Việc trẻ sơ sinh ngủ nhiều bú ít khiến cho cha mẹ không khỏi lo lắng. Vậy tình trạng này là dấu hiệu sinh lý bình thường hay biểu hiện cảnh báo bệnh lý nào đó. Hãy cùng Fitobimbi tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau để bỏ túi những cách khắc phục hiệu quả.
Bảng nhận biết trẻ sơ sinh ngủ nhiều bú ít?
Giai đoạn đầu đời, trẻ chỉ có 3 nhu cầu sinh là ăn, ngủ và ị. Vậy làm thế nào để biết bé đang ngủ nhiều bú ít. Để trả lời vấn đề này mẹ nên nắm rõ thông tin dưới đây.
- Nhu cầu ăn uống của trẻ sơ sinh: Dạ dày của trẻ sơ sinh còn nhỏ nên không chứa được nhiều sữa một lúc. Vì vậy trẻ có xu hướng bú nhiều lần trong ngày, mỗi cữ cách nhau khoảng 1-2 tiếng. Khi dạ dày lớn hơn, trẻ có xu hướng tăng lượng sữa mỗi lần bú và giảm số cữ bú trong ngày.
- Nhu cầu đi ngủ: Tùy vào độ tuổi mà thời gian ngủ trong ngày của trẻ sơ sinh có thể khác nhau. Trong đó, khoảng thời gian đầu bé sẽ ngủ nhiều, tập trung là giấc ngủ ngắn. Giai đoạn sau, giấc ngủ ngắn sẽ được giảm bớt để tập trung cho giấc ngủ dài vào đêm.
Để chắc chắn rằng bé có rơi vào tình trạng ngủ nhiều bú ít hay không mẹ nên đối chiếu theo bảng dưới đây. Nếu thời gian ngủ lớn hơn nhu cầu thực tế và số cữ bú ít hơn mức thông thường thì bé đang trong trường hợp này.
Độ tuổi | Nhu cầu ngủ | Nhu cầu bú |
0-1 tháng tuổi | 18 giờ/ngày | 8-10 cữ bú, mỗi cữ 80-150ml |
2 tháng tuổi | 15-16 giờ/ ngày | 6-8 cữ bú, mỗi cữ 118 đến 148ml |
3-5 tháng tuổi | 14-16 giờ/ ngày | 5-6 cữ bú, mỗi cữ 120-210ml |
6-12 tháng tuổi | 14h | 6 tháng tuổi trẻ bú 5 cữ một ngày, mỗi cữ khoảng 210ml sữa Từ 7-12 tháng, trẻ số cữ bú giảm còn 3-4 lần, với lượng sữa tăng lên 240ml đan xen 1-2 cữ ăn dặm |
Nguyên nhân trẻ sơ sinh ngủ nhiều bú ít
Trẻ sinh non
Trẻ sinh non thường có xu hướng ngủ nhiều hơn trẻ đủ tháng để đuổi kịp về cân nặng. Vì vậy nếu bé nhà mẹ sinh sớm trước 37 tuổi và có xu hướng ngủ nhiều bú ít mẹ không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn hãy chắc chắn đặt bé ở tư thế nằm ngửa trên nệm, tránh nguy cơ đột tử.
Trẻ trong quá trình phát triển
Bé sơ sinh ngủ nhiều bú ít có thể là do đang trong giai đoạn phát triển nhảy vọt. Thường gặp nhất là ở giai đoạn 3-4 tuần tuổi, dưới 10 tuần tuổi, 6 tháng tuổi và 18 tháng tuổi. Giai đoạn này con thường có xu hướng ăn ít, ngủ nhiều, thậm chí uấn mẹ. Tuy nhiên nếu không thấy bất kỳ dấu hiệu nào nguy hiểm mẹ có thể yên tâm. Sau 1-2 tuần bé sẽ trở lại lịch sinh hoạt cũ.
Trẻ mắc bệnh lý bẩm sinh
Một số bệnh lý bẩm sinh có thể khiến trẻ sơ sinh ngủ nhiều bú ít chẳng hạn như vàng da, viêm đường hô hấp, rối loạn nhịp tim,… Đa số các trường hợp vàng da thường nhẹ , thoáng qua và sẽ tự khỏi mà không cần phải điều trị. Tuy nhiên với những trường hợp vàng da nặng chuyển từ vàng chanh sang vàng cam hoặc vàng mắt trẻ thường có dấu hiệu bú kém, ngủ nhiều, khó đánh thức. Với trẻ bị viêm đường hô hấp hay rối loạn nhịp tim bẩm sinh các triệu chứng cũng tương tự. Lúc này trẻ có thể rơi vào trạng thái ngủ li bì.
Trẻ mới tiêm phòng
Trẻ sơ sinh biếng ăn ngủ nhiều là tình trạng thường gặp sau khi tiêm phòng, nhất là trong khoảng 24-48h đầu. Giai đoạn này bé đang trong quá trình xây dựng khả năng miễn dịch chống lại virus, vi khuẩn đáp ứng vắc xin nên có xu hướng thèm ngủ, chán ăn.
Trẻ đang bị ốm
Khi trẻ bị ốm, thời gian ngủ của trẻ sẽ tăng lên và ngược lại thì lượng ăn của bé sẽ giảm xuống. Lúc này, mẹ nên để bé ngủ theo nhu cầu, không ép ăn khiến con sợ, mệt mỏi hơn và dễ dẫn đến biếng ăn về sau.
Thông thường, trẻ bị ốm do vi rút sẽ diễn ra trong vài ngày, nếu tình trạng trẻ mệt, ốm kéo dài quá 7 ngày thì mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được xử trí kịp thời.
Lượng đường trong máu thấp
Nếu như bé không chịu ăn và ngủ quá nhiều có thể là dấu hiệu của việc bị hạ đường huyết. Tình trạng này có thể nhận biết bằng các dấu hiệu như trẻ tỏ ra bồn chồn, run rẩy. Nếu mẹ thử kéo nhẹ tay mà bé không lùi lại thì rất có thể con đang gặp tình trạng này.
Trẻ sơ sinh ngủ nhiều có sao không?
Giấc ngủ có vai trò lớn với sự phát triển thể chất, tinh thần, trí não trong những năm đầu đời của trẻ. Do đó, trẻ sơ sinh ngủ nhiều là điều rất tốt. Trẻ ngủ nhiều vẫn vui vẻ, tăng cân mẹ không cần phải lo lắng.
Tuy nhiên, nếu trẻ ngủ nhiều, bỏ bú có thể khiến con kém hấp thu và không đáp ứng nhu cầu năng lượng mỗi ngày. Tình trạng này kéo dài, có thể sụt cân, chậm phát triển, còi cọc, thậm chí suy dinh dưỡng.
Đặc biệt, nếu ngủ nhiều kèm theo dấu hiệu ly bì, bú kém, khó đánh thức, bé sốt, ho, thở hổn hển có thể là dấu hiệu bệnh lý nguy hiểm cần được thăm khám để chữa trị kịp thời.
Trẻ sơ sinh ngủ nhiều có nên gọi dậy để bú?
Thông thường, trẻ sơ sinh có nhu cầu ngủ rất cao. Trung bình giấc ngủ của bé kéo dài 14-17 tiếng. Trong đó có khoảng 10-12 tiếng là giấc ngủ đêm, 2 -5 tiếng là giấc ngủ ngày. Tuy nhiên, ở một số bé thời gian ngủ có thể lên đến 18 tiếng thậm chí là hơn. Vậy trẻ sơ sinh ngủ nhiều có nên gọi dậy để bú hay không?
Theo chuyên gia, dạ dày của trẻ sơ sinh còn nhỏ, chưa thể tiêu hóa được nhiều thức ăn. Do đó, cứ khoảng 2-3 tiếng bé nên được ăn một lần để đảm đủ năng lượng phát triển. Với các bé uống sữa công thức thời gian các cữ có thể lâu hơn. Nhưng nên cần đảm bảo lượng sữa tiêu thụ mỗi ngày khoảng 800-1000ml.
Do đó với trẻ sơ sinh ngủ nhiều, bỏ bú mẹ nên đánh thức bé dậy để ăn sau 2-3 tiếng ngủ. Với trẻ dưới 1 tháng tuổi, không nên để bé ngủ nhiều, bỏ bú trong vòng 4-5 tiếng. Việc trẻ bú ít, không đủ năng lượng sẽ ảnh hưởng đến cân nặng cũng như chiều cao, trí não.
Cách gọi trẻ sơ sinh ngủ nhiều dậy bú
Để tránh tình trạng ngủ nhiều bú ít ảnh hưởng sức khỏe và sự phát triển của bé mẹ nên đánh thức con dây để ăn. Trong tháng đầu tiên, ban ngày mẹ nên đánh thức bé dậy 2-3 tiếng/ lần và ban đêm là 4-5 tiếng một lần. Sau giai đoạn này, tùy thể trạng cũng như lượng sữa bé bú mẹ có thể điều chỉnh, cân nhắc để có gọi con dậy vào ban đêm hay không.
Lưu ý khi đánh thức bé dậy bú mẹ tránh lay mạnh, hoặc gọi đột ngột làm con giật mình. Hãy thử tiếp cận chậm rãi bằng các cách sau:
Chạm nhẹ vào trẻ
Trẻ sơ sinh khá nhạy cảm chỉ cần bạn chạm nhẹ là trẻ có thể tỉnh giấc. Hãy chạm nhẹ tay vào má của bé, hoặc chạm khẽ vào bàn chân trẻ, để trẻ tỉnh giấc dễ dàng.
Bỏ chăn quấn
Thông thường trẻ sẽ cảm thấy ngủ ngon hơn khi được nằm trong chăn ấm. Chính vì vậy, khi mẹ muốn đánh thức trẻ, chỉ cần bỏ bớt lớp chăn quấn và tã lót nếu có. Lúc này trẻ sẽ lập tức tỉnh dậy mà không bị gắt ngủ.
Làm mát cho trẻ
Nếu thấy trẻ ngủ quá sâu, khó đánh thức thì mẹ hãy dùng một chiếc khăn nhúng nước ấm để lau nhẹ vào mông, tay, chân, lưng của trẻ. Việc làm này sẽ giúp trẻ tỉnh giấc một cách nhanh chóng.
Cho bé ngủ ngay khi ngủ
Hãy đặt ti mẹ ngay cạnh miệng, khi đói bé sẽ có phản xạ mút tự nhiên. Điều này cũng sẽ giúp bé tỉnh giấc, bắt đầu cữ bú của mình.
Trên đây là những thông tin hữu ích giúp mẹ khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh ngủ nhiều bú ít. Hy vọng rằng cha mẹ sẽ có thêm kinh nghiệm trong việc chăm sóc bé yêu cũng như cải thiện tình trạng trẻ bú ít ngủ nhiều một cách hiệu quả. Tuy nhiên, cha mẹ cần theo dõi trẻ hàng ngày, nếu thấy trẻ có những dấu hiệu khác như ngủ li bì, mệt mỏi, đổ mồ hôi, quấy khóc, bỏ bú…lúc này cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tìm ra phương pháp cải thiện kịp thời, tránh những nguy hiểm không may xảy ra. Chúc các bạn sức khỏe!