Nhiều cha mẹ thắc mắc không biết trẻ sơ sinh ngủ nhiều bú ít có sao không? Các bác sĩ nhi khoa chỉ ra rằng việc trẻ sơ sinh ngủ nhiều là việc khá bình thường. Tuy nhiên có một số tình trạng trẻ sơ sinh ngủ nhiều bú ít là dấu hiệu cảnh báo một bệnh lý nào đó. Vậy lý do thực sự trẻ sơ sinh ngủ nhiều ít bú là gì? Cách khắc phục thế nào để đạt hiệu quả cao nhất?
Bất ngờ trước lý do trẻ sơ sinh ngủ nhiều bú ít
Có rất nhiều mẹ thắc mắc không biết tại sao bé lại ngủ nhiều như vậy, thậm chí bé ngủ quên luôn bú mẹ. Hiện tượng này có đáng lo không? Tuy nhiên đây là hiện tượng khá bình thường ở trẻ sơ sinh, các mẹ không nên quá lo lắng. Dưới đây là một số nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bú ít ngủ nhiều.

Trẻ đang trong quá trình phát triển
Bé sơ sinh ngủ nhiều bú ít để có thể phát triển tối đa. Trẻ trong giai đoạn từ 3-4 tuần tuổi, dưới 10 tuần tuổi, 6 tháng tuổi và đến 18 tháng là khoảng thời gian trẻ phát triển mạnh nhất.
Trong giai đoạn này, trẻ sẽ ngủ nhiều hơn bình thường và sẽ ăn ít hơn, cho nên mẹ đừng quá lo lắng nhé. Nếu không thấy bất kỳ dấu hiệu nào nguy hiểm mẹ có thể yên tâm bé sẽ trải qua giai đoạn này sớm thôi.
Trẻ mọc răng
Trẻ sơ sinh ngủ nhiều hơn bú do trẻ mọc răng. Bắt đầu từ khoảng 5-6 tháng tuổi, trẻ sẽ ăn ít hơn bình thường. Đây có thể là dấu hiệu của việc trẻ bắt đầu mọc răng. Nếu trẻ có những dấu hiệu như nướu, cằm bị sưng, khó chịu, hơi sốt thì rất có thể bé bắt đầu mọc răng rồi đấy. Bạn có thể cho trẻ nhai khăn lạnh để giảm triệu chứng sưng lợi, khó chịu và hỏi bác sĩ về thuốc giảm đau nếu cần.
Trẻ bị nóng
Bé ngủ nhiều bú ít vì sao? Nhiệt độ của phòng cũng khiến trẻ cảm thấy mệt mỏi, thiếu tỉnh táo. Việc này cũng là nguyên nhân khiến trẻ ăn ít hơn bình thường. Để cải thiện tình trạng này bạn hãy dọn dẹp phòng ngủ thoáng mát, mặc quần áo thoải mái cho bé.
Đặc biệt, loại bỏ đồ chơi, thú nhồi bông, chăn thừa…tránh va chạm bé. Chúng có thể không an toàn, thậm chí còn gây ngột ngạt khi trời nóng.
Trẻ mới tiêm phòng
Trẻ sơ sinh biếng ăn ngủ nhiều khi mới tiêm phòng. Sẽ hoàn toàn bình thường khi trẻ ngủ nhiều hơn sau tiêm phòng. Bởi vắc xin sẽ ảnh hưởng đến bé như khi trẻ bị ốm. Bé sẽ xây dựng khả năng miễn dịch với những loại vi rút hoặc vi khuẩn. Tuy nhiên, quá trình này có thể làm tiêu hao năng lượng cơ thể của bé, khiến trẻ cảm thấy mệt mỏi, muốn ngủ nhiều hơn.
Trong khoảng thời gian từ 24-48 giờ sau khi tiêm vắc xin, bé sẽ ngủ nhiều hơn và ngủ giấc dài. Bé sẽ cảm thấy không thèm ăn thì mẹ cũng đừng quá lo lắng.
Trẻ bị sốt
Bé bú ít ngủ nhiều do bị ốm. Khi trẻ bị ốm, thời gian ngủ sẽ tăng lên và ngược lại thì lượng ăn của bé sẽ giảm xuống. Lúc này, mẹ nên để cho bé ngủ theo nhu cầu của bé, không ép bé ăn khiến bé sợ, mệt mỏi hơn và dễ dẫn đến biếng ăn về sau.
Thông thường, trẻ bị ốm do vi rút sẽ diễn ra trong vài ngày, nếu tình trạng trẻ mệt, ốm kéo dài quá 7 ngày thì mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được xử trí kịp thời.

Bé bị phân tâm
Trẻ sơ sinh ăn ít ngủ nhiều khi nào? Khi trẻ được 3 tháng tuổi, bé sẽ biết được nhiều thứ hơn. Về những âm thanh, màu sắc xung quanh sẽ khiến bé bị phân tâm, điều này khiến trẻ quên ăn. Chính vì vậy, khi cho bé ăn bạn nên chọn nơi yên tĩnh, để trẻ tập trung bú hơn.
Trẻ muốn ăn thực phẩm đặc
Trẻ ngủ nhiều bú ít khi trẻ muốn ăn dặm. Khoảng thời gian từ 4-6 tháng bạn sẽ nhận thấy trẻ đột nhiên ngừng bú. Mặc dù trước đó trẻ bú rất nhiều và nhìn chăm chú người khác ăn món gì đó.
Mẹ có thể bắt đầu cho bé ăn dặm khi bé được 5-6 tháng và bắt đầu bằng những món loãng, tập cho trẻ ăn từng chút để giúp bé làm quen. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, có một số thực phẩm giúp cải thiện thói quen ngủ của trẻ, giúp bé ngủ say và nhiều hơn.
Có nên đánh thức trẻ sơ sinh dậy bú?
Thông thường, trẻ sơ sinh có nhu cầu ngủ rất cao. Cần đảm bảo đủ giấc ngủ cho trẻ sơ sinh để trẻ cân bằng sự phát triển toàn diện. Theo các nhà nghiên cứu, trung bình trẻ sơ sinh có thể ngủ kéo dài từ 14-17 tiếng. Trong đó có khoảng 10-12 tiếng là trẻ ngủ giấc đêm. Tuy nhiên, ở một số trẻ sơ sinh thời gian ngủ sẽ lên đến 18 tiếng/ ngày, thậm chí là hơn.
Đối với lượng ăn của trẻ sơ sinh cần chú ý, cứ khoảng 2-3 tiếng trẻ sẽ ăn một lần. Với những bé uống sữa công thức thì thời gian giãn các cữ sẽ lâu hơn. Khi trẻ lớn hơn thì lượng sữa bé ăn vào sẽ tăng lên đồng thời số cữ sẽ giảm xuống. Các bác sĩ nhi khoa khuyên rằng trẻ dưới 6 tháng chưa ăn dặm cần được cung cấp lượng sữa khoảng 60-75ml sữa cho 450g trọng lượng của cơ thể/ 24 giờ. Điều này có nghĩa là với trẻ có trọng lượng 6kg thì trẻ cần tiêu thụ khoảng 800-1000 ml sữa mỗi ngày.
Trẻ sơ sinh ngủ nhiều không dậy bú? Như vậy, nếu mẹ thấy trẻ ngủ quá nhiều và ăn quá ít so với những thông số trên đây mẹ cần đánh thức trẻ dậy khéo léo. Bởi trẻ sơ sinh bú ít sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, nên mẹ cần cân đối giấc ngủ và bữa ăn cho trẻ một cách khoa học.

Khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh ngủ nhiều bú ít
Đối với tình trạng bé mê ngủ không chịu bú thì việc cha mẹ cân đối cho trẻ ngủ và bú theo thời gian biểu. Hãy đánh thức trẻ dậy nếu thấy trẻ ngủ quá lâu bởi dạ dày của trẻ còn rất nhỏ, cần bú nhiều lần để đảm bảo được bổ sung đầy đủ dưỡng chất. Bên cạnh đó, với trẻ bú mẹ thì cần được bú nhiều cữ hơn bởi sữa mẹ rất dễ tiêu hóa nên trẻ sẽ nhanh đói hơn.
Để dễ dàng cải thiện tình trạng trẻ sơ sinh ngủ nhiều bú ít, các mẹ có thể từ từ đánh thức trẻ dậy để trẻ không bị gắt ngủ:
Chạm nhẹ vào trẻ
Trẻ sơ sinh khá nhạy cảm chỉ cần bạn chạm nhẹ là trẻ có thể tỉnh giấc. Hãy chạm nhẹ tay vào má của bé, hoặc chạm khẽ vào bàn chân trẻ, để trẻ tỉnh giấc dễ dàng.

Bỏ chăn quấn
Thông thường trẻ sẽ cảm thấy ngủ ngon hơn khi được nằm trong chăn ấm. Chính vì vậy, khi mẹ muốn đánh thức trẻ, chỉ cần bỏ bớt lớp chăn quấn và tã lót nếu có. Lúc này trẻ sẽ lập tức tỉnh dậy mà không bị gắt ngủ.
Làm mát cho trẻ
Nếu thấy trẻ ngủ quá sâu, khó đánh thức thì mẹ hãy dùng một chiếc khăn nhúng nước ấm để lau nhẹ vào mông, tay, chân, lưng của trẻ. Việc làm này sẽ giúp trẻ tỉnh giấc một cách nhanh chóng.
Cho trẻ bú mẹ
Mẹ hãy khuyến khích cho trẻ bú mẹ theo bản năng tự nhiên, khi trẻ đói trẻ có thể cảm nhận được nguồn sữa và tự động tỉnh giấc để đòi bú.
Trên đây là những thông tin hữu ích giúp mẹ khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh ngủ nhiều bú ít. Hy vọng rằng cha mẹ sẽ có thêm kinh nghiệm trong việc chăm sóc bé yêu cũng như cải thiện tình trạng trẻ bú ít ngủ nhiều một cách hiệu quả. Tuy nhiên, cha mẹ cần theo dõi trẻ hàng ngày, nếu thấy trẻ có những dấu hiệu khác như ngủ li bì, mệt mỏi, đổ mồ hôi, quấy khóc, bỏ bú…lúc này cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tìm ra phương pháp cải thiện kịp thời, tránh những nguy hiểm không may xảy ra. Chúc các bạn sức khỏe!
Nguồn: https://fitobimbi.vn/