Nội dung chính

Thai 33 tuần nặng bao nhiêu? Chỉ số cần quan tâm

Cân nặng là yếu tố “vàng” giúp mẹ đánh giá tình trạng sức khỏe của con. Vậy thai 33 tuần nặng bao nhiêu gam? Hãy cùng theo dõi bài viết sau đây để có đáp án chi tiết.

Thai 33 tuần là mấy tháng?

Bước vào tuần thứ 33, thai nhi đã chuẩn bị sẵn cho việc chào đời bằng cách quay đầu xuống dưới cổ tử cung. Vậy thai 33 tuần là mấy tháng?

Theo chuyên gia ở tuần 33, mẹ đã bước vào tháng thứ 8 của thai kỳ. Chỉ còn gần 2 tháng nữa là sẽ chuyển dạ và đón thiên thần. Đây cũng là lúc mà mẹ có thể bắt đầu lên kế hoạch sinh, lựa chọn bệnh viện, bác sĩ giúp đỡ và hình thức sinh. Đồng thời, dành nhiều thời gian tìm hiểu dấu hiệu chuyển dạ để tránh bỡ ngỡ.

Thai nhi 33 tuần là tháng thứ 8
Thai nhi 33 tuần là tháng thứ 8

Thai nhi 33 tuần nặng bao nhiêu cân? Chỉ số hình thái

Cân nặng thai nhi 33 tuần là vấn đề mà các mẹ bầu quan tâm. Không ít mẹ băn khoăn rằng, ở tuần 33 cân nặng của bé bao nhiêu là chuẩn? Theo chuyên gia, tuần thai 33, cân nặng của bé khoảng 1,8-2kg, dài 38-43cm, tương đương kích thước của một quả dứa. Thực tế, các bé sẽ có tăng trưởng, phát triển khác nhau trong giai đoạn này. Vì vậy, nếu như cân nặng, chiều cao có hơi khác biệt so với những chỉ số trên thì mẹ cũng không cần phải lo lắng.

Ngoài cân nặng thai nhi 33 tuần, giai đoạn này mẹ cần chú ý các chỉ số như:

  • Đường kính lưỡng đỉnh khoảng 77-88mm, trung bình là 83mm
  • Chiều dài xương đùi khoảng 58-70mm, trung bình là 63mm
  • Chu vi bụng khoảng 254-334mm, trung bình là 299mm
  • Chu vi đầu khoảng 290-326mm, trung bình là 308mm

? Xem thêm: Quá trình phát triển của thai nhi theo tuần

Sự phát triển của thai nhi tuần 33

Ngoài băn khoăn thai 33 tuần nặng bao nhiêu gam, mẹ còn quan tâm đến sự phát triển của bé trong giai đoạn này. Ở tuần 33, lớp mỡ dưới da dày lên, giúp bé hồng hào và trông tròn trĩnh. Dưới đây là những thay đổi kỳ diệu của con ở giai đoạn này.

Thai 33 tuần bé đã phát triển gần như hoàn thiện
Thai 33 tuần bé đã phát triển gần như hoàn thiện
  • Phản ứng rõ rệt: Tuần thứ 33, thai nhi bắt đầu có những phản ứng rõ rệt như một đứa trẻ sơ sinh. Con sẽ nhạy cảm hơn với ánh sáng, đôi mắt buồn ngủ khi trời tối và mở to khi trời sáng
  • Hệ miễn dịch đang phát triển: Thai nhi 33 tuần đã đạt cột mốc quan trọng. Bé có hệ thống miễn dịch riêng của mình. Tuy nhiên kháng thể của mẹ sẽ vẫn tiếp tục được truyền sang con thông qua bánh nhau, dây rốn
  • Trí não hoàn thiện: Não của thai nhi tuần thứ 33 phát triển rất nhanh. Các tế bào thần kinh liên kết giúp con có đủ khả năng tiếp nhận và phản ứng  lại với các tác nhân bên ngoài
  • Học cách phối hợp thở với bú và nuốt: Đây là kỹ năng quan trọng giúp bé thích nghi với cuộc sống mới bên ngoài. Ở tuần thai này mẹ sẽ có thể bắt gặp hình ảnh siêu âm bé uống nước ối hoặc mút ngón tay
  • Xương đã cứng cáp: Bộ xương của bé ở tuần thai này đã tương đối cứng, trong khi hộp sọ vẫn còn rất mềm và chưa liền nhau. Điều này sẽ giúp thai nhi chui khỏi bụng mẹ một cách dễ dàng.
  • Xuất hiện giấc mơ: Ở tuần 33, bé đã bắt đầu xuất hiện giấc mơ. Mẹ sẽ nhận thấy thông qua chuyển động liên tục ở mắt. Không chỉ thế, ở giai đoạn này, bé còn có thể cảm nhận môi trường tử cung như nghe âm thanh, cảm nhận ánh sáng, nếm được mùi vị,…
  • Các cơ quan đã hoàn thiện: Tuần thứ 33, các cơ quan của bé như phổi, gan đã dần hoàn thiện. Do đó, nếu không may mẹ sinh non ở tuần này, bé chỉ cần nằm ở trong lồng kính một thời gian ngắn là sẽ có thể thích nghi độc lập với môi trường ngoài.

Sự thay đổi của cơ thể mẹ ở tuần thai 33

Cùng với sự phát triển của thai, cơ thể mẹ bầu cũng có rất nhiều thay đổi. Cụ thể, giai đoạn này mẹ sẽ có thể bắt gặp triệu chứng như:

Xuất hiện mẩn đỏ và ngứa

Nếu thấy cơ thể có vết lằn đỏ ngứa ngáy trên da thì rất có thể mẹ bầu đã bị tình trạng mẩn ngứa mề đay thai kỳ, gọi tắt là PUPPP.

Tình trạng này thường xảy ra ở tuần 33, do mẹ bầu tăng cân nhanh khiến tế bào da phát triển không kịp nên bị rạn ra kèm theo triệu chứng khó chịu. Theo thống kê có khoảng 1/150 thai phụ gặp vấn đề này. Tuy không nguy hiểm nhưng lại gây nhiều khó chịu cho hai mẹ con.

Do đó, nếu không an tâm, mẹ hãy hỏi thêm ý kiến bác sĩ. Trường hợp bị ngứa khắp người, kể cả không nổi mề đay mẹ cũng nên kiểm tra kỹ. Vì đây có thể là các dấu hiệu cảnh báo vấn đề ở gan.

Mệt mỏi

Cùng với sự phát triển của thai, ở tuần 33, mẹ bỉm sẽ gặp triệu chứng mệt mỏi, khó chịu như thời kỳ đầu. Theo chuyên gia, sự mệt mỏi này hoàn toàn dễ hiểu với những căng thẳng mà cơ thể mẹ đang phải trải qua cùng với đó là những đêm mất ngủ do phải tiểu nhiều,…

Để giảm cảm giác mệt mỏi, mẹ nên làm việc một cách nhẹ nhàng, chậm rãi kết hợp với việc theo dõi kỹ lưỡng dấu hiệu chuyển dạ để sẵn sàng cho quá trình sinh nở.

Bà bầu bị mệt khi ở tuần 33
Bà bầu bị mệt khi ở tuần 33

Mất ngủ

Khi thai nhi 33 tuần tuổi ngoài sự mệt mỏi, cơ thể mẹ bầu còn phải đối diện với sự thay đổi nội tiết, đi tiểu nửa đêm hoặc bị “chuột rút”,… Những hiện tượng này có thể khiến mẹ gặp phải triệu chứng mất ngủ.

Để giảm cảm giác khó chịu, mẹ hãy thử tắm nước ấm, tránh tập thể dục, ăn uống gần giờ đi ngủ,… Mẹ cũng có thể nhờ người nhà massage thư giãn hoặc đọc quyển sách, nghe 1 đoạn nhạc để giúp vào giấc dễ hơn.

Hay quên

Mẹ bầu 33 tuần có thể mắc chứng hay quên. Nguyên nhân là do cơ thể tăng lượng hormone khiến cho một số nơ ron thần kinh bị giảm hoạt động. Ngoài ra mẹ cũng có thể suy giảm trí nhớ do phải lo nghĩ nhiều việc, hay vì mệt mỏi, mất ngủ thường xuyên.

Móng tay giòn

Ngoài chứng mất ngủ, hay quên mẹ bầu có thể thấy móng tay mình mọc nhanh và rất dễ gãy. Tình trạng này xuất hiện chủ yếu là do hormone thai kỳ thay đổi. Do đó mẹ hãy bổ sung thực phẩm chứa biotin như chuối, bơ, các loại hạt và ngũ cốc nguyên hạt.

Xuất hiện những cơn co thắt

Tử cung của mẹ ở tuần 33 bắt đầu chuẩn bị cho việc sinh nở với những cơn gò co thắt Braxton Hicks. Mẹ sẽ có thể cảm nhận được cơn co này giống như cảm giác siết chặt bụng trong 20-30s. Trường hợp các cơ co thắt gây nhiều đau đớn, quá sức chịu đựng mẹ nên đến viện kiểm tra.

Giãn tĩnh mạch

Suy giãn tĩnh mạch là tình trạng thường gặp ở các mẹ bầu vào tuần 33. Lúc này các mạch máu sẽ nổi gồ, dễ dàng quan sát thấy ở bắp chân. Nhiều mẹ bầu còn có cảm giác đau nhức, nặng nề ở chân. Tuy nhiên mẹ không cần phải lo lắng bởi tình trạng này sẽ hết sau khi em bé chào đời.

Đau dây chằng tròn

Nếu bị đau bụng khi ngồi đột ngột chắc hẳn mẹ đã đau dây chằng tròn. Hiện tượng này xảy ra không nhiều và nếu không bị chảy máu hoặc sốt thì mẹ không cần lo âu.

Bà bầu xuất hiện cơn đau dây chằng
Bà bầu xuất hiện cơn đau dây chằng

Chế độ dinh dưỡng của bà bầu tuần 33

Thai 33 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn? Đáp án là 1,9kg. Tuy nhiên để đạt được cân nặng này mẹ nên xây dựng chế độ ăn uống của mình sao cho hợp lý. Cụ thể:

Thai 33 tuần mẹ nên ăn gì để bé tăng cân?

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò lớn đối với sức khỏe cũng như phát triển của bé, nhất là tháng cuối thai kỳ. Vì vậy để bé phát triển tốt nhất, mẹ nên thêm vào thực đơn mỗi ngày những thức ăn sau.

  • Cá: Chứa sắt, protein, omega 3 giúp ngăn thiếu máu, giảm mệt mỏi cho mẹ cũng như hỗ trợ phát triển trí não của bé
  • Các loại thịt đỏ: Thực phẩm này chứa nhiều sắt, protein, khoáng chất giúp bé phát triển khỏe mạnh và tăng cân tốt trong những tháng cuối thai kỳ
  • Chuối: Theo các nghiên cứu khoa học, chuối là thực phẩm chứa nhiều chất xơ, vitamin, khoáng chất nên rất tốt cho quá trình tiêu hóa của mẹ. Không chỉ thế thực phẩm này còn giúp các bé hấp thu, tăng cân hiệu quả vào những tháng cuối
  • Sữa và các chế phẩm từ sữa: Đây là nguồn cung canxi, kali, protein giúp xương và răng của bé chắc khỏe
  • Rau xanh: Giàu chất xơ, giúp giảm táo bón và bổ sung nhiều khoáng chất tốt cho sức khỏe của bé như sắt, kali, canxi,..
  • Cam: Chứa một lượng lớn chất xơ, vitamin C giúp mẹ hấp thụ sắt và tăng đề kháng hiệu quả

Một số thực phẩm mẹ bầu nên tránh khi mang thai tuần 33

Để cân nặng thai 33 tuần đạt chuẩn mẹ nên tránh những thực phẩm dưới đây.

  • Sữa chưa tiệt trùng vì nó có thể khiến mẹ bị nhiễm ký sinh trùng, nguy hiểm cho sức khỏe bé
  • Thực phẩm chứa cafein như cà phê, trà, socola, nước tăng lực cũng cần hạn chế. Bởi thực phẩm này có thể gây ra táo bón và các triệu chứng về đường tiêu hóa
  • Rượu, thuốc lá cũng là thực phẩm cần tránh ở mọi thời điểm thai kỳ, nhất là từ tuần 33. Bởi nó có thể gây ra biến chứng khi sinh và làm cản trở quá trình phát triển của bé khi còn ở trong bụng mẹ
  • Ngoài ra, mẹ bầu cũng cần hạn chế thực phẩm chiên, rán, nhiều dầu để tránh ợ nóng, khó tiêu ở tuần thai này
  • Các loại cá chứa nhiều thủy ngân hoặc thịt đông lạnh chưa qua xử lý như xúc xích, giăm bông có thể làm tăng nguy cơ nhiễm toxoplasmosis và bệnh listeriosis
Thực phẩm cần tránh khi mang bầu tuần 33
Thực phẩm cần tránh khi mang bầu tuần 33

Mẹ bầu 33 tuần nên vận động và chăm sóc bản thân thế nào?

Thai 33 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn, chắc hẳn mẹ bầu đã có đáp án. Theo chuyên gia, để bé đạt được cân nặng tối ưu ngoài dinh dưỡng giai đoạn này mẹ còn cần phải chú ý vận động, chăm sóc bản thân hợp lý.

Chế độ vận động của mẹ bầu 33 tuần

Tập thể dục giúp cho cơ thể mẹ bầu dẻo dai, tăng trương lực cơ. Tuy nhiên ở tuần 33, chuyên gia khuyến cáo mẹ chỉ nên tập các bài nhẹ nhàng, nếu có nâng tạ thì nên dùng loại có trọng lượng nhỏ. Phụ nữ chỉ nên tập nặng khi đã phục hồi sau sinh.

Cách để mẹ bầu vượt qua mất ngủ

Mang thai 33 tuần, cơ thể mẹ bầu cần được nghỉ ngơi. Do đó mẹ hãy cố gắng thoải mái trước và trong khi ngủ. Gợi ý cho mẹ lúc này là hãy thử tắm nước ấm hoặc uống một cốc sữa tươi, tránh tập thể dục, ăn uống quá gần với giờ đi ngủ. Nếu giấc ngủ vẫn làm mẹ khó chịu hãy đọc một cuốn sách, nghe một bản nhạc dịu êm cho đến khi cơn buồn ngủ ập đến.

Ngoài ra tư thế nằm ngủ cũng cần lưu ý trong giai đoạn này. Một số chuyên gia cho rằng, nằm nghiêng bên trái là tư thế ngủ lý tưởng cho mẹ và con. Vì nó cho phép các chất dinh dưỡng truyền đến thai nhi tối đa đồng thời giảm sưng ở bàn chân, mắt cá chân và bàn tay cho mẹ hiệu quả.

Thận trọng với liên cầu khuẩn nhóm B

Liên cầu khuẩn nhóm B là loại vi khuẩn phổ biến. Số liệu thống kê cho thấy có khoảng 2/5 người bị vi khuẩn này sống trong cơ thể. Điều đáng nói là chúng sẽ có thể gây hại cho thai nhi cũng như dẫn tới sinh non, vỡ màng ối,… Do đó quá trình mang bầu, nhất là từ tuần 33, mẹ hãy hỏi thăm bác sĩ để được tư vấn kỹ hơn.

Chuẩn bị kế hoạch sinh nở

Ngoài thông tin thai 33 tuần nặng bao nhiêu mẹ bầu cũng cần chuẩn bị kế hoạch dự phòng cho việc sinh nở. Mặc dù thời gian mang thai lý tưởng là 40 tuần nhưng mẹ có thể sinh sớm hoặc do biến chứng buộc phải ở lại bệnh viện lâu hơn dự tính. Do đó khoảng thời gian này hãy lên kế hoạch dự phòng.

  • Đầu tiên mẹ hãy lên danh sách đồ mua cho trẻ sơ sinh
  • Tiến hành lựa chọn bệnh viện, phương pháp sinh nở cũng như bác sĩ hỗ trợ
  • Thảo luận với bạn đời về biện pháp tránh thai sau sinh
  • Sắp xếp công việc nhà cửa, nhờ người trông hộ bé lớn nếu có

Một số câu hỏi liên quan đến sự phát triển của thai nhi tuần 33

Ngoài thắc mắc thai 33 tuần nặng bao nhiêu gam, mẹ bầu còn nhiều băn khoăn. Dưới đây là những câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm. 

Thai 33 tuần gò cứng bụng có sao không?

Các mẹ mang thai 33 tuần bị gò cứng bụng cảm thấy hoang mang không biết có bị sao không? Theo bác sĩ, mẹ mang thai 33 tuần có cơn gò bụng cần phải theo dõi xem gò bao lâu. Nếu như cơn gò xuất hiện “thường xuyên” kèm theo triệu chứng khó chịu đau nhiều mẹ cần đi gặp bác sĩ để khám cụ thể. Để phân biệt được cơn gò sinh lý và gò sinh non mẹ hãy thay đổi tư thế. Nếu như là gò sinh lý cơn đau sẽ được giảm dần khi mẹ nghỉ ngơi. Còn nếu gò chuyển dạ, cơn đau ngày một tăng lên chứ không thuyên giảm khi mẹ thay đổi vị trí.

Cơn gò sinh lý không nguy hiểm
Cơn gò sinh lý không nguy hiểm

Thai 33 tuần chưa quay đầu có sao không?

Mẹ mang thai 33 tuần ngoài cân nặng thì còn lo lắng vị trí của con. Do đó trong buổi tái khám mẹ nên hỏi thăm bác sĩ về ngôi của bé.

Trường hợp thai nhi ngôi mông mẹ sẽ có lựa chọn khác để sinh. Các yếu tố để lựa chọn việc sinh nở bao gồm.

  • Vị trí của bé khi mẹ đủ tháng
  • Biến chứng thai kỳ
  • Thời điểm xuất hiện dấu hiệu chuyển dạ tự nhiên

Thông thường bác sĩ sẽ áp dụng một số cách sau nếu như thai nhi chưa chịu quay đầu ở tuần 33.

  • Chờ và theo dõi tiến trình của thai
  • Phương pháp ngoại xoay thai: Chỉ dùng trong một số trường hợp như thành bụng mẹ mỏng, đơn thai không quá lớn, nước ối đủ nhiều,…
  • Sinh mổ nếu khi đủ tháng bé vẫn ngôi người

Việc lựa chọn các phương pháp này sẽ còn tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Do đó mẹ hãy trao đổi với các bác sĩ để an tâm hơn.

Thai 33 tuần nhau trưởng thành độ 2 là thế nào?

Độ trưởng thành của thai nhi hay còn gọi là độ trưởng thành nhau. Đây là khái niệm dùng để chỉ độ lắng đọng canxi ở trong bánh nhau. Khi thai nhi càng lớn sự tích tụ canxi càng tăng và khi trưởng thành trên 38 tuần sẽ xảy ra hiện tượng vôi hóa. Tuy nhiên mẹ không cần phải lo lắng vì đây là hiện tượng hết sức bình thường. Dựa vào chỉ số này bác sĩ sẽ đánh giá được mức độ trưởng thành của bé.

Tình trạng vôi hóa bánh nhau chủ yếu quan sát dựa trên hình ảnh siêu âm. Nếu như cân nặng của bé theo đúng tiêu chuẩn thì mẹ cũng không cần lo.

Thai 33 tuần nặng bao nhiêu kg bài viết trên đã giải đáp rõ. Hy vọng với kiến thức này mẹ bỉm có thể theo dõi và giúp các bé tăng cân đạt chuẩn.

Chia sẻ bài viết này