Trẻ bị nôn đi ngoài không sốt tiềm ẩn bệnh lý nguy hiểm. Do đó các bậc phụ huynh cần phải tìm hiểu thật kỹ và có biện pháp xử lý kịp thời. Dưới đây là những thông tin cần thiết về căn bệnh này.
✔️✔️✔️ Trẻ sốt không rõ nguyên nhân vẫn chơi bình thường xử lý thế nào?
Vì sao trẻ bị nôn đi ngoài không sốt?
Nôn trớ là một trong những dấu hiệu của bệnh tiêu chảy. Tình trạng này thường xuất hiện sớm trước khi trẻ có biểu hiện đi ngoài phân lỏng. Trẻ có thể nôn vài lần hoặc liên tục trong ngày. Tuy nhiên, bố mẹ cần lưu ý rằng, tình trạng này khác với nôn trớ thông thường. Bởi dịch lúc này chủ yếu là nước, chất điện giải và một lượng nhỏ thức ăn. Theo các chuyên gia, nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ bị nôn đi ngoài không sốt là do:
Rối loạn tiêu hóa
Trong những năm tháng đầu, hệ tiêu hóa của bé còn yếu. Việc ăn thức ăn lạ có thể khiến cho cơ thể “đình công”, hệ vi sinh đường ruột rối loạn, thức ăn không được tiêu hóa dẫn đến nôn trớ, tiêu chảy.
Viêm dạ dày cấp hoặc uống kháng sinh nhiều
Trẻ bị nôn đi ngoài không sốt có thể là do bệnh lý dạ dày hoặc uống quá nhiều kháng sinh. Theo chuyên gia, khi bị dạ dày trẻ thường đi ngoài phân lỏng, lẫn nước có nhầy nhưng không có máu. Nếu bị tiêu chảy do dùng kháng sinh trẻ sẽ có những triệu chứng điển hình như là phân sống, có mủ và máu nhưng không kèm sốt.
Thực phẩm không hợp vệ sinh
Sử dụng thực phẩm không hợp vệ sinh cũng là nguyên nhân khiến cho bé tiêu chảy và nôn. Theo chuyên gia những loại thức ăn như: Để lâu, quá hạn, bị nấm mốc, không rửa sạch dễ tạo điều kiện cho các vi khuẩn sinh sôi. Việc ăn những thực phẩm này sẽ khiến cho tiêu hóa ảnh hưởng, trẻ bị nôn và đi ngoài. Không chỉ thế thói quen mút tay, bú bình bẩn hoặc chơi đồ chơi không hợp vệ sinh cũng sẽ khiến trẻ nôn, tiêu chảy.
Bị tiêu chảy cấp đơn thuần
Việc nôn nhiều lần trong ngày có mối liên hệ mật thiết với bệnh tiêu chảy. Theo nghiên cứu khoa học, tình trạng tiêu chảy, nôn trớ để lâu sẽ gây biến chứng vô cùng nguy hiểm, thậm chí tử vong cho bé. Đầu tiên là phải kể đến tiêu chảy cấp khiến bé mất nước và chất điện giải quan trọng như Kali, Natri,… rơi vào trạng thái lừ đừ, hôn mê.
Trẻ bị nôn đi ngoài không sốt có nguy hiểm không?
Theo chuyên gia, tình trạng nôn trớ, tiêu chảy kéo dài có thể gây ra rất nhiều biến chứng. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tiêu chảy kéo dài khiến trẻ mất nước và chất điện giải. Nếu đi ngoài nhẹ, tình trạng mất nước thường không đáng kể. Nhưng nếu ở mức độ trung bình hoặc nặng, kèm theo tình trạng nôn trớ thì điều này có thể xảy ra.
- Đầu tiên mất nước và chất điện giải có thể khiến não tổn thương, gây ra co giật
- Thứ hai, việc tiêu chảy cũng như nôn mửa kéo dài sẽ khiến cho tiêu hóa ảnh hưởng, bé kém hấp thu dinh dưỡng dẫn tới còi xương, chậm lớn, suy dinh dưỡng,…
Vì vậy, trẻ có những dấu hiệu mất nước sau đây, bố mẹ cần phải đưa bé đi khám để được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.
- Người mệt mỏi, uể oải
- Khô miệng, khát nước
- Nước tiểu vàng đậm, tiểu ít
- Không có hoặc rất ít nước mắt khi khóc
- Da khô
Cách xử lý hiệu quả tình trạng nôn trớ, đi ngoài không sốt ở trẻ
Nếu trẻ có dấu hiệu nôn trớ, đi ngoài mẹ cần bình tĩnh, áp dụng biện pháp sau đây.
Giúp trẻ nghỉ ngơi đúng cách
Trẻ nhỏ hiếu động, ham chơi ngay cả lúc khỏe và những khi ốm. Tuy nhiên khi bị tiêu chảy, cơ thể của bé sẽ có dấu hiệu mệt mỏi, chán ăn. Vì vậy mẹ hãy kiểm soát, hạn chế hoạt động của bé khi vừa ăn xong. Bởi vì điều này có thể khiến cơn buồn nôn tăng nhanh, lượng thức ăn trong dạ dày dễ bị trào ngược và trẻ sẽ không hấp thụ dinh dưỡng.
Bù nước và chất điện giải cho bé
Với trẻ bị nôn đi ngoài không sốt mẹ cần bù nước và chất điện giải thường xuyên. Bởi vì lúc này cơ thể của con đang bị thiếu nước trầm trọng. Theo các chuyên gia, dung dịch bù nước thông dụng cho trẻ tiêu chảy là Oresol. Để đạt hiệu quả, mẹ nên cho bé sử dụng theo liều sau:
- Trẻ dưới 2 tuổi, uống khoảng 50-100ml mỗi lần đi ngoài
- Trẻ từ 2-10 tuổi, uống khoảng 100-200ml mỗi lần đi ngoài
Nếu con không thích uống Oresol và số lần đi ngoài chỉ khoảng 2-3 lần/ ngày bố mẹ có thể sử dụng nước sôi để nguội. Tuyệt đối không cho bé uống nước ngọt hoặc đồ có ga, sữa chứa lactose.
Ngoài ra mỗi lần mẹ chỉ nên cho bé uống 1-2 thìa cà phê chất lỏng hoặc một muỗng canh. Khoảng 5-10 phút thì bổ sung 1 lần, mỗi lần 15ml nước.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp
Ngoài việc bù nước, các bậc phụ huynh còn phải thiết kế chế độ dinh dưỡng phù hợp cho con. Cụ thể để bé duy trì sức khỏe cũng như có đủ năng lượng cho các hoạt động, bố mẹ cần phải cung cấp 4 nhóm dinh dưỡng là chất béo, tinh bột, rau củ, chất đạm. Đồng thời lựa chọn những loại thực phẩm cũng như món ăn phù hợp với bé.
- Với trẻ sơ sinh, mẹ nên cho bé bú sữa. Tăng lượng cữ bú trong ngày để giúp bổ sung đủ dinh dưỡng sau khi nôn mửa, tiêu chảy. Các loại sữa bột vẫn có thể dùng, tuy nhiên cần phải chọn loại sữa không chứa đường Lactose
- Với trẻ ăn dặm, bố mẹ không nên ép bé ăn uống quá nhiều. Lúc này con cần ăn đồ thanh đạm, hạn chế dầu mỡ và đồ cay nóng. Đồng thời thức ăn của trẻ nên được chế biến thật kỹ và mềm để hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn
Cho bé dùng thuốc tiêu chảy
Trẻ bị nôn đi ngoài không sốt rất nhiều mẹ bỉm vội vàng dùng thuốc mà không biết rằng kháng sinh chính là “con dao hai lưỡi”. Quá trình tiêu diệt hại khuẩn, vô tình giết luôn lợi khuẩn, khiến hệ vi sinh đường ruột rối loạn. Chính vì thế để đảm bảo an toàn trước khi sử dụng mẹ hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh biến chứng nghiêm trọng xảy ra.
Trẻ bị nôn đi ngoài khi nào cần gặp bác sĩ?
Nếu trẻ bị nôn trớ đi ngoài kèm theo những triệu chứng sau, bố mẹ cần phải nhanh chóng đưa bé đến gặp bác sĩ.
- Mất sức
- Choáng váng, chóng mặt
- Tình trạng nôn trớ, đi ngoài trở nặng
- Trẻ nôn ra dịch màu vàng, lẫn máu hoặc màu xanh
- Bé có triệu chứng mất nước, môi khô, mắt tím
- Bé bị đi ngoài nhiều lần trong ngày
- Trong vòng 6 tiếng trẻ không đi tiểu
Trẻ bị nôn đi ngoài không sốt khắc phục thế nào bài viết trên đã giải đáp rõ. Hy vọng với thông tin này mẹ bỉm sẽ có kiến thức trong việc chăm con khi bị tiêu chảy.