Viêm mũi dị ứng tưởng chừng không gây ra nhiều nguy hiểm đến sức khỏe. Nhưng nếu trẻ không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ nhanh chóng chuyển sang giai đoạn mãn tính, gây nhiều phiền toái cho sức khỏe và sinh hoạt. Vậy thuốc điều trị viêm mũi dị ứng ở trẻ em là gì?
✔️✔️✔️ Những thông tin cần biết về bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ
✔️✔️✔️ 7 Cách chữa sổ mũi cho trẻ sơ sinh “nói không” với kháng sinh
Thuốc tây điều trị viêm mũi dị ứng ở trẻ em
Việc sử dụng thuốc tây trị viêm mũi dị ứng cho trẻ cần có sự hướng dẫn và chỉ định từ bác sĩ. Dưới đây là một số loại thuốc phù hợp với đối tượng trẻ nhỏ:
Thuốc uống kháng sinh
Trẻ chỉ được dùng kháng sinh điều trị viêm mũi dị ứng khi “thủ phạm” gây bệnh là vi khuẩn chứ không phải virus. Bởi tác dụng chính của loại thuốc này là loại bỏ vi khuẩn. Để đạt được hiệu quả tối ưu, trẻ cần được dùng đúng liều và đủ lượng. Việc làm dụng thuốc kháng sinh có thể khiến trẻ phải đối mặt với nhiều tác dụng phụ. Do đó, bố mẹ cần cân nhắc thật kỹ trước khi cho bé dùng các loại thuốc kháng sinh nhé!
Thuốc kháng histamin
Khi bị viêm mũi dị ứng, hệ miễn dịch thực hiện cơ chế bảo vệ bằng việc giải phóng histamin gây ra các triệu chứng dị ứng. Đây là phản ứng của cơ thể để ngăn ngừa sự xâm phạm “bất hợp pháp” của các yếu tố ngoại lai. Tuy nhiên, cơ chế bảo vệ này đôi khi gây ra phiền toái nhất định đến trẻ nhỏ. Vì vậy, trẻ thường được khuyên dùng thuốc kháng histamin.
Thuốc có tác dụng làm mất khả năng sinh học của histamin. Từ đó ngăn ngừa được các biểu hiện do dị ứng gây ra. Chẳng hạn như: nhầy mũi, sổ mũi, ngứa mũi, chảy nước mắt,…
Nhóm thuốc kháng histamin dùng được cho trẻ nhỏ là: cetirizin, clorpheniramin, loratadin,…
Thuốc điều trị thông mũi, nghẹt mũi
Trẻ bị viêm mũi dị ứng uống thuốc gì? Một số loại thuốc giúp cải thiện tình trạng nghẹt mũi có thể được chỉ định cho trẻ sử dụng. Chẳng hạn như phenylpropanolamine, pseudoephedrine,… Đây là các loại thuốc được đánh giá khá cao về hiệu quả cải thiện triệu chứng nghẹt mũi gây ra bởi viêm mũi dị ứng. Từ đó giúp trẻ thông mũi, hô hấp dễ dàng hơn. Tuy nhiên cần phải cẩn trọng với tác dụng phụ của nó.
Thuốc corticoid dạng xịt
Thuốc dạng xịt nên có tác dụng trực tiếp, hiệu quả lâu dài do không bị hấp thụ hoạt chất vào máu. Do đó, đây là giải pháp điều trị viêm mũi dị ứng cho trẻ được các chuyên gia khuyên dùng. Thuốc có tác dụng cụ thể như sau: cải thiện tình trạng ứ tắc xoang, ngứa mũi, nghẹt mũi,…
Thuốc vệ sinh mũi
Đây là thuốc điều trị viêm mũi dị ứng ở trẻ em an toàn, đơn giản và mang lại hiệu quả khá cao. Mẹ có thể dung dịch vệ sinh NaCl 0.9% hoặc pha muối tinh với nước ấm để nhỏ mũi cho bé.
Khi tiến hành, mẹ cần cho bé nằm ở tư thế nghiêng người, nhỏ 2 – 3 giọt nước muối vào 2 bên hốc mũi. Giữ nguyên khoảng 5 giây để hoạt chất thẩm thấu giúp phá vỡ kết cấu của đờm nhầy. Sau đó, cho bé cúi xuống hoặc nằm nghiêng ở chiều ngược lại để dịch nhầy chảy ra ngoài. Hoặc có thể dùng dụng cụ hút mũi để hỗ trợ.
Thuốc nhỏ mắt
Trường hợp trẻ bị viêm mũi dị ứng xuất hiện các triệu chứng vùng mắt, bác sĩ sẽ có thể chỉ định cho trẻ dùng thuốc nhỏ mắt. Tương tự như những loại thuốc khác, thuốc nhỏ mắt phát huy đúng tác dụng khi chúng được dùng thường xuyên với liều lượng phù hợp. Thông thường, trẻ viêm mũi dị ứng sẽ được khuyên dùng thuốc nhỏ mắt có chứa Sodium Cromoglicate. Nhóm thuốc này có tác dụng ức chế các tế bào giải phóng histamin. Từ đó ngăn ngừa được các triệu chứng gây ra bởi phản ứng dị ứng.
Về cách sử dụng, mẹ chỉ đặt bé nằm xuống, yêu cầu bé hướng ánh nhìn lên trần nhà. Tiến hành nhỏ 2 – 3 giọt thuốc nhỏ vào mắt rồi nhấc nhẹ người bé lên để tránh dung dịch chảy xuống họng gây đắng miệng.
Với trẻ còn đang bú sữa, để giữ người bé cố định, mẹ có thể quấn khăn quanh người để thao tác được dễ dàng hơn.
Bài thuốc điều trị viêm mũi dị ứng ở trẻ em
Với trường hợp viêm mũi dị ứng thể nhẹ, bố mẹ có thể áp dụng các bài thuốc dân gian nhằm thuyên giảm triệu chứng:
- Tỏi: Băm nhuyễn tỏi, trộn với mật ong theo tỷ lệ 1:1. Tiếp đó thoa hỗn hợp lên vùng dưới mũi của bé. Giữ nguyên khoảng 10 phút rồi dùng nước ấm rửa sạch cho bé
- Gừng: Để cải thiện triệu chứng gây bởi viêm mũi dị ứng, mẹ có thể làm trà gừng cho bé uống. Tính cay, ấm của gừng giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn, cải thiện vấn đề ở họng và mũi
- Ngải cứu: Mẹ có thể nấu nước ngải cứu cho bé xông để giảm tình trạng tắc mũi. Khi thực hiện cần thận trọng để tránh làm bỏng bé
Trên đây là gợi ý các loại thuốc điều trị viêm mũi dị ứng ở trẻ em. Mong rằng, với thông tin này bố mẹ sẽ lựa chọn được giải pháp điều trị phù hợp cho trẻ. Chúc các bé sớm khỏi bệnh!
Cụm từ tìm kiếm: Viêm mũi dị ứng uống thuốc gì, thuốc đặc trị viêm mũi ở trẻ em,…