Nội dung chính

Phân sống ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân và cách khắc phục

Đi ngoài phân sống là một trong những biểu hiện thường gặp ở trẻ sơ sinh. Tình trạng này kéo dài có thể khiến bé còi xương, chậm lớn, thậm chí là suy dinh dưỡng. Vậy nguyên nhân của tình trạng này là gì, dấu hiệu và các biện pháp khắc phục ra sao? Tham khảo bài viết dưới đây để có kiến thức chăm con hiệu quả.

Hiện tượng đi ngoài phân sống ở trẻ sơ sinh

Đi ngoài phân sống là thuật ngữ y khoa chỉ tình trạng ăn gì đi đó. Khi trẻ đi ngoài phân sống, mẹ có thể thấy phân nát, kèm theo mẩu vụn thức ăn, hạt lợn cợn, có nhầy và ngả màu vàng. Khi xét nghiệm, phân của bé có thể còn nguyên chất đạm, tinh bột hoặc lipid chưa tiêu hóa hết.

Phân sống là hiện tượng phân kèm thức ăn chưa tiêu hóa hết
Phân sống là hiện tượng phân kèm thức ăn chưa tiêu hóa hết

Trẻ đi phân sống thường có biểu hiện chướng bụng, ậm ạch, quấy khóc. Tình trạng này không gây nguy hiểm sức khỏe và tính mạng trẻ nhưng kéo dài sẽ làm giảm hấp thu dưỡng chất. Vì vậy, mỗi khi thay tã hoặc bỉm, mẹ cần quan sát màu sắc, hình thái, cấu trúc của phân để sớm nhận biết tình trạng đi ngoài phân sống và có biện pháp xử lý kịp thời.

Hình ảnh trẻ sơ sinh đi ngoài phân sống

Phân sống ở trẻ sơ sinh có các dấu hiệu đặc trưng cơ bản là:

  • Phân có chất nhầy
  • Lợn cợn các hạt trắng, xám
  • Phân có mùi chua, có nhầy hoặc bọt do thức ăn chưa tiêu hóa kịp lên men
  • Màu phân sẫm hơn, đôi lúc có màu xanh nhẹ
  • Phân có thể dính một chút máu tươi do bị tổn thương niêm mạc hậu môn

Mẹ có thể nhận biết dựa vào các hình ảnh sau:

Phân sống ở trẻ sơ sinh thường nhiều nước
Phân sống ở trẻ sơ sinh thường nhiều nước
Trẻ sơ sinh đi ngoài phân sống trong những tháng đầu
Trẻ sơ sinh đi ngoài phân sống trong những tháng đầu
Hình ảnh phân sống của trẻ sơ sinh có nhầy và nước
Hình ảnh phân sống của trẻ sơ sinh có nhầy và nước
Phân sống của trẻ sơ sinh có màu sẫm, lợn cợn hạt
Phân sống của trẻ sơ sinh có màu sẫm, lợn cợn hạt
Phân kèm thức ăn chưa kịp tiêu hóa của bé
Phân kèm thức ăn chưa kịp tiêu hóa của bé
Hình ảnh giúp mẹ nhận biết phân sống của bé
Hình ảnh giúp mẹ nhận biết phân sống của bé

Nguyên nhân trẻ sơ sinh đi ngoài phân sống

Hiện tượng trẻ trong độ tuổi ăn dặm đi ngoài phân sống là điều hết sức bình thường. Bởi vì lúc này tiêu hóa của con chưa được hoàn thiện. Vì vậy khi phải làm quen với thức ăn khác ngoài sữa con cần thời gian thích nghi. Đa số, tình trạng này sẽ tự cải thiện sau một thời gian tập ăn. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý nếu bé cảm thấy quấy khóc, khó chịu đồng thời tình trạng phân sống kéo dài thì đây không còn là hiện tượng sinh lý bình thường. Theo các chuyên gia, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng phân sống ở trẻ sơ sinh. Cụ thể:

Trẻ sơ sinh ăn dặm quá sớm có thể khiến đi ngoài phân sống
Trẻ sơ sinh ăn dặm quá sớm có thể khiến đi ngoài phân sống
  • Trẻ ăn dặm quá sớm: Nhiều mẹ vì muốn con tăng cân nhanh nên đã cho bé ăn dặm sớm hơn thời điểm khuyến nghị là 6 tháng tuổi. Điều này khiến hệ tiêu hóa chưa sẵn sàng tiếp nhận nguồn thức ăn khác ngoài sữa. Vì vậy dẫn đến tổn thương, gây ra hiện tượng đi ngoài phân sống.
  • Trẻ không hợp sữa công thức: Một số loại sữa công thức có lượng đạm cao khiến cơ thể bé không thể hấp thu, dẫn đến việc đi ngoài phân sống. Ngoài ra ở trường hợp dị ứng, bất dung nạp lactose cũng có thể gặp hiện tượng này.
  • Chế độ ăn dư thừa chất: Hầu hết các mẹ đều cho rằng bé ăn thật nhiều chất đạm, chất béo sẽ giúp tăng cân và phát triển nhanh. Nhưng điều này lại làm mất cân bằng trong chế độ ăn khiến hệ tiêu hóa rối loạn gây ra hiện tượng kém hấp thu, đi ngoài phân sống.
  • Dùng kháng sinh kéo dài: Không chỉ người lớn, mà trẻ nhỏ khi dùng kháng sinh kéo dài cũng sẽ xuất hiện tổn thương ở đường tiêu hóa. Kháng sinh không chỉ tiêu diệt hại khuẩn mà còn làm chết lợi khuẩn trong ruột, khiến bé bị giảm hấp thu, ăn gì thải đó.
  • Trẻ sinh non, sinh mổ: Ở những bé sinh non hoặc sinh mổ do không có cơ hội tiếp xúc với các lợi khuẩn đường ruột của mẹ như Bifidobacterium, Bacteroides, Lactobacillus nên hệ tiêu hóa thường dễ bị mất cân bằng. Do đó ở những bé này nguy cơ đi ngoài phân sống cao hơn.
  • Trẻ mắc bệnh: Một số trường hợp đi ngoài phân sống ở trẻ sơ sinh khởi phát từ chức năng gan bị kém hoặc tắc ống dẫn mật. Điều này cản trở quá trình hấp thu dinh dưỡng, khiến cho thức ăn không tiêu hóa hết và thải ra ngoài.
  • Môi trường sống ô nhiễm: Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh vốn còn non nớt nên nếu sống trong môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi, đồ chơi hoặc vật nuôi bị nhiễm khuẩn trẻ có nguy cơ bị vi khuẩn, virus, ký sinh trùng xâm nhập gây ra hiện tượng đi ngoài phân sống.

Trẻ sơ sinh đi ngoài phân sống kéo dài có nguy hiểm không?

Theo các chuyên gia, với trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 3 tháng đầu sau sinh mặc dù xảy ra hiện tượng đi ngoài phân sống nhưng nếu con vẫn tăng cân ổn định thì mẹ không cần quá lo. Bé có thể đi ngoài ngày 4-5 lần nhưng việc này sẽ dần biến mất khi con lớn hơn.  Với trẻ dùng sữa công thức đi ngoài phân sống, mẹ cần nghĩ đến khả năng con không hợp sữa, từ đó có những thay đổi để bé hấp thu tốt hơn.

Tuy nhiên không phải vì thế mà mẹ được phép chủ quan mà cần quan sát để có can thiệp kịp thời. Việc trẻ sơ sinh đi ngoài phân sống kéo dài có thể tiềm ẩn nguy cơ rối loạn tiêu hóa. Nếu không thăm khám, hỗ trợ kịp thời tình trạng này có thể gây suy dinh dưỡng, chậm lớn ở trẻ. Bé có thể chậm phát triển cả về thể chất, trí tuệ so với bạn bè. Đặc biệt nguy hiểm hơn là tình trạng co giật do thiếu calcium. 

Do đó, trẻ sơ sinh đi ngoài phân sống kèm theo các dấu hiệu sau mẹ cần nhanh chóng đưa bé đi gặp bác sĩ:

  • Bé đi ngoài phân sống kèm theo biểu hiệu thiếu nước
  • Bé đi ngoài liên tục trong 3 tháng đầu sau sinh
  • Bé có dấu hiệu biếng ăn, mệt mỏi, chậm tăng cân
  • Bé nôn ói, nóng sốt
  • Tình trạng phân sống kéo dài trên 10 lần/ ngày, có dấu hiệu tiêu chảy cấp
  • Trong phân có máu tươi kèm bọt và nhiều nước

Khi bé đi ngoài phân sống với tần suất nhiều mẹ không tự ý cho con dùng thuốc cầm tiêu chảy. Điều này có thể đe dọa tính mạng do phần thức ăn không được đào thải ra ngoài, giữ lại bên trong gây tắc ruột.

Làm thế nào để hạn chế tình trạng đi ngoài phân sống ở trẻ sơ sinh?

Trẻ sơ sinh đi ngoài phân sống ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển. Vì vậy, khi con có dấu hiệu này mẹ cần cân đối chế độ ăn uống và làm các cách dưới đây để giúp cải thiện tình hình.

Thay đổi chế độ ăn của bé

Chế độ ăn của bé nên bắt đầu từ bột loãng
Chế độ ăn của bé nên bắt đầu từ bột loãng
  • Với trẻ ăn dặm mẹ nên tăng cường thực phẩm dễ tiêu và giàu dinh dưỡng như cháo ninh thịt, hầm rau củ quả. Trong chế độ ăn của bé tạm thời cần ngưng các đồ ăn tanh như cá, tôm, cua, lươn. Đợi khi phân bé trở lại lại bình thường thì có thể ăn tất cả các loại thực phẩm.
  • Không chỉ thế, thức ăn của bé nên được nấu nhừ, băm nhỏ để giúp dễ tiêu. Mẹ nên chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa trong ngày để tránh quá tải cho hệ tiêu hóa. Khi đường ruột hoạt động ổn định mẹ có thể cho bé ăn lại từ từ.
  • Lưu ý, giai đoạn tập ăn trẻ nên được ăn bột loãng để làm quen dần.  Về thời gian nấu, sau khi nước sôi cần đun nhỏ lửa thêm 15-20 phút cho bột nở bén mới thôi. Nhiều mẹ có thói quen nấu bột rất nhanh, chỉ sôi khoảng tầm 5 phút là đã tắt bếp và cho bé ăn. Đây là một trong những nguyên nhân khiến trẻ đi ngoài phân sống.

Tăng cường cữ bú của con

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho bé trong 6 tháng đầu. Loại sữa này không chỉ chứa chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển mà còn cung cấp kháng thể, lợi khuẩn để tăng đề kháng, phòng ngừa nhiễm khuẩn. Với trẻ sơ sinh đi ngoài phân sống bú mẹ không chỉ là cách bù nước mà còn tăng khả năng hồi phục, tránh các biến chứng nguy hiểm.

Bổ sung lợi khuẩn cho bé

Với trường hợp đi ngoài phân sống do loạn khuẩn đường ruột mẹ hãy tăng cường lợi khuẩn giúp bé cân bằng lại hệ vi sinh đường ruột. Theo các chuyên gia, khi lợi khuẩn được tăng cường cơ thể của bé sẽ tự điều tiết enzym tiêu hóa như lactase, protase để tiêu hóa thức ăn. Từ đó cải thiện tình trạng đi ngoài phân sống phần nào.

Để bổ sung lợi khuẩn ngoài sữa chua, mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để dùng thêm các sản phẩm hỗ trợ bên ngoài.

Chế độ ăn cho mẹ hợp lý

Ngoài cháo và bột thì sữa mẹ vẫn là nguồn thức ăn chính của trẻ sơ sinh. Vì vậy, nếu bé đi ngoài phân sống mẹ hãy thay đổi chế độ ăn uống của mình sao cho hợp lý. Cụ thể:

  • Tránh đồ ăn cay, nóng, đồ tái hoặc sống
  • Hạn chế đồ uống có cồn hoặc gas
  • Tăng cường rau xanh, hoa quả
  • Bổ sung mỗi ngày 1 hộp sữa chua

Lời kết:

Đi ngoài phân sống ở trẻ sơ sinh không phải hiện tượng hiếm gặp. Tuy nhiên mẹ không được phép chủ quan mà cần theo dõi kịp thời để có biện pháp can thiệp. Nếu không có sự thuyên giảm bé cần đi gặp bác sĩ để được chỉ định phương pháp điều trị tốt hơn.

Chia sẻ bài viết này