Nội dung chính

Cách hạ sốt cho trẻ sau khi tiêm phòng

Trẻ bị sốt sau tiêm phòng không phải tình trạng hiếm gặp. Đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể. Tuy nhiên, để tình trạng này nhanh thuyên giảm, cũng như tránh ảnh hưởng đến sức khỏe, bài viết dưới đây sẽ mách các mẹ cách hạ sốt cho trẻ sau khi tiêm phòng đơn giản và hiệu quả nhất. Cùng theo dõi nhé!

Chuyên gia hướng dẫn mẹ cách hạ sốt cho trẻ sau khi tiêm phòng
Chuyên gia hướng dẫn mẹ cách hạ sốt cho trẻ sau khi tiêm phòng

Tại sao trẻ bị sốt sau khi tiêm phòng?

Vắc xin là chế phẩm sinh học mang vi khuẩn, virus đã được làm cho suy yếu hoặc chết để đưa vào cơ thể.

Khi được tiêm phòng, hệ thống miễn dịch của trẻ sơ sinh sẽ phản ứng với vắc xin giống như cách gây ra với virus. Hệ thống miễn dịch sẽ công nhân virus trong vắc xin như một vi trùng ngoại lai và đáp ứng bằng cách tạo ra kháng thể giúp tiêu diệt mầm bệnh. Bằng cách đó, nếu từng tiếp xúc với virus, vi khuẩn gây bệnh tương tự trong tương lai, hệ thống miễn dịch có thể ghi nhớ được và nhanh chóng tiêu diệt nó trước khi gây bệnh cho cơ thể. Hay nói cách khác, tiêm phòng vắc xin chính là cách kích hoạt đáp ứng miễn dịch của cơ thể.

Hiện tượng sốt của trẻ sau khi tiêm phòng
Hiện tượng sốt của trẻ sau khi tiêm phòng

Thế nhưng, hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh trong những năm đầu đời còn non yếu nên chưa đủ mạnh để chống lại hoàn toàn tác nhân gây bệnh trong vắc xin. Từ đó cơ thể trẻ sẽ xuất hiện một vài phản ứng sau khi tiêm phòng như sưng vết tiêm, đau, sốt nhẹ dưới 38.5 độ,… Đây là những dấu hiệu cho thấy cơ thể trẻ đang thực sự tạo ra kháng thể mới. Vậy cách hạ sốt cho trẻ sau khi tiêm phòng là gì? Mời các mẹ cùng theo dõi trong phần tiếp theo của bài viết nhé!

Trường hợp trẻ bị dị ứng với loại vắc xin nào đó, sau khi tiêm phòng xuất hiện những phản ứng bất thường như sốt cao trên 39 độ C, quấy khóc liên tục, bỏ ăn, lừ đừ,… Bố mẹ cần theo dõi trẻ kỹ lưỡng trong vòng 24h sau tiêm chủng, đồng thời cần đưa trẻ tới bác sĩ ngay nếu phát hiện thấy dấu hiệu bất thường.

Trên thực tế, trường hợp phản ứng nặng sau khi tiêm phòng ở trẻ là cực hiếm, trong 1 triệu trẻ mới có 1 trẻ. Hiện nay, các nhà nghiên cứu đang cố gắng tìm hiểu nguyên nhân gây ra phản ứng này là do vắc xin hay yếu tố nào khác.

Cách hạ sốt cho trẻ sau khi tiêm phòng

Vấn đề được bố mẹ quan tâm sau khi cho trẻ tiêm phòng là thân nhiệt của bé tăng cao. Vậy trẻ tiêm phòng bị sốt phải làm sao? Dưới đây là một cách hạ sốt cho trẻ, mẹ lưu ngay nhé!

Theo dõi tại nhà

Trẻ nhỏ sau khi tiêm phòng cần được tiếp tục theo dõi và chăm sóc tại nhà ít nhất 24 – 48 giờ. Những dấu hiệu bố mẹ cần quan sát và cách xử lý kịp thời như sau:

  • Toàn trạng, tinh thần, nhiệt độ

Với trẻ tiêm phòng bị sốt nhẹ, từ 37.5 – 38 độ C bố mẹ có thể chăm sóc trẻ tại nhà bằng các phương pháp như chườm nóng, chườm lạnh, sử dụng miếng dán hạ sốt,… 

Tuy nhiên, không loại trừ trường hợp trẻ đi tiêm về bị sốt cao trên 38.5 độ C, kèm theo đó là các hiện tượng như chân tay tím tái, co giật, cơ thể lạnh ngắt. Lúc này, bố mẹ cần bĩnh tình, sơ cứu kịp thời rồi đưa trẻ tới bệnh viện ngay.

Theo dõi thân nhiệt của trẻ tại nhà
Theo dõi thân nhiệt của trẻ tại nhà
  • Ăn uống, giấc ngủ của trẻ

Trẻ sau khi tiêm phòng cơ thể sẽ rất khó chịu nên trong khoảng vài ngày đầu trẻ sẽ có hiện tượng bỏ bú, quấy khóc về đêm,… Vì vậy, cách hạ sốt cho trẻ sau khi tiêm phòng hữu hiệu nhất là cho bé nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh cho bé vận động nhiều, tăng cường bổ sung những thực phẩm bổ dưỡng cho bé khỏe mạnh. Trường hợp trẻ còn bú sữa, mẹ nên chia nhỏ cữ bú trong ngày để bé dễ dàng hấp thụ hơn.

  • Có bất thường về nhịp thở không?

Những dấu hiệu bất thường về nhịp thở của trẻ sau tiêm phòng như: thở yếu, khò khè, lõm ngực,… Lúc này, bố mẹ cần nhanh chóng đưa bé tới bác sĩ để được kiểm tra.

  • Các dấu hiệu tại chỗ tiêm (đỏ, sưng, bầm tím,…)

Không đắp bất cứ chất gì lên vùng da tiêm của bé. Nếu thấy chỗ tiêm sưng to bất thường > 2cm, bố mẹ cần đưa bé tới bệnh viện khám ngay.

Cho trẻ mặc đồ rộng rãi, thoáng mát

Cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, rộng rãi là một trong những cách hạ sốt cho trẻ sau khi tiêm phòng đơn giản mà hiệu quả.

Cho trẻ mặc đồ rộng rãi, thoáng mát
Cho trẻ mặc đồ rộng rãi, thoáng mát

Khi thân nhiệt tăng cùng với vùng da tại vị trí tiêm bị sưng, đỏ khiến người bé nóng ran, cơ thể tiết nhiều mồ hôi. Do đó, bố mẹ nên cho trẻ mắc những bộ trang phục rộng rãi, thoáng mát, có độ thấm hút tốt để con thoải mái hơn. Nếu trẻ vẫn trong giai đoạn đóng bỉm, mẹ nên thay tã cho trẻ thường xuyên, khoảng 6 tiếng 1 lần dù tã chưa nặng.

Bên cạnh đó, mẹ nên cho trẻ nghỉ ngơi ở khu vực thoáng mát, tránh gió. Nếu nằm trong phòng điều hòa, cần điều chỉnh ở nhiệt độ vừa phải, dùng quạt máy thì tránh hướng gió thổi trực tiếp vào người bé. Ngoài ra, mẹ cũng chỉ nên đắp một tấm khăn mỏng cho bé để cơ thể tản nhiệt.

Dùng miếng dán hạ sốt

Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh khi tiêm phòng tiếp theo đó là dùng miếng dán hạ sốt. Với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi, việc dùng thuốc hạ sốt tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm nên không được khuyến khích và chỉ được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ. Trong trường hợp trẻ bị sốt khi tiêm phòng cao trên 38 độ C, bố mẹ có thể tạm thời dùng miếng dạng để hạ sốt cho trẻ trước khi liên hệ với bác sĩ.

Dán hạ sốt cho trẻ sơ sinh
Dán hạ sốt cho trẻ sơ sinh

Lau người bằng nước ấm

Với những mẹ nào đang băn khoăn trẻ đi tiêm phòng về bị sốt phải làm sao, thì lau người bằng nước ấm là cách làm đơn giúp giải quyết tình trạng này.

Trẻ sốt khiến cơ thể nóng ran và rất khó chịu. Lúc này, để hạ thân nhiệt bố mẹ không nên chườm đá lạnh, thay vào đó hãy lau người bằng nước ấm cho trẻ. Nước ấm sẽ giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn, đồng thời làm giãn nở lỗ chân lông, tăng cường thải độc, từ đó giảm thân nhiệt hiệu quả.

Nếu không có sẵn miếng hạ sốt, mẹ có thể sử dụng một chiếc khăn sạch thấm nước ấm, vắt kiệt rồi đắp lên trán trẻ. Đây là một trong những cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh sau tiêm phòng tuy đơn giản mà hiệu quả nên bố mẹ cần ghi nhớ.

Tránh xa vùng da vừa tiêm

Vùng da sau khi tiêm bị sưng đỏ nên rất nhạy cảm. Nếu vô tình tiếp xúc với bụi bẩn hoặc tác nhân gây bệnh có thể gây nhiễm trùng. Vì vậy, sau khi tiêm phòng, mẹ hãy bảo vệ vùng da trẻ bằng cách cho bé mặc những bộ đồ rộng rãi, thoáng mát, không để vải cọ xát gây tổn thương.

Tránh xa vùng da vừa tiêm
Tránh xa vùng da vừa tiêm

Hiện nay, nhiều mẹ thường rỉ tai nhau việc đắp chanh, lòng trắng trứng gà hay khoai tây sẽ khiến trẻ hạ sốt nhanh hơn. Tuy nhiên, hiệu quả của những cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh sau tiêm phòng này chưa được chứng minh bởi bất kỳ chuyên gia hay tổ chức nào. Do đó, bố mẹ không nên bôi hoặc đắp bất cứ thứ gì lên vùng da tiêm phòng. Điều này không những giúp trẻ hạ sốt mà còn làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tại chỗ tiêm.

Chườm lạnh hay bôi dầu gió cũng là những cách hạ sốt không được khuyến khích khi áp dụng cho trẻ sơ sinh. Bố mẹ cần hết sức lưu ý về vấn đề này!

Cho trẻ bú nhiều hơn

Cách hạ sốt cho trẻ sau khi tiêm phòng được chuyên gia chia sẻ tiếp theo đó là tăng cường cữ bú.

Trẻ sốt cao khiến cơ thể dễ bị mất nước và các chất điện giải. Điều này làm trẻ mệt mỏi và gây suy giảm sức đề kháng. Vì vậy mẹ hãy cho trẻ bú nhiều hơn để cung cấp nước đúng nhu cầu cho bé. Đặc biệt với trẻ dưới 6 tháng chưa uống được nước hay đồ ăn dặm thì việc tăng cường cữ bú là giải phải bổ sung nước hữu hiệu quả bé.

Tăng lượng bú cho trẻ mỗi ngày
Tăng lượng bú cho trẻ mỗi ngày

Sữa mẹ không chỉ là nguồn bổ sung nước cho cơ thể trẻ mà còn chứa rất nhiều khoáng chất và vitamin có lợi giúp tăng cường kháng thể và nhanh hạ sốt.

Với trẻ trên 6 tháng tuổi đang trong giai đoạn ăn dặm, mẹ có thể cho bé những thực phẩm dạng lỏng, mềm như cháo, súp, canh,… Lưu ý khi chế biến, các nguyên liệu cần được nghiền nhuyễn để trẻ dễ tiêu hóa. Ngoài ra, nếu trẻ uống được nước điện giải Oresol thì càng tốt, mẹ nên bổ sung cho bé với lượng phù hợp.

Cho bé nghỉ ngơi nhiều hơn

Thân nhiệt tăng cao khiến trẻ khá mệt mỏi, đôi khi còn có cảm giác đau nhức, vì thế trẻ sẽ khó chịu và quấy khóc liên tục. Vì thế, mẹ hãy cố gắng dỗ trẻ ngủ nhiều hơn để con mau hồi phục sức khỏe. Mẹ nên cho bé nghỉ ngơi ở phòng kín thoáng đãng, không có tiếng ồn để trẻ ngủ sâu giấc hơn.

Trên đây là tổng hợp các cách hạ sốt cho trẻ sau khi tiêm phòng. Hy vọng thông qua chia sẻ này, bạn đã trang bị cho mình thêm thật nhiều kiến thức hữu ích để chăm sóc sức khỏe cho bé yêu. Chúc bé mau khỏi bệnh và khỏe mạnh!

Chia sẻ bài viết này