Nội dung chính

Thai máy ở vị trí nào? Hướng dẫn cách theo dõi thai máy

Mẹ có biết thai máy ở vị trí nào không? hay theo dõi cử động của mẹ như thế nào? Nắm bắt được điều này sẽ giúp mẹ dễ dàng theo dõi tình trạng sức khỏe của thai nhi. Từ đó có biện pháp can thiệp phù hợp.

>>> Thai mấy tuần thì máy? Dấu hiệu thai máy là gì?

Thai máy ở vị trí nào? Hướng dẫn cách theo dõi thai máy
Thai máy ở vị trí nào? Hướng dẫn cách theo dõi thai máy

Thai máy là gì?

Thai máy là cách gọi khác về những cử động của thai nhi khi còn trong bụng mẹ. Thai máy không chỉ giúp mẹ cảm nhận rõ sự tồn tại của một sinh linh bé nhỏ đang lớn lên từng ngày trong bụng. Đây còn là “thước đo” đánh giá sức khỏe của thai nhi thuận tiện nhất cho mẹ bầu.

Thai máy là những cử động của thai nhi
Thai máy là những cử động của thai nhi

Theo dõi cử động của thai nhi là một việc làm quan trọng. Tuy nhiên, không nhiều mẹ bầu chú trọng đến điều này, nên thường bỏ lỡ những chuyển động thai đầu tiên. Để tìm hiểu rõ hơn về thai máy ở vị trí nào, mẹ hãy cùng Fitobimbi theo dõi phần sau của bài viết nhé!

Thai máy vào tháng thứ mấy? 

Trên thực tế, bé cưng có thể “ngọ nguậy” từ tuần 11 – 12 của thai kỳ. Thế nhưng, những cử động lúc này của thai nhi rất nhỏ, nên mẹ khó có thể cảm nhận được. Phải đến khi bé được 4 tháng tuổi, tức tuần 15 – 16 của thai kỳ, mẹ mới có thể cảm nhận được những cử động này rõ ràng.

Trong tam cá nguyệt thứ 2, thai máy thường không đều đặn, nhưng càng về sau càng hoạt động đồng đều hơn, nhất là từ tuần 27 – 32. Thai máy lúc này hoạt động mạnh, với tần suất khoảng 130 lần/ngày. 

Mỗi em bé có cơ chế vận động riêng biệt. Nhưng nhìn chung, thai nhi thường cử động vào những khung giờ nhất định. Chẳng hạn như, bé sẽ ít đạp hơn vào buổi sáng và cử động nhiều hơn vào buổi tối. 

Khi thai máy ít đi đột ngột, có nghĩa là em bé không được khỏe mạnh. Do đó, mẹ bầu cần theo dõi cử động của thai nhi, nắm được thai máy ở vị trí nào, số lần thai máy trong ngày để sớm phát hiện những dấu hiệu bất thường và xử lý kịp thời.

>>> Xem nhiều hơn:

Thai máy ở vị trí nào?

Vị trí thai máy ở đâu? là câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm của các mẹ. Biết được thai máy ở vị trí nào.

Bé cưng thường vận động mạnh khi mẹ bầu nằm nghiêng một bên. Lý do là bởi, ở tư thế này, máu sẽ được đưa đến thai nhi nhiều hơn, tạo ra kích thích, buộc bé phải phản ứng.

Các cử động như xoay người, lộn nhào, đá chân, đạp bụng,… của thai nhi có thể ở bất kỳ vị trí nào trong bụng mẹ. Tuy nhiên, thai máy chủ yếu sẽ tập trung nhiều ở phần bụng bên trái và phần bụng dưới.

Thai thường đạp ở phần bụng dưới hoặc phần bụng bên trái
Thai thường đạp ở phần bụng dưới hoặc phần bụng bên trái

Thai máy ở bụng dưới

Bé yêu rất tích cực đạp phần bụng dưới của mẹ. Nguyên nhân là do:

  • Tư thế nằm của mẹ: Nằm nghiêng sang trái sẽ làm tăng lượng máu và dinh dưỡng đến thai nhi, từ đó kích thích thai nhi phản ứng lại
  • Môi trường bên ngoài quá ồn: Mẹ nghe nhạc quá lớn, ngồi nói chuyện nơi đông người hoặc đang di chuyển ở ngoài đường,… có thể khiến bé khó chịu và phản ứng lại bằng những “cú đạp”
  • Mẹ ăn no: Bé thai máy mạnh mẽ nhất khi dạ dày của mẹ được “lấp đầy” thức ăn. Bé được ăn no, tiếp theo năng lượng nên cũng sẽ hoạt động thể chất dễ dàng hơn

Thai đạp nhiều bên trái

Thai nhi ngày một lớn dần, không gian trong bụng mẹ không còn đủ rộng rãi để cho bé thỏa sức “quậy phá”. Lúc này, bé sẽ có tư thế chúc đầu xuống dưới cổ tử cung của mẹ, lưng ở bên trái hoặc bên phải, nhưng thường là bên phải. Như vậy, khi thai máy, bé sẽ chủ yếu tác động lên vùng bụng trái. Vì vậy, nếu mẹ thấy bé đạp nhiều vào vùng này thì cũng đừng quá lo lắng nhé!

Hướng dẫn mẹ cách theo dõi thai máy

Bên cạnh thắc mắc “thai máy ở vị trí nào?”, nhiều mẹ cũng băn khoăn không biết nên theo dõi thai máy như thế nào? Mẹ hãy cùng lắng nghe lời khuyên của chuyên gia dưới đây nhé!

Thời điểm thai máy, thai máy bao nhiêu lần mỗi ngày đều do nhịp sinh học của bé quyết định. Vì vậy, không có một quy chuẩn rõ ràng để nhận biết thai máy khi nào là bình thường, khi nào là bất thường. Tuy nhiên, tất cả các bé đều có cơ chế vận động chung, đó là càng lớn, thai máy càng mạnh và nhiều. Vì vậy, các bác sĩ khuyên mẹ nên theo dõi thai máy vào 2 tháng cuối thai kỳ để đánh giá sức khỏe của con.

Đánh giá một thai nhi khỏe mạnh qua cử động thai
Đánh giá một thai nhi khỏe mạnh qua cử động thai

Thông thường, bé sẽ thai máy tối thiểu 3 – 4 lần/giờ. Nếu thấp hơn mức này, nhiều khả năng bé đang ngủ hoặc gặp bất thường gì đó. Ngược lại, nếu bé cử động nhiều bất thường, rất có thể thai nhi đang bị stress. Lúc này, mẹ nên nghỉ ngơi, thư giãn để thai nhi ổn định trở lại. Nếu không thuyên giảm, hãy đến ngay bệnh viện để được kiểm tra.

Mẹ nên theo dõi thai máy vào những khung giờ cố định (sáng, trưa, chiều hoặc tối). Sau đó đếm số lần thai máy, đặc biệt là sau các bữa ăn. Theo đó:

  • Thai nhi phát triển khỏe mạnh khi thai máy hơn 4 lần/1 tiếng, khoảng 3 lần như vậy trong 1 ngày
  • Nếu thai máy thấp hơn số này, mẹ nên uống nước mát, ăn nhẹ hoặc vận động để “đánh thức” bé. Sau đó, nằm nghiêng và đếm số lần thai máy
  • Nếu thai nhi cử động ít hơn 10 lần trong 4 giờ, mẹ nên nhập viện để được theo dõi

Có thể thấy, thai máy ở vị trí nào, bao nhiêu tuần thì thai đạp,… là những thông tin mà bất kể mẹ bầu nào cũng nên biết. Nếu phát hiện thai nhi có điều gì bất thường, mẹ hãy đến bệnh viện ngay để được theo dõi nhé!

Chia sẻ bài viết này