Trẻ sơ sinh hay vặn mình là hiện tượng thường thấy và không đáng lo ngại. Tuy nhiên, đôi khi có những bé vặn mình kèm theo biểu hiện bất thường khiến cha mẹ hết sức lo lắng. Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ hiểu hơn về tình trạng vặn mình ở trẻ.
Vặn mình ở trẻ sơ sinh là gì?
Vặn mình, gồng mình là những “kỹ năng” chỉ có ở những bé sơ sinh. Hiện tượng này thường diễn ra trong khoảng vài phút trước khi ngủ hoặc sau khi thức dậy. Theo giải thích khoa học, vặn mình được xem là phản xạ bình thường của cơ thể. Sau khi sinh, vỏ não, các tế bào thần kinh và thể vẫn chưa hoàn thiện nên những hoạt động dưới vỏ chiếm ưu thế hơn. Do đó, trẻ vặn mình để tìm cách thích nghi với môi trường bên ngoài.
Thế nhưng, đôi khi trẻ hay vặn mình có thể là biểu hiện của một bệnh lý tiềm ẩn. Vì vậy, khi bé sơ sinh hay vặn mình, cha mẹ cần tìm hiểu cụ thể xem liệu đó có phải là dấu hiệu sinh lý hay bệnh lý nào đó hay không. Qua đó, chủ động tìm kiếm giải pháp để sớm khắc phục.
Vì sao trẻ sơ sinh hay vặn mình
Như ở trên đã đề cập, trẻ vặn mình có thể do yếu tố bên ngoài tác động, nhưng cũng có thể bắt nguồn từ nguyên nhân tiềm ẩn trong cơ thể bé:
Các yếu tố bên ngoài khiến trẻ sơ sinh hay vặn mình
- Phòng ngủ của bé không được thoải mái, quá nóng hoặc quá lạnh, nhiều ánh sáng và tiếng ồn lớn
- Trẻ có thể hay vặn mình khi đói hoặc no. Đôi khi, nếu bú quá no, trẻ vặn mình có thể gây ọc sữa vô cùng nguy hiểm
- Khi bị táo bón, phải rặn nhiều, gồng mình để cố gắng tống chất thải ra ngoài
- Tã bé ướt, quần áo quá chật chội,… cũng là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh hay vặn mình
Trẻ vặn mình do bệnh lý
- Hạ canxi máu: Trẻ sơ sinh nếu không được chăm sóc hợp lý sẽ rất dễ bị thiếu canxi. Các biểu hiện thường gặp ở trẻ thiếu canxi là trẻ dễ cáu kỉnh, quấy khóc về đêm, gồng mình, vặn vẹo khi ngủ, ngủ không ngon giấc, thậm chí có giật, tím tái
- Một số bệnh lý khác: Dị ứng da gây ngứa, côn trùng đốt, vật thể lạ chui vào tai,…
Trẻ vặn mình do bệnh lý thường kèm theo một số biểu hiện đặc trưng như: ngủ không yên giấc, đổ mồ hôi trộm, nấc cụt, nôn ói, vặn mình, quấy khóc, giật mình, rụng tóc, chậm mọc răng, còi xương,…
Cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon không vặn mình
Nhìn chung, trẻ sơ sinh vặn mình không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, mẹ có thể áp dụng những cách sau để giúp bé thư giãn và giảm khó chịu hơn:
Xoa dịu bé
Khi bé vặn mình, rướn người, mẹ hãy chạy lại ôm bé vào lòng để cảm thấy dễ chịu, thoải mái hơn. Ngoài ra, mẹ có thể massage, hát ru hoặc trò chuyện cùng bé. Điều này sẽ giúp bé thấy an toàn và được chở che.
Thay tã bỉm khô thoáng, êm ái
Để đối phó với tình trạng trẻ sơ sinh hay vặn mình, sau khi đi tiểu hoặc đại tiện, mẹ nên thay bỉm cho bé ngay để tránh tã ướt gây khó chịu, ngứa ngáy. Ngoài ra, mẹ nên ưu tiên chọn các loại tã bỉm có khả năng thấm hút tốt, mềm mại để tạo cho bé cảm giác thoải mái, êm ái.
Ngoài ra, mẹ cũng nên chú ý đến trang phục ngủ của bé. Da con rất nhạy cảm nên quần áo của bé cần đủ rộng để không gây cọt sát. Ngoài ra, mẹ cũng cần chú ý đến vệ sinh phòng sạch sẽ, thường xuyên giặt giũ chăn nệm để cho bé không gian thoáng mát, thoải mái nhất.
Cho trẻ tắm nắng thường xuyên
Ánh nắng mặt trời không chỉ giúp cơ thể hấp thụ vitamin D mà còn tiêu diệt vi khuẩn có hại trên da. Vì vậy, mẹ hãy thường xuyên dẫn bé ra ngoài tắm nắng nhé! Thời gian thích hợp để tắm nắng là vào buổi sáng hoặc chiều.
Mẹ không nên kiêng khem quá mức
Trong giai đoạn cho con bú, mẹ không nên kiêng khen mà cần ăn đa dạng thực phẩm, kể cả các loại cá như cá ngừ, cá thu, cá hồi,… để cung cấp nguồn canxi cho sữa, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho bé yêu phát triển.
Quan tâm đến cảm xúc của bé
Hành động vặn mình, gồng mình là cách giúp trẻ giãn cơ và khớp khi nằm một chỗ quá lâu. Bên cạnh đó, hành động này cũng thay lời muốn nói rằng “con đang khó chịu, đói, mệt hay ướt tã”. Chính vì vậy, cha mẹ nên quan tâm đến những biểu hiện dù là nhỏ nhất để có biện pháp khắc phục kịp thời.
Kiểm tra nhiệt độ phòng
Nhiệt độ phòng quá lạnh hoặc quá nóng cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ, khiến trẻ sơ sinh hay vặn mình, khó ngủ vào ban đêm. Vì vậy, mẹ hãy chắc chắn rằng không bật nhiệt độ điều hòa quá thấp.
Kiểm tra trên làn da của trẻ
Nếu trẻ sơ sinh hay vặn mình về đêm, mẹ nên kiểm tra xem trên da có gì bất thường không, chẳng hạn như mẩn đỏ, viêm loét, sốt,… Khi biết được nguyên nhân khiến trẻ vặn mình, cha mẹ sẽ biết cách xử lý hợp lý hơn.
Bổ sung canxi cho bé
Nếu trẻ sơ sinh vặn mình do thiếu canxi, con yêu cần được nhận đủ lượng vi chất cần thiết để phát triển tối ưu. Mẹ có thể cho bé dùng một số loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng nhằm bổ sung canxi cho cơ thể.
Song song với đó, mẹ cũng cần bổ sung cho bé vitamin D. Bởi vitamin này có vai trò quan trọng trong chuyển hóa và hấp thu canxi trong cơ thể. Có vitamin D, canxi mới được hấp thu về đúng điểm đích.
Fitobimbi Sonno – Hỗ trợ giảm vặn mình, giúp bé ngủ ngon sâu giấc
TPBVSK Fitobimbi Sonno được chiết xuất từ lá tía tô đất, hoa đoạn lá bạc, hoa lạc tiên tây giúp hỗ trợ bé ngủ ngon sâu giấc một cách tự nhiên mà không ảnh hưởng đến thần kinh, giảm căng thẳng, cải thiện chất lượng giấc ngủ cho bé.
Sản phẩm được nhập khẩu nguyên hộp từ Italy, dạng nhỏ giọt tiện dụng. Siro thuần thực vật, có vị nguyên bản, dễ uống, không chứa lactose và gluten, đạt tiêu chuẩn FDA, cGMP-Hoa Kỳ, đảm bảo an toàn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Sản phẩm đã có mặt tại hơn 60 quốc gia và được tin dùng bởi hàng triệu bà mẹ trên khắp thế giới. Tại Việt Nam, Fitobimbi Sonno xuất hiện trên 7 năm, được các chuyên gia y tế đầu ngành đánh giá cao, khuyên dùng cho bé từ 1 ngày tuổi đến 12 tuổi, giúp hỗ trợ bé ngủ sâu ngon giấc.
Trẻ sơ sinh vặn mình khi nào cần đến bác sĩ?
Cha mẹ cần đưa bé ngay tới bệnh viện khi phát hiện thấy những dấu hiệu bất thường sau:
- Hạ canxi máu: Với các biểu hiện đặc trưng như chậm lên cân, quấy khóc, nấc, đổ mồ hôi trộm, nôn mửa, rụng tóc, tăng kích thích thần kinh cơ, giật mình,…
- Trẻ sơ sinh quấy khóc kéo dài, sụt cân, vặn mình khó ngủ
- Nếu trẻ vặn mình và tỉnh giấc thường xuyên kèm theo cơn khó thở thì khả năng cao bé mắc chứng tắc nghẽn mãn tính
- Trẻ có các biểu hiện về thần kinh như tổn thương dây thần kinh, rối loạn thần kinh bẩm sinh, có thể gây vặn mình, giật mình khi ngủ
Trên đây là một vài thông tin về hiện tượng trẻ sơ sinh hay vặn mình. Mong rằng những chia sẻ này sẽ giúp ích được cho các mẹ trong quá trình chăm sóc bé yêu!