Nội dung chính

Quá trình phát triển của thai nhi theo tuần và những lưu ý cho mẹ

Mang thai là một quá trình đặc biệt với sự hình thành phát, triển kỳ diệu của bé. Vậy quá trình phát triển của thai nhi theo từng tuần thế nào? Hãy cùng Fitobimbi tìm hiểu trong bài viết sau.

Tổng quan về sự hình thành, phát triển của thai nhi

Theo dõi sự hình thành, phát triển của thai nhi mẹ sẽ cảm nhận thấy sự thay đổi trong cơ thể mình. Đây là nhiệm vụ thiêng liêng mà phụ nữ nào cũng muốn trải qua. Theo chuyên gia, quá trình phát triển của thai nhi sẽ trải qua 38 tuần trong bụng mẹ. Nhưng độ dài trung bình của cả thai kỳ là 40 tuần. Điều này là do thai kỳ được tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt cuối mà không phải ngày thụ thai. Thường thì quá trình mang thai sẽ được chia làm 3 tam cá nguyệt. Trong đó:

  • Tam cá nguyệt đầu tiên: Tình từ lúc thụ thai đến 14 tuần
  • Tam cá nguyệt thứ hai: Tính từ tuần thứ 14 đến tuần 27
  • Tam cá nguyệt thứ ba: Tính từ tuần 27 đến tuần thứ 40
Hành trình phát triển của bé theo từng tháng
Hành trình phát triển của bé theo từng tháng

Sự phát triển của thai nhi ở tam cá nguyệt thứ nhất

Tam cá nguyệt thứ nhất là một trong các giai đoạn phát triển của thai nhi. Khoảng thời gian này, mẹ bầu có thể chưa cảm nhận thấy sự hiện diện của bé. Tuy nhiên từ tuần thứ 8 một số triệu chứng khó chịu như đau bụng, sợ mùi xuất hiện sẽ giúp mẹ thấy thay đổi trong cơ thể mình. Ở tam cá nguyệt thứ nhất, sự phát triển của thai nhi theo từng tháng được thể hiện như sau.

Các giai đoạn của thai kỳ trong tam cá nguyệt thứ nhất
Các giai đoạn của thai kỳ trong tam cá nguyệt thứ nhất

Tuần 1 + 2

Trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt, buồng trứng sẽ phóng 1-2 noãn vào ngày 14 của chu kỳ kinh. Trứng sau khi phóng sẽ được cuốn vào ống dẫn trứng. Tại đây chất nhầy trong cổ tử cung sẽ trở nên lỏng và đàn hồi hơn để giúp tinh trùng bơi vào nhanh chóng. Sau khi đi qua tử cung, những tinh binh này sẽ đến hình phễu của ống dẫn trứng để làm nhiệm vụ thụ tinh.

Nếu quá trình thụ tinh không xảy ra, trứng sẽ di chuyển xuống ống dẫn trứng và vào tử cung. Đây chính là nơi, trứng bị thoái hóa và tạo ra kỳ kinh nguyệt tiếp theo.

Tuần 3

Nếu như ở tuần thứ 2, tinh trùng thâm nhập vào trứng quá trình thụ tinh sẽ được diễn ra. Khi đó, các lông mao nhỏ trong ống dẫn trứng sẽ đẩy trứng được thụ tinh đi về tử cung.

Lúc này, nép mình trong lớp niêm mạc giàu chất dinh dưỡng là một quả bóng siêu nhỏ với hàng trăm triệu tế bào nhân lên. Sau khi đi vào tử cung, “quả trứng” bắt đầu sản xuất hormone thai kỳ. Đây là dấu hiệu đầu tiên để mẹ nhận thấy sự hiện diện của bé thông qua thử thai.

Tuần 4

Ở tuần thứ 4, quá trình phát triển của thai nhi đã được thể hiện rõ ràng. Quả bóng của chúng ta giờ đã chính thức được gọi là phôi thai. Thường thì phôi nang sẽ phải làm tổ trong thành tử cung khoảng 6-7 ngày. Nếu có nhiều hơn một trứng được giải phóng và thụ tinh, mẹ bầu sẽ mang song thai.

Tuần 5

Được coi là cột mốc “vàng” đánh dấu giai đoạn phát triển thai nhi ở tam cá nguyệt thứ nhất. Nhìn bé lúc này có vẻ giống con nòng nọc nhưng lại phát triển rất nhanh. Hệ thống tuần hoàn bắt đầu hình thành, phôi thai phát triển nhiều lớp như ngoại bì, trung bì, nội bì. Mặc dù đã có phôi thai song do kích thước còn nhỏ nên mẹ khó quan sát được.

Tuần 6

Chu kỳ phát triển của thai nhi được thể hiện rõ ở tuần tuổi này. Sự phân chia tế bào không ngừng diễn ra với kích thước tăng lên vô cùng nhanh chóng. Theo các chuyên gia, chiều dài phôi thai ở tuần thứ sáu vào khoảng 15mm. Lúc này trông bé giống như một hạt táo tây. Hệ tuần hoàn và trái tim bắt đầu hình thành và có nhịp đập. Ngoài ra tay, chân cũng và các cơ quan của phôi cũng được hình thành.

Hình ảnh thai nhi ở tuần thứ 6
Hình ảnh thai nhi ở tuần thứ 6

Tuần thứ 7

Ở tuần tuổi này, kích thước phôi thai của bé khoảng 0.85cm, tay, chân bắt đầu phát triển nhanh chóng. Nếu đi kiểm tra, bác sĩ có thể siêu âm và nghe nhịp tim của con. Bên cạnh đó, các bộ phận khác như mũi, miệng, ruột, não cũng bắt đầu được hình thành. Do đó mẹ sẽ xuất hiện triệu chứng ốm nghén, sợ mùi. Nhưng đừng lo vì điều này sẽ không ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.

Tuần 8

Tuần thứ 8, kích thước thai nhi tương đương một quả việt quất. Cùng với đó, bé cũng bắt đầu tiến hóa hình người, đuôi sẽ tiêu biến, nhịp tim bắt đầu có độ rung, ngón tay, ngón chân phát triển. Khuôn mặt cũng có những thay đổi đáng kể về các bộ phận như mắt, mũi, tai,…

Tuần 9

Quá trình phát triển của thai nhi ở tuần tuổi này được thể hiện rõ. Khi mà bé yêu có những cử động đầu tiên. Tuy nhiên do kích thước nhỏ nên mẹ chưa thể cảm nhận được con. Nhưng qua siêu âm, mẹ sẽ có thể thấy bé đang búng. Không chỉ thế, ở tuần tuổi này, bé yêu cũng sẽ đánh dấu sự hình thành quan trọng của ống thần kinh.

Tuần 10

Mẹ đang thắc mắc về sự phát triển của bé ở tuần 10 diễn ra thế nào? Về cơ bản, thai nhi 10 tuần tuổi phần sinh lý đã phát triển đúng vị trí nhưng vẫn còn nhiều bộ phận chưa phát triển xong. Ví dụ như đuôi bắt đầu tiêu biến ở tuần thứ 8 song mãi đến tuần thứ 10 mới mất hoàn toàn. Lúc này, kích thước thai nhi chỉ lớn bằng quả anh đào mà thôi.

Tuần 11

Đến tuần 11, phôi thai đã hoàn thành xong giai đoạn quan trọng của chặng đường đầu. Da bé còn mờ nhưng chân và tay đã có thể gập và uốn cong. Ngoài ra những chi tiết nhỏ như móng tay cũng bắt đầu hình thành. Ở tuần tuổi này, em bé của mẹ lớn bằng 1 quả dâu tây.

Tuần 12

Quá trình phát triển của thai nhi ở tuần 12 gần như đã được hoàn thiện. Bé có thể đá, vươn người, thậm chí là nấc vì cơ hoành phát triển. Tuy nhiên những hoạt động này mẹ khó có thể cảm nhận vì ở tuần thứ 12, em bé mới có kích thước bằng quả chanh ta.

Tuần thứ 13

Giai đoạn phát triển của thai nhi tiếp theo mà Fitobimbi giới thiệu đó là vào tuần 13. Lúc này cơ thể của bé đã có phản xạ bên trong như ngón tay có thể xòe ra, co lại; ngón chân có thể ngập và miệng có những động tác bú mút. Bé có kích thước bằng một quả mận và sẽ bắt đầu cảm nhận được các tác động bên ngoài khi mẹ chọc nhẹ lên bụng.

Tuần thứ 14

Tuần 14 là tuần cuối cùng của tam cá nguyệt thứ nhất. Lúc này em bé của mẹ đã lớn bằng quả chanh rồi đấy. Không chỉ thế ngón tay của con cũng đã có vân và những cơ quan bên trong như mạch máu có thể nhìn rõ qua da. Nếu thai nhi là bé gái thì lúc này buồng trứng đã có khoảng 2 triệu quả rồi.

Em bé tuần này đã bằng quả chanh
Em bé tuần này đã bằng quả chanh

Quá trình phát triển của thai nhi ở tam cá nguyệt thứ hai

Trong các giai đoạn phát triển của thai nhi thì tam cá nguyệt thứ hai được coi là giai đoạn dễ thở của các mẹ bầu. Nếu như ở tam cá nguyệt thứ nhất, mẹ bầu có những triệu chứng mang thai như nôn, mệt mỏi, đau đầu,… thì giai đoạn này các triệu chứng đó hoàn toàn biến mất. Đây là thời điểm mà mẹ sẽ có thể tham gia những bài tập nhẹ. Theo đó, chu kỳ phát triển của thai nhi ở thời điểm này được chia làm các tuần sau.

Tuần thứ 15

Ở tuần thai này, xung não của bé bắt đầu hoạt động và con sẽ có cử động cơ mặt. Không chỉ thế, thận cũng sẽ bắt đầu làm việc từ tuần tuổi này. Nếu như siêu âm, mẹ sẽ có thể bắt gặp hình ảnh bé đang mút tay. Thông thường ở tuần 15, thai nhi sẽ lớn bằng một quả đào.

Tuần 16

Sự phát triển của thai nhi ở tuần 16 thể hiện chủ yếu qua mắt. Mặc dù ở giai đoạn này, mí mắt của bé vẫn chưa được mở nhưng con vẫn sẽ cảm nhận được luồng ánh sáng. Nếu mẹ chiếu đèn vào bụng, bé sẽ di chuyển ra khỏi chỗ có chùm sáng. Ở tuần thai này, em bé của bé sẽ bằng quả cam. Bác sĩ siêu âm cũng sẽ có thể biết được giới tính của bé.

Tuần 17

Thai nhi tuần 17 lớn bằng quả bơ với những chi tiết xuất hiện ở vùng da đầu ngày càng rõ nét. Tuy nhiên ở tuần tuổi này mẹ sẽ chưa thể thấy tóc của con. Phần chân lúc này đã phát triển hơn và mẹ bắt đầu cảm nhận những cú đạp đầu. Không chỉ thế ở tuần 17, đầu bé đã thẳng và tai cũng dần định hình vào đúng vị trí.

Tuần 18

Tuần 18, thai nhi lớn bằng quả lựu, có thể cử động các khớp cũng như khung xương một cách thuần thục. Dây rốn cũng đã phát triển chắc và dày hơn.

Thai nhi tuần 18 đã cử động khớp thuần thục
Thai nhi tuần 18 đã cử động khớp thuần thục

Tuần 19

Ở tuần tuổi này, thai nhi đã lớn bằng một bông atiso. Bé có thể gập chân và mẹ sẽ cảm nhận rõ cử động tuyệt vời của con. Bên cạnh đó bao thần kinh Myelin cũng được hình thành xung quanh các dây thần kinh của bé.

Tuần 20

Ở tuần 20, giác quan của bé gần như phát triển toàn diện. Bé sẽ có thể nghe những gì bạn nói. Vì vậy mẹ hãy tương tác thường xuyên  với con bằng cách hát hoặc kể chuyện bé thích.  Ở tuần tuổi này em bé của mẹ đã bằng quả xoài rồi đấy.

Tuần 21

Tuần 21, thai nhi có thể nuốt được nước ối. Không chỉ thế hệ tiêu hóa cũng sẽ bắt đầu sản sinh phân su, đặc sệt mà bé thải ra sau khi chào đời. Ở tuần tuổi này, em bé dài bằng một quả chuối, nặng khoảng 400g.

Tuần 22

Chuyển động của bé đã chuyển sang đá hoặc đạp vào thành tử cung. Mẹ cũng sẽ quen và gần đoán được lịch trình hoạt động của bé. Ở tuần 22, quá trình phát triển của thai nhi diễn ra nhanh chóng khi mà bé đã lớn bằng một bắp diếp xoăn.

Tuần 23

Chu kỳ phát triển của thai nhi ở tuần 23 diễn ra thế nào? Theo chuyên gia, thai nhi ở tuần tuổi này trông giống với trẻ sơ sinh. Con đã có đủ bộ phận nhưng còn rất nhỏ, cỡ một quả dừa mà thôi. Không chỉ thế, các đặc điểm như môi, lông mày cũng rõ nét hơn. Tuy nhiên sắc tố màu mắt vẫn chưa xuất hiện.

Tuần 24

Nói đến quá trình phát triển của thai nhi thì tuần 24 được coi là mốc quan trọng không kém. Ở tuần tuổi này, tai của em bé đã nhạy cảm hơn để nghe được nhiều âm thanh. Vì thế sau khi chào đời bé sẽ có thể làm quen một số âm thanh đã nghe khi còn ở trong bụng mẹ. So với tuần trước thì tuần 24, cân nặng của bé đã vượt trội hẳn. Lúc này con đã bằng một quả bưởi.

Tuần 25

Tuần 25, em bé trông có vẻ dài và ốm nhưng con đang dần có da thịt hơn. Lúc này da bé vẫn còn rất mỏng và mờ tuy nhiên điều này sẽ thay đổi sớm vào những tuần sau. Thông qua hình ảnh siêu âm mẹ sẽ nhận thấy em bé của mình lớn bằng một quả dưa lưới.

Tuần 26

Ở tuần 26, bé lớn bằng bông súp lơ, làn da nhăn nheo bắt đầu căng mịn bởi lớp mỡ được hình thành. Điều này giúp bé trông giống với trẻ sơ sinh. Không chỉ thế tóc ở tuần này cũng bắt đầu mọc và hình thành màu sắc, kết cấu rõ ràng.

Tuần 26 làn da của bé căng hơn
Tuần 26 làn da của bé căng hơn

Tuần 27

Tuần 27, em bé của mẹ đã lớn bằng cây cải cầu vồng. Não bộ tiếp tục phát triển và hoàn thiện nhanh. Vì thế một số chuyên gia cho rằng em bé đã có cảm xúc ở tuần thai này. Bên cạnh đó lá gan và hệ miễn dịch cũng được hình thành nhưng vẫn còn yếu

Tuần 28

Là mốc kết thúc giai đoạn phát triển thai nhi ở tam cá nguyệt thứ hai. Lúc này lịch trình ngủ và thức dậy của bé đã tương đối rõ. Não cũng phản xạ nhạy bén hơn xưa. Tuy nhiên cơ quan của phổi vẫn chưa hoàn thiện để thực hiện chức năng của mình nếu như bé ra đời sớm. Ở tuần 28, em bé của mẹ đã lớn bằng một cây cải thảo.

Quá trình phát triển của thai nhi ở tam cá nguyệt thứ ba

Trong các giai đoạn của thai kỳ thì tam cá nguyệt thứ ba được ví như cuộc chạy đua “nước rút” khi mà cân nặng của bé không ngừng tăng lên. Lúc này mẹ sẽ thấy mình muốn đi tiểu nhiều  hoặc bị chuột rút ở chân vì thai nhi lớn đã gây chèn ép vào dây thần kinh. Cụ thể sự phát triển của thai nhi trong tám cá nguyệt này được thể hiện như sau. 

Tuần 29

Thị giác của bé tiếp tục phát triển. Không chỉ cảm nhận ánh sáng con sẽ có thể chớp mắt và mi liên tục. Vào tuần thai này, em bé của mẹ có kích thước khoảng một quả cà tím.

Tuần 30

Ở tuần 30, phổi và các cơ quan hoạt động nhiều hơn để chuẩn bị cho sự ra đời của bé. Đầu con lúc này cũng sẽ to hơn để có không gian cho não phát triển. Kích thước của bé đâu đó bằng quả bí dâu.

Tuần 31

Tuần 31, bé dài bằng quả bí ngòi và được bao phủ bởi 1.5 lít nước ối. Khi con lớn hơn lượng nước ối sẽ giảm đi nhiều.

Tuần 32

Đến tuần 32, bé có thể xoay đầu từ bên này sang bên kia. Cùng với đó, một lớp chất béo bảo vệ cơ thể sẽ được hình thành dưới da, làm tay chân bé trông bụ bẫm hơn. Thông thường ở tuần 32, em bé sẽ lớn bằng bó măng tây.

Tuần 33

Sang tuần 33, cân nặng thai nhi có sự thay đổi rõ rệt. Mỗi tuần mẹ sẽ có thể tăng khoảng 0,5kg và 1/2 trọng lượng đó là vào cơ thể của bé để 7 tuần nữa khi chào đời con sẽ có được cân nặng đạt chuẩn. Thai nhi ở tuần 33 thường lớn bằng một quả bí.

Tuần thai này cân nặng của bé sẽ tăng rất nhanh
Tuần thai này cân nặng của bé sẽ tăng rất nhanh

Tuần 34

Ở tuần tuổi này, thành phần xương trong hộp sọ của bé chưa được hợp nhất. Nhưng điều đó lại giúp cho đầu của thai nhi dễ ngả qua đường âm đạo, thuận lợi cho việc sinh nở. Lúc này trông bé đã bằng một cây cần tây rồi đấy.

Tuần 35

Tuần 35, em bé của mẹ đã lớn bằng quả bí hồ lô. Lúc này hệ thần kinh trung ương cũng như phổi đã hoàn thiện. Những em bé sinh ra trong khoảng thời gian này sẽ ít gặp các biến chứng sức khỏe so với tuổi thai trước đó. Bởi phổi đã đạt độ trưởng thành cao.

Tuần 36

Ở tuần 36, thai nhi lớn bằng quả dứa nên thấy chật chội trong lòng tử cung. Tuy nhiên ở giai đoạn này, thận của em bé đã phát triển đủ, gan cũng có thể bài tiết những chất không cần.

Tuần 37

Ở tuần 37, mỗi ngày em bé sẽ tăng khoảng 30g. Cơ thể của con hình thành một lớp sáp trắng để bảo vệ da. Trông bé lúc này lớn bằng một quả đu đủ to.

Tuần 38

Đến tuần 38, ngày vượt cạn của mẹ đã rất gần. Dù trông giống trẻ sơ sinh nhưng bé của mẹ vẫn chưa sẵn sàng để bước ra ngoài. Thai 38 tuần thường lớn bằng cây xà lách La Mã. Trong 2 tuần tiếp theo, phổi và não sẽ phát triển đầy đủ hơn.

Tuần 39

Vào tuần 39, tròng đen của bé vẫn chưa phát triển hết sắc tố. Vì vậy nếu như chào đời ở thời điểm này con sẽ có đôi mắt nâu, tròng mắt có thể sẫm hơn cho đến khi được 1 tuổi. Thai 39 tuần, thường lớn bằng quả bí đao.

Tuần 40

Tuần 40, quá trình phát triển của thai nhi về thể chất đã hoàn thiện. Nhưng bé vẫn cần tiếp tục sản sinh chất béo để cơ thể điều chỉnh nhiệt độ khi chào đời. Trông bé lúc này lớn bằng một quả bí ngô đấy mẹ.

Tuần 41

Bước sang tuần 41, các giai đoạn phát triển của thai nhi đã dần kết thúc. Lúc này có thể đã quá ngày dự sinh nhưng cũng chưa phải quá muộn nếu như mẹ không nhớ rõ ngày cuối kỳ  kinh. Bên cạnh đó, thời điểm rụng trứng có thể xảy ra muộn hơn dự đoán. Vì vậy, nếu quá ngày sinh mà bé vẫn chưa chào đời, bác sĩ sẽ yêu cầu mẹ thực hiện một số xét nghiệm như siêu âm, đo hoạt động của tim,…

Em bé sẵn sàng chào đời ở tuần tuổi này
Em bé sẵn sàng chào đời ở tuần tuổi này

Lưu ý cho mẹ trong quá trình phát triển của thai nhi

Để cho quá trình phát triển của thai nhi diễn ra thuận lợi, mẹ bầu cần phải lưu ý những vấn đề sau:

  • Thăm khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ sĩ
  • Không được bỏ qua các mốc siêu âm quan trọng nhất là ở tuần 12, 16, 22, 32,…
  • Xây dựng thực đơn dinh dưỡng hợp lý cho mẹ vào con trong cả thai kỳ
  • Cắt giảm tinh bột và thức ăn ngọt để tránh tiểu đường thai kỳ
  • Trường hợp có dấu hiệu lạ như đau bụng, ra máu, xuất hiện cơn co mẹ bầu cần phải nhanh chóng đến gặp bác sĩ
  • Bổ sung vitamin bầu theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, tránh việc lạm dụng tùy tiện gây tác dụng phụ

Trên đây là toàn bộ quá trình phát triển của thai nhi theo tuần. Hy vọng với kiến thức này có thể giúp cho mẹ bầu có thêm động lực trong việc chăm sóc, bảo vệ thai nhi cũng như chờ ngày chào đời của bé.

Nguồn: babycenter, parents

https://www.babycenter.com/pregnancy/your-baby/fetal-development-week-by-week_10406730
https://www.parents.com/pregnancy/week-by-week/baby-development/
Chia sẻ bài viết này