Nội dung chính

Giờ đi ngủ lý tưởng cho trẻ em theo độ tuổi

Như các mẹ đã biết, giấc ngủ đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển chiều cao và não bộ ở trẻ. Vậy làm sao để xây dựng giờ đi ngủ lý tưởng cho trẻ em? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

giờ đi ngủ lý tưởng cho trẻ em
Giờ đi ngủ lý tưởng cho trẻ em

Giờ đi ngủ lý tưởng cho trẻ em

Trẻ nên ngủ lúc mấy giờ là lý tưởng? Các mẹ có biết rằng, khung giờ này sẽ không cố định mà thay đổi theo từng độ tuổi của con. Thường thì việc đi ngủ lúc 20h30 – 21h và thức dậy sau 7h sáng có thể đảm bảo cho việc cơ thể tiết đủ hormone tăng trưởng, giúp phát triển thể chất và trí não hiệu quả nhất. Còn cụ thể thì theo Tổ chức Medic Alert Foundation giờ đi ngủ theo từng độ tuổi sẽ như sau:

Trẻ sơ sinh từ 1 – 4 tuần tuổi

Trẻ từ 1 – 4 tuần tuổi cần ngủ từ 15 – 18 tiếng mỗi ngày, mỗi cứ ngủ kéo dài từ 2 – 4 giờ. Tuy nhiên, với trẻ sinh non, thời lượng ngủ cần dài hơn. Giai đoạn này, trẻ chưa hình thành đồng hồ sinh học nên giấc ngủ không theo chu kỳ ngày đêm.

Trẻ sơ sinh từ 1 – 4 tháng tuổi

Giai đoạn này, trẻ thường ngủ ít đi một chút, khoảng 14 – 15 tiếng mỗi ngày. Tuy nhiên, mỗi giấc ngủ của trẻ lại kéo dài hơn, từ 4 – 6 tiếng và ngủ nhiều hơn vào buổi tối.

Trẻ từ 4 tháng đến 1 tuổi

Giờ đi ngủ lý tưởng cho trẻ em giai đoạn này là từ 14 – 15 tiếng. Đây là giai đoạn quan trọng để hình thành giấc ngủ cho trẻ nhỏ. Vì lúc này, trẻ đã bắt đầu quen với môi trường bên ngoài và chu kỳ giấc ngủ cũng giống người lớn.

Giờ đi ngủ lý tưởng của trẻ cho từng độ tuổi
Giờ đi ngủ lý tưởng của trẻ cho từng độ tuổi

Trẻ từ 1 – 3 tuổi

Giai đoạn này, trẻ cần ngủ 12 – 14 tiếng. Giấc ngủ vào ban ngày của trẻ sẽ dần mất đi và thường chỉ có một giấc ngủ ngắn vào buổi trưa. Khi trẻ biết đi, thời gian ngủ lý tưởng nhất là 14 tiếng. Tuy nhiên, trên thực tế, hiếm đứa bé nào duy trì được thời gian ngủ như vậy, thường chỉ ngủ được khoảng 10 tiếng.

Trẻ từ 3 – 6 tuổi

Giờ đi ngủ lý tưởng cho trẻ em giai đoạn này rơi vào khoảng 10 – 12 tiếng mỗi ngày. Hầu hết trẻ giai đoạn này không còn ngủ trưa. Thay vào đó, trẻ sẽ có giấc ngủ tối dài hơn, bắt đầu từ khoảng 7 – 9 giờ tối đến khoảng 6 – 8 giờ sáng. Từ 3 tuổi trở đi, trẻ đã hình thành được thói quen ngủ của mình.

Trẻ từ 6 – 12 tuổi

Giai đoạn này, trẻ cần ngủ 7 – 12 tiếng mỗi ngày. Trẻ từ 6 tuổi đã bắt đầu đi học nên có những hoạt động ở trường, do đó buổi tối trẻ sẽ ngủ muộn hơn, bắt đầu từ 9 giờ tối và thức giấc lúc 7 giờ sáng.

Trẻ từ 12 tuổi trở lên

Trẻ thanh thiếu niên cần ngủ 7 – 11 tiếng mỗi ngày. Giai đoạn này, bé cần phải hoạt động não bộ nhiều hơn nên giấc ngủ rất quan trọng. Trên thực tế với áp lực học hành, nhiều trẻ đã không ngủ đủ giấc mỗi ngày. Do đó, cha mẹ cần chú ý nhiều hơn về giấc ngủ của bé.

Tầm quan trọng của giấc ngủ đối với trẻ em

Chúng ta đều biết rằng, giấc ngủ rất cần thiết đối với sức khỏe của trẻ. Ngủ đủ giấc mang lại tác động tích cực đến trí nhớ, học tập, hành vi, khả năng chú ý, sức khỏe tinh thần cũng như thể chất. Để giúp các bậc cha mẹ hiểu tại sao giờ đi ngủ lý tưởng cho trẻ em lại quan trọng, dưới đây là 5 lý do khiến trẻ cần ngủ để phát triển.

Giấc ngủ giúp con bạn phát triển

Để trẻ phát triển, tuyến yên phải tiết ra đủ hormone tăng trưởng. Theo các nhà nghiên cứu tại Bệnh viện Nhi Pittsburg, hormone tăng trưởng tự nhiên được tiết ra trong thời gian ngủ sâu.

Giấc ngủ ngăn chặn mầm bệnh

Khi trẻ ngủ đủ, chúng sẽ tạo ra các protein được gọi là cytokine, mà cơ thể sử dụng để chống lại nhiễm trùng, bệnh tật và căng thẳng. Khi đứa trẻ không ngủ đủ giấc, số lượng cytokine mà chúng tạo ra sẽ giảm đi. Người ta phát hiện ra rằng những người ngủ ít hơn bảy giờ mỗi đêm có nguy cơ bị cảm lạnh khi tiếp xúc với vi-rút cao hơn gần ba lần so với những người ngủ từ tám giờ trở lên.

Tầm quan trọng của giấc ngủ với trẻ
Tầm quan trọng của giấc ngủ với trẻ

Giấc ngủ dẫn đến hành vi tốt hơn

Một đứa trẻ theo giờ đi ngủ lý tưởng có khả năng điều chỉnh hành vi tốt hơn. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Sleep Medicine cho thấy, những đứa trẻ hay gây ồn ào trong lớp có nhiều khả năng bị thiếu ngủ hơn. Nghiên cứu báo cáo rằng các vấn đề về giấc ngủ xảy ra thường xuyên gấp đôi ở trẻ em có hành vi học kém.

Giấc ngủ chống lại các triệu chứng của ADHD

Theo The Sleep Foundation, trẻ em có thói quen ngủ kém có biểu hiện nhiều triệu chứng liên quan đến Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD).  Ngủ không đủ giấc có thể ảnh hưởng tiêu cực đến cách trẻ em suy nghĩ, hoạt động và cư xử. Trên thực tế, một nghiên cứu cho thấy việc điều trị các vấn đề về giấc ngủ có thể đủ để loại bỏ các vấn đề về chú ý và tăng động ở một số trẻ em.

Giấc ngủ giúp trẻ chống lại bệnh tiểu đường

Ngủ đủ giấc, cơ thể trẻ có thể phản ứng với mức isulin tốt hơn. Insulin là cần thiết để kiểm soát nồng độ glucose trong máu. Một nghiên cứu trên tạp chí Pediatrics cho thấy khi trẻ không ngủ đủ giấc, chúng có chỉ số khối cơ thể (BMI) cao hơn, kháng insulin cao hơn và chỉ số đường huyết cao hơn. Tất cả những điều này đều là những yếu tố nguy cơ của bệnh tiểu đường loại II.

Điều gì xảy ra khi trẻ ngủ không đủ giấc?

Theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ, 25% trẻ em dưới 5 tuổi không được ngủ đủ giấc. Ngoài ra, có khoảng 60% học sinh trung học cơ sở không ngủ đủ giấc và con số này có thể tăng lên 70% đối với học sinh trung học phổ thông. Nhiều chuyên gia coi việc ngủ không đủ giấc ở trẻ nhỏ và thanh thiếu niên là một vấn đề sức khỏe cộng đồng.

Có nhiều bằng chứng cho thấy, trẻ em ngủ không đủ giấc có nguy cơ mắc bệnh béo phì, tiểu đường và huyết áp cao khi trưởng thành. Ngủ kém trong thời thơ ấu cũng có liên đến việc tăng nguy cơ trầm cảm và lo lắng. Với thanh thiếu niên, ngủ không đủ giấc có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe tâm thần và lạm dụng chất kích thích.

Trẻ không ngủ đủ giấc sẽ bị mệt mỏi, kém tập trung
Trẻ không ngủ đủ giấc sẽ bị mệt mỏi, kém tập trung

Thói quen trước khi đi ngủ, chế độ ăn uống và sử dụng thiết bị công nghệ chỉ là một trong số nhiều yếu tố có thể gây ảnh hưởng đến cả chất lượng và số lượng giấc ngủ của trẻ. Những biến số này thay đổi theo độ tuổi, do đó, điều quan trọng là cha mẹ phải giảm bất kỳ yếu tố nào có thể làm gián đoạn giấc ngủ.

Làm thế nào để trẻ có giấc ngủ ngon?

Dưới đây là một số gợi ý về cách thực hành thói quen ngủ lành mạnh cho trẻ nhỏ:

Duy trì thói quen ngủ cho trẻ

Mẹ nên cho bé ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm, ngay cả vào cuối tuần. Bên cạnh đó, nên cho bé thực hiện cùng một thói quen trước khi ngủ có thể giúp trẻ chuẩn bị tinh thần để chuẩn bị ngủ. Chúng bao gồm:

  • Mặc đồ ngủ và đánh răng
  • Tắt thiết bị điện tử và các nguồn sáng khác
  • Loại bỏ những thứ gây xao nhãng khỏi phòng ngủ
  • Nghe một câu chuyện trước khi đi ngủ
Làm thế nào để trẻ có giấc ngủ ngon?
Làm thế nào để trẻ có giấc ngủ ngon?

Giảm thiểu thời gian sử dụng thiết bị điện tử trước khi ngủ

Để hình thành giờ đi ngủ lý tưởng cho trẻ em, mẹ nên tắt các thiết bị điện tử như TV, máy tính, iPad, điện thoại trước giờ đi ngủ của bé ít nhất 30 phút. nh sáng do các thiết bị điện tử tạo ra có thể ngăn chặn các hormone tự nhiên do não sản xuất, kích thích cảm giác buồn ngủ.

Tránh caffeine và thức ăn có đường, nhiều chất béo

Tiêu thụ caffein có liên quan đến tình trạng ngủ không yên giấc vào ban đêm và mệt mỏi vào buổi sáng. Ngoài ra, trẻ em tiêu thụ thức ăn có đường và nhiều chất béo cũng được cho là ảnh hưởng đến giấc ngủ. Vì vậy, trẻ nên giảm thiểu tiêu thụ thức ăn và đồ uống có chứa caffein, cũng như thức ăn nhiều chất béo và đường, đặc biệt là trước khi đi ngủ.

Khuyến khích vận động vào ban ngày

Cho trẻ vui chơi, vận động cơ thể cũng góp phần thúc đẩy giấc ngủ vào ban đêm. Các nhà khoa học đã làm một cuộc khảo sát với 500 trẻ em. Họ nhận thấy rằng, trẻ em chăm vận động sẽ dễ ngủ và ngủ ngon hơn so với những đứa trẻ lười vận động.

Hy vọng bài viết trên sẽ giúp ba mẹ nắm được giờ đi ngủ lý tưởng cho trẻ em. Từ đó thiết lập thời gian ngủ phù hợp để trẻ khỏe mạnh và phát triển.

https://www.goodhousekeeping.com/life/parenting/a34333/viral-bedtime-chart/
Chia sẻ bài viết này