Nội dung chính

Trẻ chậm nói là gì? Dấu hiệu nhận biết sớm chậm nói ở trẻ

Theo thống kê của Bệnh viện Nhi Đồng TW, tỉ lệ trẻ chậm nói hiện nay đạt 20%, do nhiều nguyên nhân không chỉ do phát triển của trẻ mà còn do các yếu tố môi trường tác động khiến nhiều cha mẹ lo lắng. Vậy nên việc nhận diện sớm các dấu hiệu trẻ chậm nói, hiểu đúng “trẻ chậm nói là gì” và áp dụng những phương pháp hỗ trợ tại nhà sẽ giúp trẻ phát triển ngôn ngữ một cách hiệu quả.

Như thế nào là chậm nói ở trẻ nhỏ?

Trong quá trình phát triển ngôn ngữ, rối loạn lời nói và rối loạn ngôn ngữ được coi là dạng chậm phát triển phổ biến nhất. Được thể hiện qua ba thành phần chính:

  • Phát âm: Cách trẻ phát ra âm thanh.
  • Giọng nói: Âm sắc, tông giọng mà trẻ sử dụng.
  • Sự lưu loát: Tốc độ và mạch lạc của lời nói.

Nhưng đối với trẻ chậm nói là tình trạng trẻ bị hạn chế khả năng phát âm từ ngữ, nhưng vẫn có khả năng hiểu ngôn ngữ và biết cách giao tiếp thông qua cử chỉ, ánh mắt hoặc hành động. Chẳng hạn, trẻ có thể hiểu những gì người lớn nói và yêu cầu, nhưng không thể đáp lại bằng lời. Đây là dấu hiệu cho thấy trẻ có vấn đề về khả năng phát âm hoặc vận động cơ miệng, chứ không phải về khả năng tiếp thu ngôn ngữ.

Dấu hiệu nhận biết sớm trẻ chậm nói

Việc phát hiện sớm dấu hiệu trẻ chậm nói rất quan trọng để có sự can thiệp và hỗ trợ kịp thời. Dưới đây là các dấu hiệu theo từng độ tuổi cụ thể:

1. Trẻ từ 6 – 9 tháng tuổi 

Không bập bẹ phát âm đơn giản như “baba”, “mama”, “dada”.

2. Đến 12 tháng

  • Trẻ chưa biết bắt chước âm thanh hay lặp lại lời nói của mọi người xung quanh.
  • Trẻ không sử dụng cử chỉ, chẳng hạn như chỉ tay hoặc vẫy tay tạm biệt.

3. Đến 18 tháng

  • Trẻ thích dùng cử chỉ để giao tiếp hơn là dùng lời nói.
  • Gặp khó khăn trong việc hiểu các yêu cầu bằng lời nói đơn giản.

4. Đến 24 tháng

  • Trẻ chỉ biết bắt chước lời nói hoặc hành động của người khác.
  • Chưa tự nói theo ý mình hoặc chỉ nói được vài từ đơn giản.
  • Thường chỉ lặp lại lời nói của người khác, mà không diễn đạt được đúng ý của mình.
  • Giọng nói thường khác lạ so với các trẻ cùng tuổi.

5. Đến 36 tháng

  • Trẻ vẫn chưa thể kết hợp các từ thành một câu hoàn chỉnh để thể hiện ý muốn.
  • Vốn từ vẫn còn hạn chế.
  • Không thể gọi tên các vật quen thuộc.
  • Ngay cả ba mẹ cũng sẽ khó hiểu được lời nói của con.

Phương pháp cải thiện chậm nói cho trẻ tại nhà

Để hỗ trợ trẻ vượt qua tình trạng chậm nói, cha mẹ có thể áp dụng một số phương pháp đơn giản nhưng hiệu quả tại nhà:

1. Tăng cường giao tiếp và trò chuyện với bé

  • Trò chuyện nhiều hơn: Hãy dành thời gian nói chuyện với bé hàng ngày, kể chuyện, mô tả các hoạt động xung quanh… Điều này giúp bé làm quen với ngôn ngữ và phát triển vốn từ vựng.
  • Lắng nghe và khuyến khích: Luôn tạo môi trường giao tiếp cởi mở, khuyến khích bé tự tin nói ra suy nghĩ và cảm xúc.

2. Hát và đọc sách cho bé

  • Hát: Các bài hát thiếu nhi không chỉ giúp bé nhớ lời mà còn kích thích khả năng ngôn ngữ thông qua giai điệu và nhịp điệu.
  • Đọc sách: Việc đọc sách cùng bé giúp bé học cách phân biệt âm thanh, từ ngữ và hình ảnh, góp phần phát triển ngôn ngữ một cách toàn diện.

3. Không giả giọng nói ngọng của con

Việc giả giọng có thể khiến bé mất tự tin và làm chậm quá trình phát triển ngôn ngữ.

4. Cho bé tham gia các hoạt động ngoài trời

Các hoạt động ngoài trời như chơi công viên, tham gia nhóm bạn cùng tuổi sẽ giúp bé rèn luyện khả năng giao tiếp, học hỏi từ những người xung quanh và mở rộng vốn từ. không những thế, bé sẽ được trải nghiệm và học hỏi thông qua những tình huống giao tiếp thực tế.

5. Hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử

Việc sử dụng thiết bị điện tử quá nhiều khiến trẻ bị thụ động trong việc luyện nói vì việc tương tác với thiết bị điện tử là giao tiếp 1 chiều khiến con giảm chủ động phát âm.

6. Tăng cường các bài tập luyện linh hoạt của lưỡi

  • Bài tập phát âm: Các bài tập luyện phát âm, ví dụ như nhại theo âm thanh tự nhiên, có thể giúp bé cải thiện cách phát âm và sự lưu loát của lời nói.
  • Trò chơi luyện ngôn ngữ: Các trò chơi nhỏ như “nói theo sau”, “ghép từ” sẽ giúp bé vừa học vừa chơi, kích thích sự phát triển ngôn ngữ một cách tự nhiên.

7. Sử dụng sản phẩm hỗ trợ – Fitobimbi Genius

Một trong những phương pháp hỗ trợ hữu hiệu hiện nay cho trẻ chậm nói chính là Fitobimbi Genius – sản phẩm chứa cây rễ vàng, và rau đăng biển cùng 6 dưỡng chất, được nghiên cứu nhằm tăng cường liên kết và dẫn truyền thần kinh nhanh chóng.
Sản phẩm này không chỉ giúp trẻ cải thiện khả năng ngôn ngữ mà còn hỗ trợ sự phát triển tổng thể về thể chất và trí não. Cha mẹ có thể tham khảo thêm thông tin và hướng dẫn sử dụng sản phẩm để lựa chọn được phương án phù hợp nhất với con mình.

Fitobimbi Genius – Hỗ trợ tăng cường phát triển ngôn ngữ cho trẻ


Tổng kết

Hiện nay, việc trẻ chậm nói đã trở thành mối bận tâm lớn của nhiều gia đình khi nhận thấy con mình không đạt được các mốc phát triển ngôn ngữ như bạn đồng trang lứa. Bài viết đã trình bày chi tiết về khái niệm “trẻ chậm nói là gì”, các dấu hiệu nhận biết sớm theo từng độ tuổi và những phương pháp cải thiện chậm nói tại nhà hiệu quả, trong đó có việc tăng cường giao tiếp, hát/đọc sách cho bé, hạn chế thiết bị điện tử, cùng với các bài tập luyện linh hoạt cho lưỡi và sản phẩm hỗ trợ như Fitobimbi Genius.

Việc can thiệp sớm không chỉ giúp trẻ cải thiện khả năng ngôn ngữ mà còn đóng góp vào sự phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ và xã hội. Cha mẹ hãy chủ động quan sát, ghi nhận các dấu hiệu bất thường và phối hợp cùng chuyên gia để đưa ra phương án can thiệp kịp thời, tạo nền tảng vững chắc cho tương lai của trẻ.

Chia sẻ bài viết này
Tìm hiểu sản phẩm cho bé
XEM NGAY