Vì sao trẻ chậm mọc răng? Có nên bổ sung canxi cho những trẻ này để đẩy nhanh tốc độ mọc răng không? Đây là những thắc mắc phổ biến từ các bậc phụ huynh có con trên 1 tuổi mà vẫn chưa chịu mọc răng. Nếu bạn cũng có chung nỗi băn khoăn ấy, hãy đọc bài viết này của Fitobimbi ngay nhé!
- Bổ sung canxi cho bé trong bao lâu? Thừa có sao không?
- Trẻ Bị Thiếu Canxi: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu & Giải Pháp
Bổ sung canxi cho trẻ chậm mọc răng
Như bạn đã biết, canxi đóng vai trò quan trọng với sự phát triển hệ răng của trẻ. Canxi chiếm tới 50% thành phần của răng. Vi chất này không chỉ đảm bảo răng mọc đúng thời điểm mà còn giúp răng chắc khỏe, hạn chế sâu răng. Trẻ được bổ sung đầy đủ canxi cũng có men răng sáng bóng hơn. Do đó, bổ sung canxi cho trẻ chậm mọc răng rất quan trọng. Thậm chí, những trẻ đang mọc răng hoặc đang thay răng vẫn cần được cung cấp đầy đủ canxi mỗi ngày.
Bạn nên tăng cường canxi cho trẻ bằng cách cải thiện chế độ dinh dưỡng đồng thời cho trẻ uống bổ sung vi chất này hàng ngày. Bên cạnh đó, bổ sung canxi thôi chưa đủ, bạn nên kết hợp cung cấp thêm cho trẻ vitamin D3 và K2. Vitamin D3 giúp trẻ hấp thu canxi từ thức ăn tại ruột, trong khi đó vitamin K2 lại đảm nhiệm vai trò lắng đọng canxi vào răng. Bổ sung đồng thời bộ ba canxi – vitamin D3 – vitamin K2 sẽ giúp trẻ có hàm răng sáng bóng, khỏe mạnh.
Cải thiện chế độ dinh dưỡng cho trẻ
Trước tiên, bạn cần đảm bảo chế độ ăn uống cung cấp đầy đủ năng lượng và cân bằng dưỡng chất cho trẻ. Bữa ăn phải có đủ 4 nhóm chất: đường bột chiếm 60 – 65%, chất béo chiếm 20 – 25%, protein chiếm 10 – 15% kèm theo đó là chất xơ, vitamin và khoáng chất. Khi nhận được 4 nhóm thực phẩm này, trẻ mới có đủ năng lượng và chất dinh dưỡng để tăng trưởng, phát triển khỏe mạnh.
Ngoài ra, bạn cũng nên tăng cường các thực phẩm giàu canxi, vitamin D3 và vitamin K2 vào chế độ ăn hàng ngày của trẻ. Cụ thể là các thực phẩm sau:
- Thực phẩm giàu canxi cho bé: sữa, phô mai, cá hồi, đậu phụ, đậu lăng, súp lơ xanh, rau cải, ngũ cốc, hạnh nhân, cam…
- Thực phẩm chứa nhiều vitamin D3: sữa, sữa chua, gan, lòng đỏ trứng, bơ, dầu cá…
- Thực phẩm dồi dào vitamin K2: trứng, thịt bò, thịt lợn, thịt gà, gan, phô mai, đậu phụ, tào phớ…
Với trẻ nhỏ chậm mọc răng hoặc đang mọc răng, bạn có thể bổ sung canxi cho trẻ bằng các món bột, cháo và ăn dặm bổ dưỡng như cháo cá hồi, cháo lê sữa, trứng bác súp lơ xanh, bánh ngũ cốc… Với những trẻ lớn hơn, đang thay răng từ răng sữa sang răng vĩnh viễn, các món ăn được chế biến đa dạng từ nhiều loại nguyên liệu kể trên sẽ bổ sung đầy đủ canxi cho trẻ mỗi ngày.
Cho trẻ uống bổ sung vi chất dinh dưỡng
Cho trẻ uống bổ sung canxi, vitamin D3 và vitamin K2 cũng là một cách hiệu quả để bù đắp và phòng ngừa sự thiếu hụt vi chất trong cơ thể trẻ. Biện pháp này vừa đơn giản, nhanh gọn lại rất hữu hiệu với những trẻ biếng ăn và kén ăn.
Bạn nên cho trẻ uống kết hợp canxi và vitamin D3 để tối ưu hiệu quả phát triển, bảo vệ răng. Thời điểm tốt nhất để bạn cho trẻ uống 2 vi chất này là vào buổi sáng và ngay sát bữa ăn. Khoảng thời gian này sẽ giúp trẻ hấp thu canxi và vitamin D3 tốt nhất đồng thời giảm bớt các tác dụng không mong muốn như sỏi thận, mất ngủ…
Với trẻ chậm mọc răng hoặc đang mọc răng (1 – 3 tuổi), bạn cần bổ sung cho trẻ 700mg canxi và 600 IU vitamin D3 hàng ngày . Bạn nên chọn mua sản phẩm bổ sung vi chất dạng lỏng, bột hoặc cốm để trẻ dễ uống hơn.
Những trẻ đang thay răng, từ 6 – 12 tuổi cần được bổ sung 1000 – 1300 mg canxi và 600 – 1000 IU vitamin D3 mỗi ngày. Dạng vi chất bổ sung phù hợp với trẻ lớn là viên nén, viên nang hoặc viên nhai vì tính tiện dụng, dễ mang theo và dễ bảo quản.
Trẻ chậm mọc răng là nỗi lo của nhiều bố mẹ đang nuôi con nhỏ. Phần lớn nguyên nhân là do chế độ dinh dưỡng không hợp lý, dẫn đến tình trạng thiếu hụt canxi, vitamin D3 và vitamin K2 ở trẻ. Bạn nên bổ sung canxi cho trẻ chậm mọc răng bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp, đáp ứng nhu cầu và sở thích của trẻ. Ngoài ra, cho trẻ uống bổ sung canxi kết hợp với vitamin D3 cũng là biện pháp rất hiệu quả và cần thiết.
Thế nào là trẻ chậm mọc răng?
Thời điểm bắt đầu và tốc độ mọc răng của mỗi trẻ rất khác nhau. Thông thường, trẻ sẽ mọc chiếc răng đầu tiên lúc 6 tháng tuổi. Sau đó, mọc đều đặn 4 răng đối xứng nhau trong khoảng 4 tháng, bắt đầu từ răng cửa hàm dưới rồi tới răng cửa hàm trên, răng cối và cuối cùng là răng nanh. Trẻ bình thường sẽ mọc đủ 20 răng sữa lúc 3 tuổi. Trẻ được gọi là chậm mọc răng khi đã qua 12 tháng tuổi mà vẫn chưa nhú được chiếc răng nào.
Nguyên nhân khiến trẻ chậm mọc răng
Tình trạng chậm mọc răng của trẻ có thể do nguyên nhân sinh lý hoặc bệnh lý.
Chậm mọc răng sinh lý
Chậm mọc răng sinh lý là trẻ mọc răng muộn hơn bạn bè nhưng vẫn ăn uống tốt, tăng cân và phát triển chiều cao đều đặn. Chậm mọc răng sinh lý thường do yếu tố di truyền, liên quan tới gia đình. Nếu bố mẹ, anh chị của trẻ chậm mọc răng thì khả năng cao là chiếc răng đầu tiên của trẻ sẽ nhú sau tháng thứ 12. Ngoài ra, trẻ sinh non và cân nặng lúc sinh thấp cũng là những đối tượng có nguy cơ cao mọc răng muộn. Những trẻ này thường rất non nớt, cơ thể chưa hoàn thiện sau khi ra đời và có tốc độ phát triển chậm hơn trẻ đủ tháng và đủ cân.
Chậm mọc răng bệnh lý
Nếu trẻ chậm mọc răng kèm theo gầy còm, chậm lớn hoặc có dấu hiệu còi xương và các triệu chứng bất thường thì nguyên nhân là do bệnh lý. Trẻ suy dinh dưỡng không có đủ năng lượng và protein để hình thành cấu trúc răng. Thiếu hụt canxi, vitamin D3 và vitamin K2 cũng ảnh hưởng tới tốc độ hình thành mầm răng và men răng của trẻ. Bên cạnh đó, trẻ mắc bệnh lý tuyến giáp, nhiễm khuẩn khoang miệng hoặc các dị tật bẩm sinh cũng có tốc độ mọc răng chậm hơn các trẻ khỏe mạnh khác.