Không phải cha mẹ nào cũng biết cách điều trị cúm A ở trẻ nhỏ tại nhà đúng cách và thực sự hiệu quả. Thực tế, nếu cha mẹ áp dụng biện pháp điều trị phù hợp sẽ giúp ngăn ngừa biến chứng, trẻ phục hồi nhanh hơn và không ảnh hưởng đến tính mạng cũng như sự phát triển sau này.
Điều trị cúm A ở trẻ nhỏ tại nhà an toàn và hiệu quả
Điều trị cúm A ở trẻ nhỏ tại nhà an toàn và hiệu quả đang được đông đảo cha mẹ quan tâm. Một số cha mẹ còn chủ quan khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng. Việc đầu tiên mà cha mẹ nên làm là cách ly trẻ bị cúm A trong phòng có nhà vệ sinh riêng.
Nếu ho liên tục, cha mẹ nên cho trẻ uống siro thảo dược. Cha mẹ cũng có thể áp dụng phương pháp dân gian như cho trẻ uống/ngậm quất hấp, uống nước ấm, lá hẹ hấp mật ong,… Vỗ long đờm nếu có nhiều đờm khiến trẻ khó chịu. Đối với những trẻ ho nhiều, cha mẹ nên tham khảo bác sĩ cho trẻ sử dụng khí dung.
Cho trẻ uống hạ sốt với liều lượng phù hợp với cân nặng và độ tuổi nếu trẻ bị sốt trên 38,5 độ C. Nếu trẻ sốt liên tục, cách 4 – 6 tiếng lại cho trẻ uống một lần thuốc hạ sốt, ngày không quá 4 lần. Trường hợp trẻ bị tiêu chảy có thể cho uống men sống, men tiêu hóa, bổ sung nước lọc và nước điện giải.
Nếu trẻ bị sốt, cha mẹ có thể cho uống thuốc hạ sốt như ibuprofen hoặc paracetamol. Tuy nhiên, trước khi cho trẻ uống thuốc, cha mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Để không ảnh hưởng đến sức khỏe, cha mẹ không nên cho trẻ dùng aspirin.
Sau khoảng 1 tuần mà các triệu chứng của bệnh cúm A không thuyên giảm, thậm chí tiến triển nặng hơn, cha mẹ nên chủ động đưa trẻ đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám, chẩn đoán, điều trị kịp thời, tránh những biến chứng khó lường ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.
Cách chăm sóc trẻ bị cúm A tại nhà hiệu quả
Bệnh cúm A nếu không được điều trị đúng cách có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm. Điều trị cúm A ở trẻ nhỏ tại nhà cần đặc biệt chú ý đến vệ sinh cơ thể và chăm sóc dinh dưỡng phù hợp.
- Chăm sóc trẻ bị cúm A tại phòng riêng, đảm bảo phòng sạch sẽ, thông thoáng, nhiệt độ và độ ẩm phù hợp
- Để kháng khuẩn và giúp loại bỏ bớt đờm trong cổ họng của trẻ, cha mẹ có thể xông phòng bằng tinh dầu bạc hà hay khuynh diệp
- Cho trẻ bị cúm A ăn đồ ăn dạng lỏng, dễ tiêu hóa như súp, cháo, các món hầm, đảm bảo đủ vitamin, đạm, chất béo, tinh bột, khoáng chất
- Tăng cường thực phẩm giàu đạm cho trẻ bị cúm A để cơ thể nhanh phục hồi, bao gồm: cá, trứng, thịt, ngũ cốc, sản phẩm từ sữa ít béo,…
- Giảm mệt mỏi và phòng ngừa mất nước bằng cách cho trẻ uống đủ nước lọc, bổ sung nước canh, nước hoa quả
- Đối với trẻ sơ sinh bị cúm A, mẹ nên tích cực cho trẻ bú để tăng sức đề kháng, giảm sốt, mệt mỏi, li bì
- Cha mẹ nên chia nhỏ bữa ăn (5 – 6 bữa) để trẻ bị cúm A dễ ăn và hấp thu dinh dưỡng tốt hơn
- Cha mẹ nên vệ sinh cơ thể trẻ sạch sẽ, chú ý rửa mũi, họng đều đặn bằng nước muối sinh lý
- Nên cho trẻ mặc quần áo mỏng nhẹ, chườm ấm hoặc cho trẻ tắm bằng nước ấm và không đắp quá nhiều chăn
- Nếu trẻ sốt trên 38,5 độ C thì nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa
- Cho trẻ nghỉ ngơi, thư giãn là cách hiệu quả để tăng sức đề kháng, giảm triệu chứng và giúp trẻ nhanh hồi phục
- Hạn chế người chăm sóc, tiếp xúc với trẻ nếu không thực sự cần thiết. Khi chăm sóc trẻ bị cúm A, cha mẹ nên đeo khẩu trang và rửa tay sạch sẽ
Điều trị cúm A ở trẻ nhỏ tại nhà đúng cách sẽ giúp giảm dần triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm. Bên cạnh đó, để rút ngắn thời gian hồi phục cho trẻ bị cúm A, cha mẹ đừng quên việc chăm sóc dinh dưỡng, vệ sinh cơ thể và đảm bảo nơi ở luôn sạch sẽ, thoáng mát.
Nguồn: childrens, kidshealth