Nội dung chính

Làm gì khi cân nặng thai nhi vượt chuẩn?

Bên cạnh tăng nguy cơ sinh mổ, thai nhi quá cân còn gây biến chứng sức khỏe cho cả mẹ và bé. Vậy mẹ cần làm gì khi cân nặng thai nhi vượt chuẩn? Cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Xem thêm:

Làm gì khi cân nặng thai nhi vượt chuẩn
Làm gì khi cân nặng thai nhi vượt chuẩn? Lời khuyên VÀNG từ chuyên gia

Bảng cân nặng thai nhi theo chuẩn WHO

Trước khi tìm hiểu “làm gì khi cân nặng thai nhi vượt chuẩn?”, mẹ hãy cùng Fitobimbi theo dõi bảng cân nặng thai nhi theo chuẩn quốc tế nhé!

Có hai thông số cần quan tâm trong bảng cân nặng thai nhi theo tuần, đó là cân nặng và chiều cao của em bé. Thông qua số liệu này, khi so sánh với kết quả siêu âm thai nhi thực tế, mẹ bầu sẽ đánh giá được em bé có đang phát triển ổn định hay không. Từ đó có sự điều chỉnh về chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt sao cho phù hợp.

Cân nặng thai nhi sẽ được ghi lại từ tuần thai từ 8. Trước đó, bé còn rất nhỏ nên rất khó xác định. Dưới đây là bảng cân nặng thai nhi theo chuẩn quốc tế:

Tuần thaiChiều dài (cm)Cân nặng (gam)
Tuần 81.61 – 10
Tuần 92.31 – 10
Tuần 103.11 – 10
Tuần 114.150 – 70
Tuần 125.450 – 70
Tuần 136.750 -70
Tuần 1414.750 – 70
Tuần 1516.770
Tuần 1618.6100
Tuần 1720.4140
Tuần 1822.2190
Tuần 1924240
Tuần 2025.7300
Tuần 2127.4360
Tuần 2229430
Tuần 2330.6500
Tuần 2432.2600
Tuần 2533.7660
Tuần 2635.1760
Tuần 2736.6875
Tuần 2837.61005
Tuần 2939.31153
Tuần 3040.51319
Tuần 3141.81502
Tuần 32431702
Tuần 3344.11918
Tuần 3445.32146
Tuần 3546.32383
Tuần 3647.32622
Tuần 3748.32859
Tuần 3849.33083
Tuần 3950.13288
Tuần 4051.03462

Bảng cân nặng thai nhi chỉ mang tính chất tham khảo. Vì vậy, mẹ bầu không nên quá lo lắng khi bé có sự chênh lệch không đáng kể với các thông số trong bảng.

Cân nặng thai nhi vượt chuẩn là như thế nào?

Các mẹ bầu thường vui mừng khi kết quả siêu âm cho thấy cân nặng của thai nhi “nhỉnh” hơn so với em bé cùng tuần tuổi. Thế nhưng, cân nặng thai nhi vượt chuẩn không hẳn là tốt. Bên cạnh phải đối mặt với nguy cơ sinh mổ thì còn tiềm ẩn nhiều biến chứng thai kỳ nguy hiểm. Vậy như thế nào thì được coi là cân nặng thai nhi vượt chuẩn?

Cân nặng thai nhi chênh lệch cao hơn so với tuổi thai sẽ được coi là “vượt chuẩn”
Cân nặng thai nhi chênh lệch cao hơn so với tuổi thai sẽ được coi là “vượt chuẩn”

Trái ngược với thai nhi nhẹ cân, cân nặng thai nhi vượt chuẩn là khi thai nhi tăng cân quá nhanh so với tuổi thai. Mẹ có thể xác định bằng cách so sánh với bảng cân nặng thai nhi theo từng tháng (WHO). Tóm tắt như sau:

  • Thai nhi từ tháng thứ 1 – 3 của thai kỳ: ~ 14g
  • Thai nhi từ tháng thứ 4 – 7 của thai kỳ: ~ 900 – 1300g
  • Thai nhi từ tháng thứ 8 – hết thai kỳ: ~ 2900 – 3400g

Nguyên nhân dẫn đến thai to

Để biết “làm gì khi cân nặng thai nhi vượt chuẩn?”, mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến thai nhi phát triển lớn.

  • Yếu tố di truyền, chủng tộc và độ tuổi mang thai: Là yếu tố ảnh hưởng hàng đầu, quyết định đến gần 1/3 cân nặng của thai nhi. Thông thường, nếu mẹ bầu sinh ở độ tuổi dưới 18 và trên 40 tuổi thì thai nhi nhỏ hơn so với tuổi thai
  • Mẹ bầu bị tiểu đường: Mẹ bầu bị đái tháo đường dễ gặp nguy cơ biến chứng thai to
  • Mẹ bầu bị thừa cân: Sản phụ béo phì trước khi mang thai và không có chế độ ăn uống phù hợp, cân nặng thai nhi dễ vượt chuẩn. Không những vậy, béo phì thai kỳ còn gây ra biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe mẹ bầu
  • Mang thai nhiều lần: Đây cũng là yếu tố khiến mẹ mang thai to. Mặc dù không phải tất cả, song thực tế, nhiều trường hợp mẹ mang thai nhiều lần thì bé sau sẽ nặng cân hơn bé trước
  • Chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu: Nếu trong quá trình mang thai, mẹ bầu ăn quá nhiều chất bột đường, thực phẩm giàu tinh bột đã tinh chế,.. sẽ tăng nguy cơ béo phì thai kỳ. Ngoài ra, còn dẫn đến sự phát triển quá mức của thai nhi

Cân nặng thai nhi vượt chuẩn có sao không?

Thai nhi to hơn bình thường có thể gây ra nhiều nguy cơ cho cả mẹ và bé. Cụ thể như sau:

  • Gây trở ngại lớn cho mẹ bầu trong việc vận động, ngủ nghỉ
  • Thai to gây chèn ép tĩnh mạch chủ, dẫn đến hiện tượng phù chân
  • Thai nhi có nguy cơ hạ đường huyết sau sinh do không đủ lượng đường trong máu
  • Thai nhi nặng cân gây khó khăn cho quá trình sinh thường. Ngoài ra, những tổn thương tầng sinh môn, nguy cơ mất máu cũng gia tăng nếu khung chậu chưa thể giãn nở đủ để phù hợp với kích thước thai nhi
  • Bé khóc yêu, phản xạ khóc chậm, dễ ngừng thở từng cơn sau khi ra đời. Trường hợp thời gian chuyển dạ kéo dài mà không đủ lượng đường trong máu có thể dẫn đến những tổn thương não bộ với trẻ
Cân nặng thai nhi vượt chuẩn gây khó khăn trong quá trình sinh đẻ
Cân nặng thai nhi vượt chuẩn gây khó khăn trong quá trình sinh đẻ

Làm gì khi cân nặng thai nhi vượt chuẩn?

Thai nhi phát triển quá lớn có thể tăng nguy cơ sảy thai, sinh non. Vì vậy, ngay khi phát hiện, mẹ bầu cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, đồng thời tuân thủ những lưu ý của bác sĩ để có một thai kỳ khỏe mạnh.

Kiểm soát cân nặng phù hợp

Trước tiên, mẹ cần nắm được mức tăng cân lý tưởng trong suốt thai kỳ. Dựa vào đó để có những sự điều chỉnh phù hợp.

  • Trong 3 tháng đầu thai kỳ: tăng từ 0.8 – 8kg
  • Trong 3 tháng giữa thai kỳ: tăng 5 – 6kg
  • Trong 3 tháng cuối thai kỳ: tăng 3 – 5kg

Chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh

Khi mang thai, mẹ nên loại bỏ suy nghĩ “ăn gấp đôi bình thường”. Thay vào đó, các chuyên gia khuyên mẹ cố gắng hướng tới một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, phù hợp với từng giai đoạn thai kỳ. Mẹ nên chọn những thực phẩm giàu dinh dưỡng, nhưng ít calo như rau xanh và trái cây. Ăn nhiều những thực phẩm này vừa đảm bảo dinh dưỡng cho thai kỳ, vừa không làm bé phát triển quá nhanh.

Chế độ ăn uống lành mạnh dành cho bà bầu
Chế độ ăn uống lành mạnh dành cho bà bầu

Chia bữa ăn thành các bữa nhỏ

Chia nhỏ lượng ăn thành nhiều bữa trong ngày giúp giảm áp lực đường tiêu hóa. Đồng thời tối đa hóa quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng. Điều này giúp thai nhi không bị tăng cân quá mức.

Vận động thường xuyên

Làm gì khi cân nặng thai nhi vượt chuẩn? Tập thể dục thường xuyên không chỉ giúp giảm stress, tránh căng thẳng, lo lắng trong thai kỳ, mà còn thúc đẩy quá trình trao đổi chất, tiêu hao năng lượng dư thừa. Từ đó giúp mẹ bầu ngủ ngon, không bị tăng cân thai kỳ quá mức. Mẹ có thể tham gia một số môn thể thao nhẹ nhàng như yoga, đi bộ, đạp xe, Pilates,…

Mẹ bầu nên vận động thường xuyên
Mẹ bầu nên vận động thường xuyên

Kiểm tra chỉ số đường huyết thường xuyên

Sản phụ bị tiểu đường có thể khiến cân nặng thai nhi vượt chuẩn. Vì vậy, mẹ bầu kiểm tra đường huyết thường xuyên. Đồng thời tuân thủ theo lời khuyên của bác sĩ để hạn chế nguy cơ xảy ra đái tháo đường thai kỳ.

Với lo lắng “làm gì khi cân nặng thai nhi vượt chuẩn?”, bài viết trên đây đã giúp mẹ hiểu thêm phần nào về tầm quan trọng của cân bằng dinh dưỡng và chế độ tập luyện thai kỳ. Mong rằng, mẹ sẽ có một thai kỳ khỏe mạnh, thai nhi phát triển đạt chuẩn.

Chia sẻ bài viết này