Nội dung chính

[Góc thắc mắc] Bé ho có ăn được cua không?

Bé ho có ăn được cua không? là băn khoăn của nhiều bậc phụ huynh. Nhiều người cho rằng, cua là loại thịt tanh, khiến cơn ho trở nên nghiêm trọng hơn. Vậy sự thật thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Bé ho có ăn được cua không?
Bé ho có ăn được cua không?

Bé ho có ăn được cua không?

Ho được coi là bệnh “vặt vãnh” ở trẻ, bởi nó có thể xảy ra bất kể mùa nào trong năm. Theo thống kê, trung bình mỗi năm trẻ có thể bị ho từ 3 – 4 lần. Mặc dù không đe dọa tới sức khỏe của trẻ, nhưng những cơn ho dai dẳng cũng ảnh hưởng phần nào đến chuyện ăn uống, ngủ nghỉ, thậm chí là sự phát triển toàn diện của bé. Sau mỗi đợt ho, bé nhìn sụt cân thấy rõ, sức ăn giảm và giấc ngủ cũng bị đảo lộn hết cả.

Ho dai dẳng khiến bé nhanh mất sức, mệt mỏi, ăn uống không ngon miệng
Ho dai dẳng khiến bé nhanh mất sức, mệt mỏi, ăn uống không ngon miệng

Có nhiều cách để mẹ có thể giúp bé “say bye” với cơn ho “rắc rối”. Trong đó các biện pháp chăm sóc tại nhà như rửa mũi, súc miệng nước muối, sử dụng siro ho làm dịu họng và chế độ dinh dưỡng được cho là an toàn và cho hiệu quả tốt nhất.

Liên quan đến chế độ dinh dưỡng của bé khi bị ho, nhiều mẹ thắc mắc “bé ho có ăn được cua không?”. Bởi ho cho rằng khi bị ho ăn cua sẽ gây kích thước hệ hô hấp khiến tình trạng ở trẻ trở lên nghiêm trọng hơn. Không chỉ kiêng cua mà tất cả các thực phẩm tanh như cá, tôm mẹ cũng đều rất e dè khi cho bé ăn trong giai đoạn này.

Cua là loài vật sống dưới nước nên có vị tanh đặc trưng của hải sản. Trên thực tế, thịt cua chứa rất nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, chẳng hạn như: calo, lipid, protid, nước, canxi, photpho, sắt, vitamin B1, B2, PP,…

Cua là loại thịt rất giàu dinh dưỡng tốt cho sức khỏe
Cua là loại thịt rất giàu dinh dưỡng tốt cho sức khỏe

Trong khi đó, bé bị ho cổ họng luôn đau rát nên sẽ rất lười ăn, vì vậy cơ thể sẽ dễ bị thiếu chất. Mẹ cần phải có chế độ ăn uống đặc biệt để giúp bé nhanh chóng hồi phục. Vì vậy, quan điểm trẻ ho kiêng cua, cá, tôm là hoàn toàn sai lầm. Hiện chưa có bất kỳ nghiên cứu khoa học nào cho rằng trẻ bị ho phải kiêng đồ tanh hay cua cả. Vì vậy, thắc mắc “bé ho có ăn cua được không?” là hoàn toàn có thể. Mẹ hãy yên tâm lên thực đơn dinh dưỡng từ thịt cua để cung cấp những vitamin và khoáng chất cần thiết cho bé yêu nhé!

Bé ho không được ăn cua trong trường hợp nào?

Có rất nhiều “thủ phạm” được cho là gây ra triệu chứng ho ở trẻ. Nếu bé bị ho do hít phải bụi bẩn, dị ứng thời tiết hay môi trường ô nhiễm thì “bé ho có ăn cua được không?” là hoàn toàn có thể. Nhưng nếu cơn ho xuất phát từ những bệnh lý đường hô hấp, điển hình như hen suyễn, thì mẹ cần tránh cho bé ăn những thực phẩm gây dị ứng. Và “nhân vật chính” của chúng ta trong bài viết này cũng được coi là thực phẩm có khả năng kích hoạt phản ứng dị ứng của cơ thể.

Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo, trẻ bị hen suyễn không nên ăn cua. Khi dung nạp những món ăn có nguyên liệu từ cua, cổ họng của bé sẽ bị kích ứng khiến cơn ho trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, trong trường hợp này, mẹ cũng không nên cho bé ăn các thực phẩm gây dị ứng khác như: tôm, cá, sữa bò, trứng,…

Bên cạnh đó, nếu trẻ bị ho kèm theo các hiện tượng như tiêu chảy, sốt, viêm loét dạ dày,… thì cua không phải lựa chọn thông minh cho thực đơn ăn uống của bé. Bởi cua có tính hàn, ăn cua sẽ gây lạnh bụng không tốt cho đường ruột.

Những món cua bổ dưỡng cho bé bị ho

Ngoài việc tìm hiểu “bé bị ho có ăn được cua không?”, mẹ hãy tham khảo 3 công thức nấu cháo cua đơn giản mà bổ dưỡng dưới đây nhé!

Cháo cua bí đỏ

Chuẩn bị: 100g thịt cua, 20g bí đỏ, hạt sen, gạo tẻ.

Thực hiện:

  • Bí đỏ gọt vỏ, rửa sạch, cắt miếng rồi đem hấp chín, sau đó dùng thìa nghiền nhuyễn
  • Gạo ngâm, vo sạch nấu thành cháo
  • Khi cháo chín nhừ thì cho thịt cua, bí đỏ vào trộn đều, nêm nếm gia vị là có thể tắt bếp
Cháo cua bí đỏ món ăn tẩm bổ cho bé bị ho
Cháo cua bí đỏ món ăn tẩm bổ cho bé bị ho

Cháo cua rau bồ ngót

Chuẩn bị: 50g thịt cua, gạo tẻ và 1 nắm rau bồ ngót.

Thực hiện:

  • Tuốt lá rau ngót, rửa và vò sạch
  • Gạo ngâm, vo sạch rồi đem nấu cháo
  • mẹ có thể dùng nước cốt gà để nấu cháo cho ngọt
  • Khi cháo chín thêm cua và rau ngót vào, nêm nếm gia vị là có thể cho bé ăn được

Cháo cua cà rốt

Chuẩn bị: 1 củ cà rốt, 100g thịt cua, rau mùi, hành khô, ngô ngọt và gạo tẻ.

Thực hiện:

  • Cà rốt gọt vỏ, thái hạt lưu
  • Ngô tách hạt rồi đem xay nhuyễn
  • Gạo nấu cháo, khi chín nhừ thì mẹ cho thịt cua, ngô, cà rốt, hành củ và một chút dầu ăn vào trộn đều
  • Đun thêm chừng 5 phút là mẹ có thể tắt bếp

Trên đây là giải đáp “bé ho có ăn được cua không”. Mong rằng những chia sẻ dưới đây sẽ cung cấp cho bạn thông tin hữu ích.

Chia sẻ bài viết này