Đầu trẻ sơ sinh có gàu là hiện tượng ít gặp nhưng cũng có thể xảy ra. Tìm hiểu nguyên nhân trẻ sơ sinh bị gàu và cách xử lý hiệu quả trong bài viết dưới đây.
>>> Mẹ xem nhiều hơn:
Nguyên nhân đầu trẻ sơ sinh có gàu
Hiện nay, nguyên nhân chính xác của tình trạng gàu chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, đây có thể là kết quả của nhiều yếu tố như di truyền, thời tiết khô lạnh, chất kích thích, nấm men sống trên da, do sản sinh bã nhờn quá mức,…
- Sự phát triển quá mức của nấm malassezia có thể khiến các tế bào da đầu bong tróc quá nhanh. Nếu tình trạng này xảy ra, da đầu trẻ sẽ xuất hiện các vảy trắng hoặc xám bong tróc
- Gàu là một triệu chứng của viêm da tiết bã nhờn, xuất hiện do da đầu trẻ bài tiết quá nhiều bã nhờn khiến bụi bẩn, mồ hôi không thoát ra được, dẫn đến tình trạng bong tróc vảy trắng
- Trẻ sơ sinh có thể bị gàu do da đầu bị cháy nắng
- Da đầu trẻ sơ sinh có gàu có thể do mẹ sử dụng quá nhiều dầu gội và không xả sạch sau khi gội đầu. Lượng dầu gọi còn dư bám trên da đầu, khi khô lại có thể có dạng như vảy gàu
- Trẻ bị gàu có thể do mẹ không gội đầu cho bé thường xuyên, các tế bào da tích tụ lâu sẽ hình thành các mảng gàu
- Nếu trẻ bị gàu kèm theo rụng tóc tại một số vị trí cụ thể có thể trẻ đã mắc bệnh nấm da đầu
Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị gàu
Dưới đây là những dấu hiệu cho thấy đầu trẻ sơ sinh có gàu:
- Da đầu khô, bong tróc, nhưng không có biểu hiện mẩn đỏ hay viêm
- Ngứa da đầu
- Các màng màu trắng hoặc vàng xuất hiện xung quanh đầu
- Các mảng vảy thô ráp khi chạm vào
Cần làm gì khi đầu trẻ sơ sinh có gàu?
Về cơ bản, tình trạng gàu không ảnh hưởng tới sức khỏe. Tuy nhiên, nếu kéo dài và không xử lý, da đầu bị gàu sẽ dẫn đến tóc yếu và rụng nhiều hơn. Vậy khi da đầu trẻ sơ sinh có gàu, mẹ cần xử lý như thế nào?
Chải đầu trước khi gội
Chải đầu trước khi gội sẽ giúp loại bỏ bớt các mảnh da chết trên da đầu. Đồng thời cũng giúp gội đầu cho bé sạch hơn.
Sử dụng dầu gội đặc trị
Mẹ có thể tham khảo tư vấn của bác sĩ để chọn được loại dầu gội trị gàu phù hợp cho bé. Bạn có thể gội đầu cho bé mỗi ngày hoặc vài lần mỗi tuần. Tần suất gội ít hay nhiều tùy thuộc vào mức độ gàu ở trẻ.
Sử dụng dầu gội
Để loại bỏ gàu cho bé dễ dàng, mẹ nên gội đầu cho bé thường xuyên, đừng ngại vì trời lạnh. Khi gội đầu, mẹ nên massage da đầu bé nhẹ nhàng, cắt gọn móng tay để không gây tổn thương đến bé. Sau đó, xả nước sạch để không còn dư xà phòng.
Không sử dụng dầu xả
Nếu đầu trẻ sơ sinh có gàu, khi gội, mẹ tránh dùng dầu xả. Bởi dầu xả sẽ khiến các dưỡng chất trong sản phẩm sẽ đọng lại trên tóc khiến tình trạng gàu ở bé trở nên trầm trọng hơn.
Các mẹo dân gian giúp trị gàu cho bé
Bên cạnh những lưu ý trên, mẹ có thể kết hợp thêm với các mẹo trị gàu dưới đây:
Nước ép lô hội
- Chuẩn 1 – 2 nhánh lô hội
- Rửa sạch, cao lấy phần gel trong láy
- Nghiền nhuyễn gel lô hội sau đó thoa lên da đầu bé
- Ủ trong 10 phút rồi gội sạch lại với nước ấm
Táo
- Táo ép lấy nước, sau đó pha loãng với nước ấm
- Thoa hỗn hợp trên lên da đầu và massage nhẹ nhàng
- Ủ trong 10 phút rồi gội sạch lại với nước ấm
Dầu dừa
Mẹ có thể nhỏ vài giọt dầu dừa vào nước dùng để gội đầu cho bé. Dầu dừa chứa Axit capric, rất hiệu quả trong việc chống nấm, trị gàu.
Tinh dầu trà xanh
Tương tự như vậy, mẹ có thể nhỏ vài giọt tinh dầu trà xanh vào dầu gội của bé. Hãy thận trọng vì hỗn hợp này có thể gây cay mắt. Tuy nhiên, tinh dầu trà xanh lại rất hữu ích trong việc điều trị gàu.
Biện pháp ngăn ngừa da đầu trẻ sơ sinh có gàu
Tình trạng gàu có thể hoàn toàn khắc phục được nếu mẹ đảm bảo những lưu ý sau:
- Tránh cho tóc tiếp xúc với không khí lạnh và khô. Vào mùa đông, nếu đưa bé ra ngoài, bạn hãy đội mũ, khăn cho bé để giữ ấm đầu
- Gội đầu cho bé thường xuyên. Đầu bẩn có thể làm tình trạng ngứa da đầu và gàu trầm trọng hơn. Vì vậy, mẹ nên gội đầu cho bé 2 – 3 lần/tuần nhé!
- Sử dụng máy tạo độ ẩm để kiểm soát độ ẩm trong không khí, giúp da của bé luôn ẩm, mềm mịn. Đồng thời ngăn ngừa nguy cơ nấm mốc và các vi khuẩn phát triển
- Chọn các sản phẩm gội đầu có nguồn gốc thực vật, không mùi hương để hạn chế nguy cơ bong tróc da đầu
Trên đây là nguyên nhân đầu trẻ sơ sinh có gàu và cách xử lý hiệu quả. Mong rằng những chia sẻ này sẽ giúp ích được mẹ trong hành trình chăm sóc bé yêu.