Nội dung chính

Tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân, dấu hiệu, mẹo chữa

Tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh là vấn đề thường gặp, song đa phần không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu chủ quan, điều trị sai cách, bệnh sẽ để lại nhiều biến chứng ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của mắt. Cùng chúng tôi tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách chăm sóc trẻ bị tắc tuyến lệ trong bài viết dưới đây nhé!

tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh

Bệnh tắc tuyến lệ là gì?

Tuyến lệ được hình thành trong hệ xương của mắt, bắt đầu từ rãnh mũi, mắt nằm giữa mầm mũi ngoài và mầm hàm trên. Trong khoang mắt, bên trên và dưới mỗi con mắt đều có tuyến lệ. Kích thước tuyến lệ rất nhỏ, chỉ bằng hạt đầu, hình tròn dẹt.

Tuyến lệ gồm 2 loại: tuyến lệ chính và tuyến lệ phụ. Tuyến lệ đóng vai trò quan trọng trong việc giữ ấm, cung cấp oxy cho nhãn cầu. Ngoài ra, khi khóc, nước mắt chứa kháng viêm sẽ làm sạch, loại bỏ tác nhân gây tổn thương, từ đó bảo vệ mắt cho bé.

Bệnh tắc tuyến lệ là gì?

Bệnh tắc tuyến lệ xảy ra chủ yếu ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nguyên nhân do cơ quan này chưa phát triển hoàn toàn nên dễ bị kích ứng bởi các yếu tố bên ngoài. Bệnh tuyến lệ sẽ khiến trẻ khi khóc bị chảy nước mắt cả ở mũi, phần tắc có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào từ lệ quản, điểm lệ,… Trường hợp bị tắc kéo dài sẽ bị ứ đọng tại trí vị túi lệ, gây nhiễm trùng, xuất hiện mủ, đặc biệt là khi ấn vào vùng góc trong mắt.

Nguyên nhân tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh

Tắc tuyến lệ là một bệnh lý phổ biến và thường có biểu hiện trong những ngày đầu sau sinh. Bất thường này xuất phát nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó những yếu tố sau được coi là thường gặp nhất: Dò ống lệ mũi bẩm sinh và không có hoặc hẹp điểm lệ nằm ở góc trong của mắt.

Tỷ lệ trẻ bị tắc tuyến lệ bẩm sinh chiếm khoảng 50%. Nguyên nhân thường do khi còn trong bào thai, quá trình hình thành tuyến lệ chưa hoàn chỉnh nên đầu dưới của ống lệ mũi còn màng tắc hoặc do biến dạng ống xương của ống lệ mũi.

Nguyên nhân tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh

Ngoài ra, trẻ gặp bất thường vùng xương hàm mặt cũng làm tăng nguy cơ mắc chứng tắc tuyến lệ. Với những trẻ bị polyp mũi gây tắc nghẽn đường thoát nước mắc của ống lệ mũi cũng có thể dẫn đến tắc tuyến lệ. Hoặc bất kỳ khối u nào gây chèn ép ống dẫn nước mắt đều có thể là nguyên nhân của bệnh tắc tuyến lệ.

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tắc tuyến lệ

Để biết trẻ sơ sinh bị tắc tuyến lệ hay không, ba mẹ có thể quan sát theo một số biểu hiện sau:

  • Khi trẻ khóc, nước mắt không chảy ra. Hoặc những lúc bé không có tác động của cảm xúc những nước mắt lại chảy ra kèm theo nhầy và sự trào ngược trong túi lệ
  • Trẻ thường bị tắc tuyến lệ vào những ngày thời tiết lạnh hoặc nhiều nắng và gió. Nước mắt trẻ sẽ chảy ra ở phần cuối của ống lệ mũi bị tắc
  • Trẻ thường dụi mắt, bị đỏ da ở bờ mi mắt, chảy gỉ mắt, tròng trắng đỏ, thị lực mờ, đau ở phía góc trong của mắt
  • Có nước mắt đọng lại ở khóe mi. Một số trẻ còn tạo thành ngấn đầy nước mắt và đọng thành từng giọt như vừa mới khóc xong
  • Xuất hiện các tình trạng như viêm bờ mi, viêm kết mạc, viêm giác mạc,… đi kèm với biểu hiện mắt chảy mủ, nước mắt bị nhuốm máu, mắt mờ đục, sốt nhẹ,…

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tắc tuyến lệ

Tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh có tự khỏi không?

Theo thống kê, có khoảng 20% trẻ em ra đời và bị tắc tuyến lệ bẩm sinh. Trường hợp này, nếu được chăm sóc tốt, trẻ có thể tự khỏi sau một vài tuần. Tuy nhiên, ở những trẻ tắc tuyến lệ nặng, tình trạng bệnh có thể kéo dài, thậm chí cần được can thiệp phẫu thuật để thông tuyến lệ.

Mẹo chữa tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh tại nhà

Ở trẻ sơ sinh, trước 3 tháng tuổi nếu phát hiện con bị tắc tuyến lệ, ba mẹ có thể chăm sóc tại nhà theo một số mẹo sau đây:

Chườm ấm

Tắc tuyến lệ ở trẻ nếu có hiện tượng tích tụ ghèn, mẹ hãy lấy một chiếc khăn sạch hoặc bông gòn nhúng nước và vệ sinh nhẹ nhàng xung quanh khu vực mắt bè. Trong quá trình thực hiện, mẹ nên cẩn thận để tránh đụng vào nhãn cầu của con.

Tuyến lệ nằm giữa mí mắt dưới và mũi, khu vực miệng tuyến lệ ở phần mí dưới. Vì vậy nếu bé bị tắc đồng thời cả 2 bên mắt, mẹ nên dùng bông gòn hoặc khăn sạch khác để lau bên mắt còn lại.

Chườm ấm

Massage hốc mắt

Tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh phải làm sao? Để nới lỏng tuyến lệ và làm sạch khu vực này, ba mẹ có thể áp dụng biện pháp massage. Đầu tiên, bạn cần rửa tay thật sạch, sau đó ấn nhẹ vào tuyến lệ, dọc theo phần trên của mũi và mí mắt dưới.

Lưu ý, động tác massage cần thực hiện nhẹ nhàng, với tần suất khoảng 2 lần/ngày, để không gây tổn thương cho bé. Đối với mẹo này, trước khi thực hiện, tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Nhỏ mắt

Nếu tình trạng tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh do nhiễm trùng, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc mỡ hoặc thuốc kháng sinh để làm sạch ổ vi khuẩn. Ngoài ra, có thể kết hợp thêm nhỏ mắt bằng nước muối sinh lý hoặc dùng bông gòn thấm dung dịch vệ sinh và lau mắt bé thật nhẹ nhàng.

Nhỏ mắt

Tắc tuyến lệ ở trẻ khi nào cần thông?

Kỹ thuật này gồm 3 phương pháp chính như sau:

  • Đặt luồng ống thông: Bằng việc sử dụng ống nhỏ silicon hoặc polyurethane, phương pháp này sẽ giúp mở các tắc nghẽn thu hẹp trong hệ thống nước mắt. Từ đó giúp điều trị triệt để chứng tắc tuyến lệ
  • Giãn thông qua ống thông bóng: Phương pháp này được chỉ định cho đối tượng trẻ sơ sinh, trẻ đang tập đi và người mắc tắc tuyến lệ một phần. Giãn thông qua ống thông bóng sẽ giúp mở các đoạn tuyến lệ bị thu hẹp hoặc bị chặn bởi sẹo, viêm,…
  • Phẫu thuật mở túi lệ xuống đến tận mũi: Thường được chỉ định cho những trường hợp áp dụng 2 phương pháp trên không thấy hiệu quả hoặc đối tượng chống chỉ định ống thông
  • Nội soi: Phương pháp này có ưu điểm là phục hồi nhanh và không để lại sẹo. Tuy nhiên, tỷ lệ thành công lại không cao bằng mổ mở

Hầu hết trẻ bị tắc tuyến lệ được chẩn đoán xác định bệnh qua triệu chứng và dấu hiệu lâm sàng. Nếu do tuyến lệ chưa phát triển hoàn toàn, biện pháp chăm sóc sẽ giúp bệnh tự khỏi sau một thời gian. Vậy tắc tuyến lệ khi nào cần thông?

Tắc tuyến lệ ở trẻ khi nào cần thông?

Trên thực tế, tùy vào nguyên nhân và đối tượng mà bác sĩ sẽ tư vấn điều trị phù hợp:

  • Trẻ sơ sinh: Thường không cần điều trị mà tự khỏi khi trẻ được 1 tuổi
  • Trẻ hơn 1 tuổi: Nếu tuyến lệ của trẻ vẫn bị tắc sẽ cần can thiệp bằng các kỹ thuật đặc biệt

Ngoài ra, trẻ còn có thể được chỉ định bơm rửa lệ đạo nếu tắc tuyến lệ trong những trường hợp sau:

  • Trước khi thông tuyến lệ
  • Trước khi thực hiện phẫu thuật can thiệp vào nội nhãn, phổ biến như phẫu thuật glocom, phẫu thuật đục thủy tinh thể
  • Điều trị viêm loét giác mạc

Thông tắc tuyến lệ có thể giải quyết được các trường hợp nặng, nguy cơ biến chứng cao. Song chống chỉ định với trẻ bị áp xe túi lệ. Do đó, ba mẹ cần đưa trẻ đi thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán trước khi phẫu thuật.

Cách ngăn ngừa trẻ sơ sinh bị tắc tuyến lệ

Để ngăn ngừa nguy cơ mắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh, ba mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau đấy:

  • Ba mẹ cần rửa tay thật sạch bằng dung dịch xà phòng trước khi massage ống dẫn lưu cho bé
  • Hạn chế để bé chà mắt hoặc dụi mắt thường xuyên
  • Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với những bệnh nhân bị viêm kết mạc
  • Không hút thuốc lá ở khu vực trẻ sinh hoạt và vui chơi

Nếu tình trạng tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh kéo dài và các biện pháp chăm sóc không có hiệu quả, ba mẹ nên sớm đưa trẻ tới cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị. Đặc biệt lưu ý, trong thời gian mắc bệnh, ba mẹ không để trẻ đưa tay lên dụi mắt, khiến tình trạng tắc tuyến lệ nặng hơn, thậm chí có nguy cơ bội nhiễm.

Chia sẻ bài viết này