẩn tấn công làm mất cân bằng hoạt động sinh học trong cơ thể, dẫn đến nhiệt miệng
  • Chức năng gan của trẻ suy giảm, khiến khả năng lọc thải độc tố bị hạn chế, làm chúng tích tụ ở niêm mạc, dẫn đến nhiệt miệng

Triệu chứng

Các biểu hiện nhiệt miệng ở trẻ mà mẹ cần chú ý là:

  • Trong niêm mạc miệng của trẻ xuất hiện những nốt màu trắng xám hoặc vàng có hình bầu dục hoặc hình tròn. Các nốt này sau đó sẽ vỡ gây vết loét nông và xung quanh có viền đỏ
  • Đầu lưỡi bé xuất hiện những mụn nhỏ, vết lở loét
  • Chảy máu nướu và sưng nướu răng
  • Bé chảy nhiều nước dãi
  • Bé có thể bị sốt hoặc nổi hạch ở cổ
  • Bé không chịu ăn, người uể oải, thiếu năng lượng

trieu chung tre bi nhiet mieng

Cách trị nhiệt miệng cho bé

Nhiệt miệng không nghiêm trọng, nhưng lại gây ra rất nhiều phiền toái cho bé. Để giảm thiểu tối đa mức độ nghiêm trọng và giúp bé dễ chịu hơn, ba mẹ có thể áp dụng một số cách sau:

Vệ sinh răng miệng

Với các bé chưa thể tự vệ sinh răng miệng, mẹ nên làm sạch khoang miệng cho bé bằng dụng cụ rơ lưỡi chuyên dụng. Thực hiện 2 – 3 lần/ngày với nước muối sinh lý. Với trẻ lớn, phụ huynh nên hướng dẫn bé cách chải răng đúng cách và duy trì thói quen này 2 lần/ngày. Đồng thời súc miệng với nước ấm hoặc nước muối pha loãng 4 lần/ngày. Bằng cách này, có thể sát khuẩn và làm sạch vết loét, giúp tổn thương niêm mạc nhanh chóng phục hồi.

Vệ sinh răng miệng

Uống nhiều nước

Cơ thể thiếu nước, môi và miệng sẽ khô, khiến tình trạng nhiệt miệng thêm nghiêm trọng. Do đó, với trẻ dưới 1 tuổi, mẹ nên tăng cường cữ bú. Còn với trẻ trên 1 tuổi thì khuyến khích cho bé uống nhiều nước.

Dùng mật ong

Mật ong được biết đến với khả năng kháng viêm, diệt khuẩn rất tốt. Do đó, khi trẻ bị nhiệt miệng, ba mẹ có thể bôi mật ong vào chỗ bị nhiệt miệng. Nên bỗi từ 1 – 2 lần/ngày vào vết loét để nhanh khỏi. Lưu ý, cách trị nhiệt miệng ở trẻ này chỉ áp dụng cho nhóm trẻ trẻ 1 tuổi nhé!

Dùng mật ong

Súc miệng với nước củ cải

Củ cải vừa có tính thanh nhiệt, vừa chứa hàm lượng vitamin A và C cao. Vì vậy, sử dụng củ cải có thể làm giảm triệu chứng, đồng thời tăng đề kháng, giúp bé mau khỏi bệnh. Với cách trị nhiệt miệng cho bé bằng củ cải, mẹ có thể pha loãng nước củ cải để bé súc miệng nếu bé không uống được nước củ cải.

Uống nước ép cà chua

Tương tự như vậy, cà chua cũng là loại quả có tác dụng giải nhiệt, cung cấp nhiều vitamin làm tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch của trẻ. Theo đó, khi trẻ bị nhiệt miệng, mẹ có thể ép cà chua lấy nước rồi cho bé uống. Bé nên uống 1 – 2 ngày/lần, liên tục trong 3 – 4 ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.

Uống nước ép cà chua

Bổ sung thực phẩm giàu vitamin C

Ăn hoặc uống các loại trái cây giàu hàm lượng vitamin C như quýt, cam, chanh, bưởi mỗi ngày là cách chữa nhiệt miệng cho trẻ nhanh và hiệu quả nhất. Vì lúc này, cơ thể trẻ đang thiếu hụt vitamin và khoáng chất trầm trọng làm hệ miễn dịch suy yếu.

Uống nước sắn dây

Từ lâu, bột sắn dây được biết đến là thức uống giải nhiệt vào mùa hè rất tốt bởi tính mát, thanh nhiệt. Vì vậy, khi trẻ bị nhiệt miệng, mẹ có thể pha bột sắn dây với nước cho bé uống từ 1 – 2 ly/ngày. Nước sắn dây sẽ giúp làm dịu vết loét, giảm đau và thúc đẩy quá trình làm lành niêm mạc nhanh chóng.

Thuốc bôi nhiệt miệng cho bé

Thuốc bôi nhiệt miệng chỉ hiệu quả khi vết loét miệng thông thường, có kích thước nhỏ và không có dấu hiệu tái phát thường xuyên. Trường hợp vết loét miệng nghiêm trọng, tái đi tái lại nhiều lần, bạn nên tìm bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Dưới đây là 5 loại thuốc trị viêm loét miệng ở trẻ em phổ biến nhất, ba mẹ hãy tham khảo nhé!

Kamistad

  • Xuất xứ: Đức
  • Thương hiệu: Stada Arzneimittel A.G
  • Dung tích: Tuýp 10g

Thuốc được sản xuất dưới dạng gel bôi, thẩm thấu nhanh có tác dụng gây tê bề mặt, giảm đau tại chỗ. Thuốc có thành phần thiên nhiên nên an toàn cho trẻ khi chẳng may nuốt phải.

Kamistad

Orrepaste

  • Xuất xứ: Malaysia
  • Thương hiệu: HOE Pharmaceuticals Sdn. Bhd
  • Dung tích: tuýp 5g

Đây là loại thuốc chuyên dùng trong điều trị các bệnh lý về da liễu. Thành phần của sản phẩm gồm có Triamcinolone Acetonide cùng một số loại tá dược khác giúp giảm nhanh tình trạng viêm loét ở niêm mạc miệng. Ngoài ra, thuốc còn có tác dụng ức chế miễn dịch, chống viêm, chống dị ứng và ngăn ngừa vết loét lây lan.

Oracortia

  • Xuất xứ: Thái Lan
  • Thương hiệu: Thai Nakorn Patana Co., Ltd.
  • Dung tích: tuýp 5g

Sản phẩm được bào chế dạng thuốc mỡ, chỉ được bán khi có đơn kê của bác sĩ. Thuốc được chỉ định dùng cho trường hợp viêm loét miệng hay tổn thương niêm mạc dạng loét do chấn thương. Lưu ý, thuốc không dùng cho các trường hợp tổn thương do nhiễm nấm, loét hạch, herpes, bạch biến, mụn trứng cá đỏ, khối u mới mọc.

Mouthpaste

  • Xuất xứ: Việt Nam
  • Thương hiệu: Medipharco
  • Dung tích: tuýp 5g

Sản phẩm được bào chế dạng gel màu xanh, mùi tinh dầu dễ chịu khi sử dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Mouthpaste điều trị giảm nhanh các triệu chứng viêm loét, tổn thương niêm mạc ở môi, miệng và các niêm mạc khác trong khoang miệng. Ngoài ra, thuốc còn có tác dụng giảm nhanh cơn đau do viêm lợi, nứt nẻ môi, chống viêm, chống dị ứng và hỗ trợ làm lành viêm loét nhanh chóng.

Mouthpaste

Trước khi sử dụng nên rửa sạch tay với xà phòng, cho bé súc miệng để ngăn tình trạng nhiễm khuẩn. Lấy một lượng gel nhỏ bằng đầu tăm bông và thoa đều lên vùng niêm mạc bị tổn thương. Không nên cho bé ăn trong 1 – 2 tiếng kể từ khi bôi để thuốc phát huy tác dụng tối đa.

Chăm sóc và phòng ngừa nhiệt miệng cho bé

Nhiệt miệng khiến trẻ cảm thấy khó chịu, đặc biệt là với trẻ sơ sinh. Vì vậy, ngoài áp dụng các cách trị nhiệt miệng cho trẻ kể trên, ba mẹ cần lưu ý khi chăm sóc và phòng ngừa trẻ bị nhiệt miệng như sau:

  • Chia nhỏ phần ăn và cho trẻ ăn từng chút một
  • Không cho bé ăn thức ăn khi vừa nóng vì còn quá nóng
  • Tránh cho trẻ ăn nhiều gia vị, đặc biệt là vị cay, chua
  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng và đa dạng các loại thực phẩm để tăng cường hệ miễn dịch cho bé. Đặc biệt là các loại rau xanh và trái cây có tính mát, chứa hàm lượng vitamin A, C cao như cà rốt, cà chua, cam,…
  • Khuyến khích trẻ nghỉ ngơi nhiều hơn, ngủ đúng giờ và đủ giấc
  • Mặc dù trẻ vẫn đang bị đau rát trong miệng, nhưng ba mẹ cần giữ gìn vệ sinh răng miệng cho bé thật tốt, giúp trẻ chải răng thường xuyên, nhẹ nhàng để không làm tổn thương niêm mạc miệng. Ngoài ra, đừng quên nhắc bé súc miệng bằng nước muối sinh lý để sát trùng và làm sạch miệng và họng

Nhiệt miệng ở bé nếu được phát hiện sớm và chăm sóc đúng cách sẽ mau chóng khỏi và tránh được hiện tượng tái phát nhiều lần. Fitobimbi mong rằng với các cách trị nhiệt miệng cho bé kể trên sẽ giúp ba mẹ trang bị những kiến thức hữu ích để chăm sóc bé tốt hơn.

Chia sẻ bài viết này