Xét nghiệm công thức máu là phương pháp được sử dụng nhiều nhất hiện nay nhằm xác định tình trạng thiếu máu ở trẻ. Thông qua chỉ số thiếu máu ở trẻ sơ sinh bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Dưới đây Fitobimbi sẽ hướng dẫn mẹ cách đọc hiểu chính xác chỉ số này.
Vì sao trẻ sơ sinh cần làm xét nghiệm máu?
Máu đóng vai trò quan trọng trong cơ thể, là nhiên liệu vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng đến tế bào. Đồng thời nhận lại khí Cacbonic và chất thải của quá trình chuyển hóa nội bào. Không chỉ thế, nó còn có chức năng miễn dịch, đảm bảo quá trình phát triển của bé.
Với trẻ sơ sinh, quá trình xét nghiệm máu cần được thực hiện bởi những lý do như:
- Chẩn đoán tình trạng mất máu hoặc bị đa hồng cầu
- Chẩn đoán nguy cơ nhiễm trùng hoặc mắc các bệnh về máu
- Không chỉ thế xét nghiệm máu còn giúp kiểm tra phản ứng của cơ thể với một số loại thuốc
- Đồng thời kiểm tra thể chất của trẻ và số lượng các tế bào máu. Từ đó đánh giá nguy cơ thiếu máu hiệu quả
Biểu hiện của thiếu máu ở trẻ sơ sinh
Thiếu máu ở trẻ sơ sinh nếu chỉ mức độ nhẹ hoặc trung bình, hầu hết sẽ không có triệu chứng rõ ràng. Ba mẹ có thể dựa trên một số đặc điểm dưới đây để có thể nghi ngờ về tình trạng thiếu máu ở trẻ:
Triệu chứng lâm sàng
- Trẻ bú kém, li bì
- Da xanh tái, niêm mạc nhợt
- Huyết áp hạ, nhịp tim nhanh
- Trong trường hợp trẻ sơ sinh mắc tan máu bẩm sinh sẽ có triệu chứng gan, lách to
- Thiếu máu nặng có thể dẫn tới nhiễm toan chuyển hóa
Triệu chứng cận lâm sàng
- Công thức máu: Tiểu cầu, hồng cầu lưới
- Nhóm ABO, Rh, test coomb
- Hồng cầu bào thai trong máu mẹ (HbF) trong trường hợp máu từ thai sang máu mẹ qua bánh rau
- Bilirubin (trực tiếp, gián tiếp, toàn phần)
- Siêu âm não qua thóp phát hiện sớm xuất huyết não, đặc biệt là ở trẻ sinh non
Chỉ số quan trọng trong xét nghiệm thiếu máu ở trẻ sơ sinh
Tình trạng thiếu máu ở trẻ sơ sinh có thể chẩn đoán dựa vào các chỉ số dưới đây:
1. Chỉ số hồng cầu – RBC
RBC là số lượng tế bào hồng cầu trong một đơn vị thể tích máu. Mỗi ngày cơ thể có khoảng 200-400 tỷ tế bào máu chết đi. Vì vậy lượng hồng cầu thay thế là rất lớn. Việc xác định RBC sẽ giúp bác sĩ nhận biết số lượng hồng cầu đang có ở mức bình thường, tăng cao hay giảm sút.
Theo các chuyên gia, số lượng hồng cầu thay đổi tùy theo độ tuổi. Với trẻ sơ sinh, quá trình thai kỳ phát triển khỏe mạnh, trẻ sinh đủ tháng số lượng hồng cầu sẽ dao động khoảng 4.5-6×1012/l. Chỉ số này sau đó giảm mạnh bởi khi chào đời trẻ sơ sinh sẽ có hiện tượng vàng da, vỡ hồng cầu sinh lý. Khi tình trạng vàng da cải thiện chỉ số hồng cầu sẽ trở về bình thường khoảng 4×1012/ L. Giai đoạn 6-12 tháng tuổi, chỉ số RBC của bé sẽ là 3.5 x 1012/l, giai đoạn 2 tuổi RBC ổn định ở mức 4 x 1012 /l.
Nếu lượng hồng cầu thấp hơn giới hạn cho phép trẻ sơ sinh sẽ được chẩn đoán là thiếu máu.
2. HCT – Hematocrit dung tích hồng cầu
HCT là chỉ số dung tích hồng cầu, phản ánh tỉ lệ hồng cầu trong thể tích máu dưới đơn vị %. Đây là một trong những chỉ số thiếu máu ở trẻ sơ sinh rất quan trọng. Ở trẻ khỏe mạnh, HCT thường dao động từ 35-39%. Trường hợp thiếu máu, chỉ số này sẽ giảm xuống nhanh chóng.
Xem thêm:
3. HGB – Chỉ số Hemoglobin
Hemoglobin hay còn gọi là huyết sắc tố. Là phân tử protein có trong hồng cầu với nhiệm vụ vận chuyển oxy và tạo ra sắc tố đỏ.
- Ở trẻ sơ sinh chỉ số huyết sắc tố HgB khoảng 11g/ Dl
- Khi huyết sắc tố HgB>10g/dl trẻ sẽ được đánh giá là thiếu máu nhẹ. Trường hợp này chưa cần can thiệp truyền máu
- Nếu chỉ số huyết sắc tố HgB từ 8-10g/dl trẻ sẽ được đánh giá thiếu máu vừa. Trường hợp này bé sẽ cần theo dõi và cân nhắc nhu cầu truyền máu
- Nếu chỉ số huyết sắc tố HgB từ 6-8g/dl trẻ sẽ được chẩn đoán là thiếu máu nặng, lúc này con cần được truyền máu ngay lập tức
- Nếu chỉ số huyết sắc tố <6g/dl trẻ sẽ cần truyền máu để cấp cứu nhằm bảo toàn tính mạng
>>> Dấu hiệu thừa Sắt ở trẻ sơ sinh & cách điều trị hiệu quả
4. MCV/ Thể tích trung bình của hồng cầu
MCV là tỉ số giữa Hematocrit với tổng lượng hồng cầu trong cơ thể. Bình thường giá trị MCV ở trẻ sơ sinh tương đối cao, khoảng hơn 100 femtoliter.
Nếu chỉ số này tăng trẻ được chẩn đoán là thiếu máu hồng cầu do không đủ vitamin B12 hoặc acid folic. Trường hợp MCV giảm, bé có nguy cơ thiếu máu thiếu sắt, thiếu máu bẩm sinh hoặc thiếu máu do các bệnh lý mãn tính.
5. MCH – Chỉ số huyết sắc tố trung bình
MCH là chỉ số huyết sắc tố trung bình, được tính bằng HBG chia cho tổng số hồng cầu. Chỉ số này thường nằm trong khoảng từ 27-32 picogram.
Nếu chỉ số MCH cao hơn bình thường trẻ sẽ được chẩn đoán là thiếu máu hồng cầu to, trường hợp giảm là do thiếu máu thiếu sắt.
6. WBC / Số lượng bạch cầu
Bạch cầu là tế bào giúp cơ thể chống lại tác nhân gây bệnh dựa vào cơ chế miễn dịch và quá trình thực bào. Theo các chuyên gia số lượng bạch cầu sẽ thay đổi theo từng giai đoạn. Giai đoạn mới sinh bé có khoảng 20-30x 109/l. Sau 24 giờ, số lượng bạch cầu giảm dần còn khoảng 10-12 x 109/l và còn 6-8 x 109/l sau 1 tuổi vào ngày thứ 7-15.
Nếu chỉ số bạch cầu giảm trẻ sơ sinh có thể đối mặt với nguy cơ thiếu máu bất sản, thiếu hụt vitamin B12 hoặc acid folic,…
7. NEUT/ bạch cầu trung tính
Bạch cầu trung bình là thành phần quan trọng giúp ngăn chặn tác nhân lạ xâm nhập vào cơ thể. Đây cũng là chỉ số thiếu máu ở trẻ sơ sinh.
Theo các chuyên gia sau sinh khoảng 6-8 giờ, lượng bạch cầu trung tính sẽ chiếm khoảng 60-65% và giảm dần còn 45% vào ngày thứ 7. Đến tháng thứ 10, tỉ lệ này còn khoảng 30%, sau đó tăng dần các tuổi tiếp theo.
Nếu lượng bạch cầu trung bình bị giảm trẻ sẽ được chẩn đoán là thiếu máu bất sản hoặc nhiễm độc kim loại nặng.
Nguyên nhân trẻ sơ sinh thiếu máu?
Dựa vào chỉ số xét nghiệm, bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác tình trạng thiếu máu ở trẻ. Vậy trẻ sơ sinh lại thiếu máu vì sao? Cùng điểm qua 4 nguyên nhân chính khiến bé rơi vào tình trạng này:
- Thiếu sắt dự trữ khi còn trong bụng mẹ. Tình trạng này xảy ra chủ yếu ở trẻ sinh non, thiếu tháng
- Bé tăng trưởng quá nhanh khiến lượng sắt cung cấp không đủ để sản sinh hồng cầu
- Chế độ ăn ít sắt, vitamin B12, acid folic khiến cơ thể không đủ nhiên liệu để tổng hợp hồng cầu
- Trẻ sơ sinh thiếu máu còn có thể là do mắc bệnh di truyền như Thalassemia hay hồng cầu hình liềm, khiến các tế bào hồng cầu có hình dạng bất thường dẫn đến vỡ hoặc không có khả năng chở oxy
- Ngoài ra các trường hợp chảy máu chân răng, xuất huyết dạ dày hoặc do chấn thương cũng có thể khiến bé mất máu nghiêm trọng
- Thiếu máu do thiếu sắt còn có thể do trẻ đang thiếu kẽm. Các nhà khoa học cho rằng, nồng độ kẽm giảm trong huyết thanh tương đương với các dấu hiệu của tình trạng thiếu sắt. Tuy chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ thể nhưng kẽm lại có vai trò sinh học vô cùng quan trọng. Theo đó, kẽm đặc biệt quan trọng trong phát triển chiều cao, cân nặng và miễn dịch của trẻ. Đặc biệt, kẽm còn giúp chuyển hóa, hấp thu nhiều nguyên tố vi lượng như magie, mangan, đồng,… trong đó có cả sắt. Vì vậy, bổ sung sắt thôi không đủ, ba mẹ nên chú trọng các thực phẩm có chứa đồng thời cả kẽm để cho hiệu quả hấp thụ tốt hơn
Làm gì trước khi xét nghiệm máu cho trẻ sơ sinh?
Xét nghiệm công thức máu là cách tốt nhất để chẩn đoán tình trạng thiếu máu ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên để quá trình này đạt được hiệu quả mẹ cần lưu ý một vài vấn đề sau:
- Không cho bé uống thuốc trước khi đi làm xét nghiệm. Nếu lỡ cho con dùng thuốc trước khi xét nghiệm mẹ cần thông báo cho bác sĩ để tìm hướng xử lý phù hợp
- Một vài xét nghiệm máu có thể yêu cầu phải nhịn ăn. Do đó hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết chính xác loại hình xét nghiệm mà bé sẽ trải qua
- Trẻ sơ sinh khi đi xét nghiệm máu mẹ cần hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, cà phê. Thông qua sữa mẹ bé có thể hấp thụ những thực phẩm này
- Để quá trình xét nghiệm được suôn sẻ mẹ nên cho bé đi sớm khoảng 5-10 phút
Chỉ số thiếu máu ở trẻ sơ sinh là yếu tố quan trọng để bác sĩ chẩn đoán và theo dõi tình trạng bệnh. Bất kỳ bất thường nào trong các chỉ số này đều phản ánh tình trạng sức khỏe của con. Vì vậy hãy tham vấn ý kiến bác sĩ để có hướng xử lý đúng đắn, giúp bé khỏe mạnh và có sự phát triển toàn diện.