Nội dung chính

Thai 36 tuần nặng bao nhiêu? Và những điều mẹ cần biết!

Thai 36 tuần nặng bao nhiêu? Hiểu rõ được sự trưởng thành của con trong bụng sẽ giúp mẹ có kế hoạch chăm sóc và chuẩn bị sinh tốt hơn.

Thai 36 tuần nặng bao nhiêu? Và những điều mẹ cần biết!
Thai 36 tuần nặng bao nhiêu? Và những điều mẹ cần biết!

Thai 36 tuần là mấy tháng?

Chào mừng mẹ đã đến với những tuần cuối cùng trong hành trình thai kì đầy kỳ diệu. Vào tuần thứ 36 của thai kỳ, chắc hẳn mẹ sẽ tò mò muốn biết về sự phát triển của thai nhi. Không biết bé yêu đã lớn chưa? đã “sẵn sàng” gặp mẹ chưa,…? Trước khi tìm hiểu “thai 36 tuần nặng bao nhiêu?”, mẹ hãy cùng Fitobimbi làm rõ câu hỏi “thai 36 tuần là mấy tháng?” nhé!

Mẹ bầu mang thai 36 tuần là đang ở tháng thứ 9 của thai kỳ. Đồng nghĩa với việc ngày mẹ lâm bồn và ngày bé chào đời không còn xa nữa rồi!

Thai 36 tuần nặng bao nhiêu?

Mẹ đang thắc mắc cân nặng thai nhi 36 tuần bao nhiêu là chuẩn? Theo American Pregnancy Association – APA (Hiệp hội mang thai Mỹ), thai nhi 36 tuần cân nặng khoảng 2.63kg và chiều dài 47 – 47.5cm, bằng cỡ một quá dứa lớn. Để biết chi tiết hơn cân nặng tuần 36 của thai nhi theo từng ngày, mẹ hãy tham khảo bảng dưới đây nhé!

Cân nặng thai nhi tuần 36 theo từng ngày
Cân nặng thai nhi tuần 36 theo từng ngày

Với mức tăng trưởng này, thai nhi đã gần như đã “sẵn sàng” cho việc chào đời. Vì vậy, mẹ sẽ thấy bé không thường xuyên đạp nữa. Thay vào đó, bé sẽ nằm yên để dự trữ nguồn năng lượng, chuẩn bị cho cuộc chuyển dạ sắp tới. Tuy nhiên, mẹ vẫn có thể cảm nhận được các chuyển động của thai, như cuộn người, giãn người, ngọ nguậy,…  Thế nhưng, nếu đột nhiên, mẹ thấy bé kém hoạt bát một cách bất thường thì hãy gặp bác sĩ ngay để kiểm tra nhé!

Ngoài thông tin “thai 36 tuần nặng bao nhiêu?”, mẹ nên biết thêm những chỉ số khác của thai nhi trong giai đoạn này!:

  • Chu vi đầu của thai nhi (HC): 238mm
  • Chu vi bụng của thai nhi (AC): 322mm
  • Chiều dài xương đùi của thai nhi: 68mm
  • Đường kính lưỡi đỉnh (BPD): 89mm

? Xem thêm: Quá trình phát triển của thai nhi theo tuần

Sự phát triển của thai nhi tuần 36

Bên cạnh thắc mắc “36 tuần thai nhi nặng bao nhiêu?”, mẹ có tò mò muốn biết sự thay đổi của em bé trong tuần thai này không? Hãy cùng Fitobimbi tìm hiểu tiếp nhé!

Hệ tiêu hóa vẫn chưa sẵn sàng

Gần đến lúc chào đời, nhiều hệ cơ quan đã cho thấy những “tín hiệu” của sự trưởng thành, giúp bé thích ứng với cuộc sống bên ngoài sau khi sinh ra, như hệ tuần hoàn, hệ miễn dịch, hệ hô hấp,… Tuy nhiên, những cơ quan khác vẫn cần thêm thời gian để hoàn thiện, điển hình là hệ tiêu hóa. Bởi, khi ở trong bụng mẹ, thai nhi nhận hầu hết dinh dưỡng qua dây rốn. Mặc dù hệ tiêu hóa của bé đã hình thành, nhưng vẫn chưa thể hoạt động. Sẽ phải mất 1 – 2 năm đầu đời để chức năng tiêu hóa của bé hoạt động bình thường.

Hệ tiêu hóa của thai nhi vẫn chưa sẵn sàng
Hệ tiêu hóa của thai nhi vẫn chưa sẵn sàng

Nhận biết được giọng nói

Sẽ thú vị không kém “thai 36 tuần nặng bao nhiêu”, ở giai đoạn này, thai nhi có sự phát triển vượt bậc về khả năng thính giác. Tai của con nhạy bén hơn, có thể nhận ra được giọng nói quen thuộc của mẹ. Vì vậy, trong giai đoạn này, mẹ hãy chăm chỉ trò chuyện với em bé nhé!

Hộp sọ và xương của thai nhi

Mẹ có biết không? Gần đến ngày sinh nhưng các mảnh xương sọ của thai nhi vẫn chưa liền hẳn. Đây không phải là do thai nhi chậm phát triển, mà là vì để giúp cho quá trình sinh nở diễn ra dễ dàng hơn. Xương toàn thân và hộp sọ của bé sẽ cứng lại trong vài năm đầu đời, vì thế, mẹ hãy yên tâm nhé!

Mất lớp sáp bã nhờn bao phủ

Lớp sáp màu trắng hay còn gọi là bã nhờn thai nhi khi bước sang tuần 36 sẽ tan biến. Hầu hết là do thai nhi ăn, khiến cho đường ruột bắt đầu hoạt động.

Hình ảnh siêu âm thai 36 tuần

Mẹ có tò mò muốn biết, em bé trong bụng đang làm gì không? Hãy cùng ngắm những khoảnh khắc hiếm của thai nhi tuần 36 dưới đây nhé!

Đáng yêu từ trong bụng là có thật các mẹ ạ!
Đáng yêu từ trong bụng là có thật các mẹ ạ!
Biểu cảm đáng yêu của thai nhi 36 tuần tuổi
Biểu cảm đáng yêu của thai nhi 36 tuần tuổi
Bé giai đoạn này dành phần lớn thời gian để ngủ, ít hoạt động hơn
Bé giai đoạn này dành phần lớn thời gian để ngủ, ít hoạt động hơn

Sự thay đổi của mẹ ở tuần thai 36

Vậy còn mẹ thì sao? Vào tuần thai thứ 36, mẹ có những thay đổi gì về cơ thể?

Các cơn co thắt, chuyển dạ giả xuất hiện thường xuyên

Gần sát ngày sinh, các cơn co thắt, chuyển dạ giả (Braxton Hicks) sẽ “ghé thăm” thường xuyên hơn, đôi khi gây cho mẹ không ít sự khó chịu. Các mẹ mang thai 36 tuần gò cứng bụng nhiều lo lắng không biết có nguy hiểm không? Theo bác sĩ, thai 36 tuần gò nhiều cần kiểm tra xem cơn co thắt kéo dài trong bao lâu và tần suất xuất hiện ra sao? Việc kiểm tra này sẽ giúp mẹ phân biệt được dấu hiệu sinh non và dọa sinh non. Cụ thể như sau:

Trường hợp dọa sinh non:

  • Mẹ sẽ có dấu hiệu ra dịch nhầy màu trong hoặc hồng, cơn đau bụng có tính chất từng cơn, lan xuống bụng dưới và gây đau lưng
  • Thời gian co thắt dưới 30 giây, với tần suất 2 cơn/10 phút, cổ tử cung đóng hoặc mở dưới 2cm
Thai 36 tuần gò nhiều khiến mẹ khó chịu
Thai 36 tuần gò nhiều khiến mẹ khó chịu

Trường hợp cơn gò là dấu hiệu sinh non:

  • Cơn co thắt có tính chất đều đặn và tăng dần, ra máu, nước ối và dịch nhầy
  • Tần suất 2 – 3 lần/10 phút, cổ tử cung mở trên 2cm

Mẹ khó ngủ ngon

Mang thai đến tuần 36, giấc ngủ của mẹ gặp cản trở lớn do chiếc bụng ngày càng lớn. Điều này khiến mẹ khó có thể tìm được tư thế nằm thoải mái nhất để đi vào giấc ngủ. Bên cạnh đó, tâm lý lúc này của mẹ cũng lo lắng và hồi hộp chờ đến ngày sinh nên khiến mẹ trằn trọc khi ngủ. Vì vậy, nếu có thể, mẹ hãy tranh thủ ngủ thêm vào ban ngày. Ngoài ra, mẹ có thể tập các bài yoga, đi bộ để giúp cơ thể thư giãn và ngủ ngon hơn.

Đau vùng xương chậu

Thai 36 tuần nặng bao nhiêu? Cân nặng thai nhi càng gần ngày sinh tăng càng nhanh. Điều này gây áp lực lớn đến vùng xương chậu. Đặc biệt, hầu hết thai nhi 36 tuần đều đã quay đầu, di chuyển sâu hơn xuống vùng xương chậu. Vì vậy, mẹ sẽ thường xuyên phải đối mặt với những cơn đau, khó chịu.

Dự phòng sinh sớm

Đây là thời điểm thích hợp để mẹ chuẩn bị cho kế hoạch sinh nở diễn ra bất cứ lúc nào. Mẹ nên chuẩn bị một chiếc giỏ to để đựng các vật dụng cần thiết như tất, áo khoác, khăn, mũ,…

Ở những tháng cuối này, gần như mẹ không tăng cân hoặc nếu có thì rất ít. Điều này là hoàn bình thường, vì vậy mẹ có thể yên tâm vì việc giảm cân lúc này không gây ảnh hưởng đến sự phát triển của bé nhé!

Lời khuyên cho mẹ giúp thai nhi phát triển

Quan trọng không kém “thai 36 tuần nặng bao nhiêu?”, những lời khuyên dưới đây sẽ giúp mẹ chuẩn bị hành trang cho cuộc “vượt cạn” sắp tới. Cùng theo dõi nhé!

Chế độ ăn uống

Trong suốt thai kỳ, mẹ nên duy trì chế độ ăn hợp lý, ăn đa dạng thực phẩm để tránh thừa hoặc thiếu chất. Đặc biệt, vào tuần thứ 36, mẹ nên chú trọng đến các dinh dưỡng sau:

  • Vitamin C: Hãy đảm bảo rằng mẹ nhận được ít nhất 85mg vitamin C/ngày để giúp cải thiện sức khỏe xương, cơ bắp và hệ miễn dịch. Mẹ có thể bổ sung vitamin C từ chế độ ăn hàng ngày hoặc thông qua thực phẩm chức năng
  • Vitamin B6: Nếu ví protein là những “viên gạch” thì vitamin B6 sẽ được coi là “vữa”. Sự có mặt của vitamin B6 sẽ giúp tăng tốc độ chuyển hóa protein, cũng như đường và chất béo trong cơ thể. Ngoài ra, vitamin B6 còn rất tốt cho sự phát triển của hệ thần kinh và não bộ thai nhi. Mẹ có thể tìm dinh dưỡng này từ các nguồn như thịt, dưa hấu, rau chân vịt, cà chua, khoai tây, bột yến mạch, đậu nành, gạo lứt, mầm lúa mì, bơ, chuối,…
  • Protein: Đây là dưỡng chất đặc biệt quan trọng trong những tháng cuối của thai kỳ. Thời điểm này, não bộ và hệ thần kinh của bé phát triển rất nhanh. Vì vậy, mẹ bầu nên tập trung vào các thực phẩm giàu protein có nhiều axit béo Omega 3 để cải thiện chức năng não, đồng thời giảm nguy cơ trầm cảm sau sinh

Ngoài ra, mẹ vẫn duy trì việc bổ sung DHA, acid folic, canxi, sắt như trong những tuần thai trước nhé!

Mẹ bầu cần ưu tiên các thực phẩm giàu protein để có năng lượng chuẩn bị cho cuộc “vượt cạn”
Mẹ bầu cần ưu tiên các thực phẩm giàu protein để có năng lượng chuẩn bị cho cuộc “vượt cạn”

Chế độ luyện tập

Các bác sĩ khuyên, mặc dù gần đến tháng sinh nhưng mẹ vẫn nên vận động nhẹ nhàng mỗi ngày. Hoạt động này không chỉ giúp mẹ ngủ ngon, thoải mái tinh thần mà còn cải thiện tình trạng lưu thông máu, kích thích trao đổi chất đến thai nhi. 

Mẹ nên chọn các bài tập nhẹ nhàng, vừa với sức của mình. Mỗi ngày dành 30 phút đến 1 tiếng để luyện tập để tăng sức dẻo dai, giúp quá trình sinh nở diễn ra dễ dàng hơn.

Tìm hiểu về các giai đoạn chuyển dạ

Quá trình chuyển dạ trải qua 3 giai đoạn sau:

  • Giai đoạn 1: Giai đoạn xóa mở tử cung, thời gian trung bình là 15 giờ
  • Giai đoạn 2: Sổ thai. Nếu là con so thì thời gian trung bình kéo dài 50 phút, con rạ là 20 phút
  • Giai đoạn 3: Sổ nhau, thời gian nhau sổ ra ngoài là từ 5 – 30 phút

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Mẹ cần đến ngay bệnh viện nếu xuất hiện các triệu chứng dưới đây?

  • Chảy nước ối, với số lượng nhiều
  • Đau bụng dữ dội
  • Tử cung co thắt mạnh và liên tục
  • Chảy máu âm đạo
  • Em bé ít cử động hoặc không cử động

Những câu hỏi thường gặp khi mang thai 36 tuần

Bên cạnh “thai 36 tuần nặng bao nhiêu?”, các mẹ băn khoăn nhiều vấn đề khác khi mang thai tuần 36. Fitobimbi đã tổng hợp những câu hỏi thường gặp dưới đây, cùng nhau tìm hiểu nhé!

Thai 36 tuần chưa quay đầu có sao không?

Thai 36 tuần chưa quay đầu xảy ra ở một số ít trường hợp. Hiện tượng này gây khó khăn khi sinh thường, nên các bác sĩ sẽ chỉ định sinh mổ. Bởi khi thai 36 tuần chưa quay đầu thì rất khó để em bé có thể quay đầu được ở tuần thai kế tiếp. Lý do là vì, lúc này em bé đã quá lớn, trong khi đó, không gian trong túi thai lại quá chật hẹp, khó cho bé cử động.

Thai 36 tuần chưa quay đầu gây khó khăn cho quá trình sinh thường
Thai 36 tuần chưa quay đầu gây khó khăn cho quá trình sinh thường

Từ tuần thứ 30 trở đi, để tránh thai 36 tuần chưa quay đầu, mẹ nên tăng cường vận động bằng các bài tập với đầu gối, ngực hoặc tham gia bơi lội, tập yoga. Ngoài ra, cần giữ tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng, stress. Khi mẹ bầu có sức khỏe và thể trạng tốt, bé cũng sẽ phát triển tốt theo từng giai đoạn.

Thai 36 tuần gò cứng bụng có sao không?

Theo bác sĩ, hiện tượng này có thể do thay đổi về hormone hoặc sinh lý. Ngoài ra, thai 36 tuần gò nhiều cũng có khi do những tác động từ bên ngoài như:

Những cơn gò cứng bụng khi mang thai tuần 36 có thể do sự thay đổi hormone hoặc sinh lý. Ngoài ra, hiện tượng này có thể do những tác động bên ngoài như xoa bụng, kích thích âm đạo,… Thai 36 tuần gò nhiều có hai khả năng xảy ra.

  • Cơn gò chuyển dạ sinh non: Mẹ cần dựa vào tính chất và tần suất xuất hiện của cơn gò để nhận biết. Trường hợp này, mẹ nên đến ngay bệnh viện để được kiểm tra và xử lý kịp thời
  • Cơn gò chuyển dạ giả: Nếu cơn co thắt không đều hay không gây đau đớn thì mẹ không cần quá lo lắng, hiện tượng này sẽ sớm biến mất thôi

Thai 36 tuần tuổi đạp nhiều có phải vấn đề?

Em bé đạp nhiều là dấu hiệu của một thai kỳ khỏe mạnh. Một số mẹ có thể nhạy cảm hơn với những chuyển động của thai nhi. Do đó, khi bỗng nhiên thấy bé đạp nhiều hơn bình thường sẽ vô cùng lo lắng. Thực tế, chuyển động của bé trong bụng mẹ bị tác động bởi rất nhiều yếu tố. Trong đó bao gồm: cân nặng của mẹ, vị trí thai và tính cách của bé.

Thông thường, bác sĩ sẽ khuyên mẹ nên quan tâm khi không cảm nhận được chuyển động của thai nhi. Vì vậy, việc em bé đạp nhiều không phải vấn đề quá nghiêm trọng.

Đến đây. hẳn mẹ đã biết “thai 36 tuần nặng bao nhiêu?”, các chỉ số thai nhi phát triển như thế nào? Hy vọng, chia sẻ này sẽ trang bị cho mẹ thêm nhiều kiến thức bổ ích, để sẵn sàng chào đón thành viên mới.

Nguồn: nhs

Chia sẻ bài viết này