Nội dung chính

Trẻ mấy tháng biết đi, biết đứng? Bố mẹ cần làm gì giúp con

Trẻ mấy tháng biết đi? Trẻ mấy tháng biết đứng là băn khoăn chung của những ai lần đầu làm cha, làm mẹ. Mặc dù mỗi trẻ có quá trình phát triển là khác nhau. Nhưng phụ huynh có thể dựa vào thang đánh giá chung để theo dõi sự lớn lên của con.

✔️✔️✔️ Xem nhiều thêm:

Trẻ mấy tháng biết đi, biết đứng? Bố mẹ cần làm gì để con “tăng tốc”
Trẻ mấy tháng biết đi, biết đứng? Bố mẹ cần làm gì để con “tăng tốc”

Các mốc phát triển của bé

Theo dõi từng biến chuyển từ khi con mới lọt lòng đến khi trở thành một nhóc tì cứng cáp là một trải nghiệm thiêng liêng và hạnh phúc. Những “thành tích” mà bé cần đạt được phân theo nhiều loại, bao gồm cảm xúc, xã hội, thể chất và nhận thức. Đa phần các mốc phát triển quan trọng sẽ được hoàn thiện trong năm đầu tiên.

Các mốc phát triển của trẻ
Các mốc phát triển của trẻ
  • Cười
  • Lẫy
  • Cầm, nắm
  • Ôm
  • Ngồi
  • Đứng
  • Đi

Trong đó, kỹ năng tập đứng, tập đi là một trong những cột mốc quan trọng, được nhiều phụ huynh quan tâm nhất. Vậy trẻ mấy tháng biết đứng? trẻ mấy tháng biết đi?

Bé tập đứng

Học cách đứng giúp con dễ dàng khám phá thế giới xung quanh. Đồng thời giúp bé phát triển cơ tay, cơ chân, tạo đà tốt cho việc học đi, chạy, để trở nên năng động hơn.

Trẻ mấy tháng biết đứng?

Các mẹ thường băn khoăn không biết “trẻ mấy tháng tập đứng?”. Bởi nếu tập quá sớm, khi hệ xương chưa phát triển có thể khiến bé bị chân vòng kiềng. Theo thang đánh giá sự phát triển của DENVER II, kỹ năng đứng của trẻ thường phát triển theo từng bước vào từng thời điểm sau:

Trẻ có thể đứng được từ tháng thứ 7
Trẻ có thể đứng được từ tháng thứ 7
  • Đứng vịn: Bé có thể đứng khi vịn vào những đồ vật cố định như bàn, ghế, thành giường,… vào tầm 7 – 9 tháng tuổi
  • Đứng thẳng trong khoảng 2 giây: Từ 9 – 12 tháng tuổi, bé có thể đứng mà không cần sự trợ giúp, nhưng chỉ trong thời gian ngắn, khoảng vài giây. Tuy nhiên, bé không tự chuyển từ tư thế ngồi sang đứng được, mà phải cần đến sự trợ giúp của người lớn
  • Đứng độc lập: Giai đoạn này bé có thể tự chuyển từ tư thế ngồi sang đứng, và ngược lại, đứng vững mà không cần vịn trong thời gian dài hơn. Kỹ năng này thường đạt được vào độ tuổi 12 – 15 tháng

Dấu hiệu cho thấy con có thể tập đứng

Ngoài việc tìm hiểu trẻ mấy tháng biết đứng?, điều quan trọng hơn là cần phải nhận biết được những dấu hiệu con sẵn sàng tập đứng. Từ đó có những trợ giúp kịp thời để con hoàn thiện kỹ năng một cách tốt nhất.

Cha mẹ có thể dễ dàng nhận ra thời điểm con sẵn sàng tập đứng thông qua những cử chỉ như cố gắng chồm người vịn vào giường hay bám vào những vật cố định để tự kéo mình lên tư thế đứng.

Khi con có tín hiệu muốn đứng, cha mẹ nên kiểm tra độ cứng cáp của trẻ. Hãy thử giữ bé đứng trong khoảng vài giây để xem con có đủ vững hay không. Nếu trẻ tỏ ra thích thú khi làm điều này, thậm chí có phản xạ cong đầu gối lại để giữ thăng bằng thì xin chúc mừng, bố mẹ có thể cho bé “tập tành” học đứng lên và ngồi xuống.

Bé tập đi

Sau giai đoạn tập đứng, bé sẽ học cách di chuyển, những bước đi đầu đời. Đây có lẽ là khoảnh khắc mà cả nhà sẽ không bao giờ quên.

Trẻ mấy tháng biết đi?

Mỗi trẻ sẽ có một tốc độ phát triển khác nhau. Tuy nhiên, phụ huynh có thể dựa vào thang đánh giá phát triển chung để tham khảo “trẻ bao nhiêu tháng biết đi?” nhé!

  • 12 – 18 tháng tuổi: Ông bà ta có câu, “3 tháng biết lẫy, 7 tháng biết bò, 9 tháng lò dò biết đi”. Đây thường là kim chỉ nam để theo dõi sự phát triển của trẻ nhỏ. Trên thực tế, trẻ biết đi bất kỳ thời điểm nào từ 9 – 18 tháng đều được coi là phát triển bình thường. Vì vậy, nếu thấy trẻ 1 tuổi vẫn chưa biết đi thì cha mẹ cũng không nên quá lo lắng. Trong giai đoạn học đi, hãy chuẩn bị cho bé xe vịn, các đồ chơi để giúp bé giữ thăng bằng. Ngoài ra, đảm bảo rằng không gian xung quanh bé an toàn, không có góc sắc nhọn. Theo sát từng bước đi và đừng để bé rời xa tầm mắt của bạn nhé!

Đa phần bé từ 1 tuổi có thể đi được

  • 19 – 24 tháng tuổi: Giai đoạn này bé có thể đi khá cứng cáp, vận động tay chân linh hoạt, vừa đi vừa có thể cầm đồ vật trong tay. Chẳng hạn như thú nhồi bông, quả bóng,… Vì vậy, mẹ có thể đặt những món đồ mà bé thích để kích thích con đứng lên, di chuyển đến vị trí để nhặt đồ.
  • 25 – 36 tháng tuổi: Trẻ mấy tháng biết đi? Kỹ năng vận động này của bé sẽ gần như hoàn thiện vào năm 2 tuổi. Lúc này, những bước đi của  bé sẽ vững chãi hơn, khả năng giữ cân bằng cũng tốt hơn. Trẻ không đi nhón gót nữa mà dần sử dụng gót chân để đi.

Dấu hiệu trẻ sắp biết đi

Trẻ mấy tháng biết đi? Trước khi chập chững những bước đi đầu đời, em bé đều phát đi tín hiệu ngầm báo. Chỉ cần để ý chút thôi là mẹ có thể nhận biết những dấu hiệu bé “sẵn sàng” tập đi:

Bé thích bám, vịn để đứng dậy

Giai đoạn này có thể kéo dài đến 3 tháng trước khi trẻ có thể tự đi vững. Theo đó, nếu mẹ thấy dấu hiệu này hãy tích cực cho bé tập đứng nhiều hơn để “củng cố” cho kỹ năng đi. Vậy em bé mấy tháng thì cho tập đứng? Dựa vào sự phát triển chung, mẹ có thể cho bé tập đứng từ tháng thứ 8. Tuy nhiên, nếu bé không hợp tác thì mẹ cũng đứng cố ép nhé!

Dấu hiệu cho thấy bé “sẵn sàng” tập đi
Dấu hiệu cho thấy bé “sẵn sàng” tập đi

Tự đứng dậy

Hẳn cha mẹ sẽ rất bất ngờ khi thấy khoảnh khắc em bé tự mình đứng dậy. Đây là dấu hiệu khẳng định bé có thể giữ thăng bằng và sẵn sàng bước đi.

Bé quấy khóc hay cáu kỉnh

Đây có lẽ là biểu hiện khi trẻ sắp đạt được một cột mốc nào đó. Trẻ quấy khóc, cáu kỉnh là hành vi không hề dễ dàng với cha mẹ. Nhưng bạn đừng lo, trẻ sẽ nhanh chóng trở lại là đứa bé ngon thôi!

Cha mẹ cần làm gì để giúp con tập đi, tập đứng?

Việc biết đứng, biết đi sớm không chỉ phản ánh đến sự phát triển của trẻ mà còn liên quan đến tính cách. Dám đứng lên và đi độc lập là biểu hiện của một em bé “siêu dũng cảm”. Trong khi đó, những em bé nhút nhát hơn thường dám chắc mình sẽ ngã trước khi đứng được dậy.

Với giải đáp “trẻ mấy tháng biết đứng?” và “trẻ mấy tháng biết đi?” trên, hẳn mẹ đã có cho mình câu trả lời. Vậy sau khi biết điều này, gia đình phải hỗ trợ bé như thế nào để hoàn thành kỹ năng này một cách tốt nhất?

Dạy con tập đứng

Dưới đây là cách mẹ có thể khuyến khích con tập đứng:

  • Trẻ mấy tháng biết đứng? Từ tháng thứ 7, chân của bé đã cứng cáp và có thể chịu được trọng lượng của cơ thể mình. Lúc này, mẹ có thể dạy bé cách đứng lên bằng cách kéo nhẹ hai tay. Một cách khác, mẹ có thể cho bé đứng lên đùi của mình để rèn luyện khả năng giữ thăng bằng. Để đảm bảo an toàn, mẹ vẫn nên giữ tay khi con đứng nhé!
Đặt bé lên đùi để giữ thăng bằng
Đặt bé lên đùi để giữ thăng bằng
  • Kích thích con đứng lên bằng cách giơ món đồ bé thích lên con để bé cố với lấy. Đây không chỉ là bài tập học đứng mà còn rèn luyện khả năng phối hợp giữa tay và mắt
  • Bé từ 8 – 9 tháng tuổi, mẹ có thể đặt bé đứng dựa lưng vào tường trong vòng vài giây. Trường hợp bé có thể đứng vịn, tốt nhất mẹ nên cho con đứng trong quây hoặc cũi
  • Trong quá trình tập đứng, khó có thể tránh khỏi những lần “ngã sấp mặt”. Nếu con bị ngã, mẹ đừng vội bé con lên ngay. Hãy hướng dẫn trẻ cách để ngồi dậy. Ngoài ra, mẹ nên lót sàn nhà bằng những tấm xốp để bảo vệ bé
Nâng và giữ tay bé đi quanh nhà
Nâng và giữ tay bé đi quanh nhà
  • Nếu bé có thể thành thạo đứng vịn, mẹ có thể cho con nhún nhảy để hệ cơ và đầu gối cứng cáp hơn
  • Đặt tay của mẹ lên phần hông bé để con đứng và di chuyển nhịp nhàng hơn
  • Hãy để bé thỏa sức khám phá, điều này sẽ kích thích sự tò mò và buộc phải di chuyển để nắm bắt chúng
  • Đừng quên dành những lời động viên, tràng vỗ tay khi con tự mình đứng được dậy

Dạy con tập đi

Khi đã biết “trẻ mấy tháng biết đi?”, mẹ đừng quá căng thẳng nếu thấy bé nhà mình đến tuổi mà chưa đạt được cột mốc này. Học cách đi không đơn thuần là tự đứng lên và đi, mà đó còn liên quan đến sự phối hợp tay, chân để không bị ngã. Dưới đây là những cách giúp mẹ khuyến khích bé tập đi:

  • Thời gian đầu học đi, mẹ không nên mang giày cho bé, thay vào đó hãy để bé tiếp xúc trực tiếp với nền đất. Giai đoạn bé tập đi cũng quyết định đến sự phát triển hệ xương. Nếu tập đi sai cách, mang phải đôi giày hay dép không thoải mái sẽ dẫn đến sự sai lệch của xương bàn chân, khiến bé đi chân vòng kiềng, bàn chân bẹt,…
  • Mẹ có thể khom người, dìu bé đi từng bước một khi di chuyển trong nhà. Đến khi bé có thể giữ thăng bằng và tự đi một mình thì có thể dùng tay dắt bé đi
  • Cho bé cơ hội luyện tập mọi lúc, mọi nơi, ngay cả khi thay quần áo. Cơ xương chắc khỏe sẽ tạo tiền đề tốt để bé tập đi.
  • Hãy để bé tự do ngồi, nằm chơi, hạn chế bế bé, chỉ nên khi thực sự cần thiết). Bởi nếu bế bổng bé nhiều sẽ khiến con không hứng thú chuyện học đi nữa
  • Hướng dẫn bé vịn tay vào thành giường, ghế và bước từng bước một
Sắp xếp đồ đạc liền nhau để bé có thể tự vịn đi
Sắp xếp đồ đạc liền nhau để bé có thể tự vịn đi
  • Không khuyến khích các mẹ dùng xe tập đi để dạy trẻ. Nhiều nghiên cứu cho thấy, những dụng cụ tập đi này có thể làm chậm phát triển vận động, cũng như ảnh hưởng tiêu cực đến tư thế và cột sống của bé
  • Không bao giờ để bé tự đi một mình mà không có sự giám sát của người lớn. Loại bỏ những vật sắc nhọn hay vật cản đường gây nguy hiểm đến trẻ. Tạo cho bé một không gian an toàn, thoải mái nhất để học đi

Những lưu ý quan trọng khi cho bé tập đứng, tập đi

Bên cạnh giải đáp “trẻ mấy tháng biết đi?”, “trẻ mấy tháng biết đứng?”, phụ huynh cần lưu ý những điều sau khi dạy bé học các kỹ năng này:

  • Trong quá trình tập đứng, tập đi, nếu mẹ phát hiện chân con vòng kiềng thì không cần phải quá lo lắng. Bởi khi lên 2 tuổi, hiện tượng này ở bé sẽ hết
  • Đừng quá hoảng sợ khi bé đã đủ 18 tháng tuổi mà vẫn chưa biết đi. Mỗi trẻ có mốc phát triển khác nhau. Vì vậy, hãy để trẻ phát triển một cách tự nhiên. Con bạn sẽ nhanh chóng bắt kịp kỹ năng này ngay sau đó thôi
  • Khi tập đi, nếu thỉnh thoảng thấy bé đi nhón chân thì không sao. Nhưng nếu con luôn thích kiểu đi này, nhất là sau 2 tuổi thì đây lại là vấn đề đáng lo. Cha mẹ nên đưa con đi khám, bởi tình trạng này có thể liên quan đến các bất thường về thể chất, chẳng hận loạn dưỡng cơ, bị gân gót chân ngắn, bại não hoặc tự kỷ

Trên đây là giải đáp “trẻ mấy tháng biết đi, trẻ mấy tháng biết đứng?”. Mỗi bé có sự phát triển khác nhau, vì vậy cha mẹ cũng đừng quá nôn nóng khi con chậm biết đi hơn những đứa trẻ cùng tuổi nhé!

Chia sẻ bài viết này