Bổ sung sắt cho bé 7-8 tháng tuổi thế nào là câu hỏi được rất nhiều mẹ quan tâm. Dưới đây fitobimbi sẽ gợi ý những cách làm hiệu quả và vấn đề cần lưu ý khi bổ sung.
- Dấu hiệu thừa Sắt ở trẻ sơ sinh và cách điều trị hiệu quả
- Bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh từ 0-6 tháng như thế nào?
Tại sao trẻ 7-8 tháng tuổi cần bổ sung sắt?
Như đã biết sắt là vi chất quan trọng, cần thiết cho trẻ nhỏ trong mọi giai đoạn phát triển. Vì vậy bổ sung sắt cho trẻ từ 7-8 tháng là việc làm cần thiết mà mẹ nên quan tâm. Theo các chuyên gia sở dĩ giai đoạn này bé cần tăng cường sắt là bởi những lý do sau:
- Thứ nhất, sắt là thành phần quan trọng cấu tạo Hemoglobin, giúp vận chuyển oxy trong máu và lưu oxy trong cơ. Việc thiếu sắt khiến bé rơi vào tình trạng mệt mỏi, suy nhược cơ thể, còi cọc, chậm lớn. Không chỉ thế, thiếu sắt còn khiến trí não và miễn dịch của con kém phát triển. Bé trở nên mất tập trung, hay cáu gắt. Khả năng ghi nhớ giảm, thường xuyên mắc các bệnh ốm vặt.
- Thứ hai, trong giai đoạn từ 7-8 tháng, lượng sắt trẻ cần mỗi ngày là khoảng 8mg. Thời điểm này lượng sắt trong sữa mẹ đã giảm dần. Vì vậy trẻ chủ yếu hấp thụ dinh dưỡng thông qua thực phẩm hàng ngày. Tuy nhiên, cơ thể trẻ chỉ hấp thụ được khoảng 5% lượng sắt từ thức ăn. Số còn lại được đào thải ra ngoài qua đường bài tiết. Vì thế bổ sung sắt giai đoạn này là hết sức cần thiết.
Các cách bổ sung sắt cho bé 7-8 tháng tuổi
Giai đoạn 7-8 tháng tuổi trẻ chủ yếu hấp thụ sắt qua ba đường chính là bú mẹ, sử dụng thực phẩm hàng ngày và uống bổ sung. Tùy vào tình trạng sức khỏe của từng bé mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp khác nhau.
Bú sữa mẹ
Lượng sắt trong sữa của mẹ tuy thấp, chỉ khoảng 0.35mg/ lít. Nhưng lại rất dễ hấp thu và chuyển hóa. Vì vậy chuyên gia khuyến cáo, nuôi con hoàn toàn bẳng sữa mẹ trong 6 tháng đầu. Tiếp tục duy trì đến khi 24 tháng tuổi.
Tuy nhiên, để chất lượng sữa đạt chuẩn mẹ nên chú ý tăng cường thực phẩm giàu sắt như bò, lợn, gà, cá hồi, súp lơ, bina,…
Cho trẻ ăn nhiều thực phẩm bổ sung sắt
7-8 tháng tuổi trẻ đã quen dần với chế độ ăn dặm thay vì chỉ bú sữa mẹ hoặc sữa công thức. Do đó mẹ có thể bổ sung bằng thực phẩm giàu sắt cho bé ăn dặm. Cụ thể các món ăn giàu sắt mà mẹ nên tăng cường cho bé là:
- Sắt động vật: Thường tìm thấy trong các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt lợn, thịt cừu; các loại thịt gia cầm như thịt gà, thịt vịt, thịt ngan; các loại hải sản như cá ngừ, cá hồi, tôm, cua, sò, hến; các loại nội tạng động vật như tim, gan, thận,…
- Sắt thực vật: Loại sắt này thường hiện diện trong các loại rau xanh như cải bó xôi, súp lơ xanh, rau chân vịt, bina; các loại rau củ có màu đỏ như rau dền, củ cải đỏ, cà rốt; các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt, các loại trái cây sấy khô…
Theo các chuyên gia, sắt động vật có khả năng hấp thụ tốt hơn so với sắt thực vật. Do đó trong chế độ ăn dặm của bé mẹ nên cân bằng thức ăn giữa hai nhóm này. Đồng thời tăng cường thêm vitamin C để bé hấp thụ tốt hơn.
Cho trẻ uống sắt bổ sung
Một nghiên cứu được thực hiện ở Mỹ cho thấy trong 2000 trẻ từ 6 tháng -12 tuổi có 30% thiếu sắt dù chế độ ăn uống hằng ngày vẫn đủ dinh dưỡng. Nguyên nhân của tình trạng này là do cơ thể chỉ hấp thụ được 5% lượng sắt từ thức ăn. Do đó với trẻ từ 7-8 tháng để đủ 8mg sắt/ ngày sẽ cần khoảng 160mg sắt từ thức ăn. Tương đương với 23 lòng đỏ trứng gà. Đây là điều không tưởng, vì vậy bổ sung sắt bằng được uống là cách làm tối ưu.
Giai đoạn từ 7-8 tháng mẹ nên cho bé sử dụng các loại siro nhất là những loại có vitamin C để nâng cao hiệu quả. Một trong số đó phải kể đến TPBVSK Fitobimbi Ferro C. Đây là sản phẩm nhập khẩu tại Ý được rất nhiều mẹ bỉm sữa tin dùng và đánh giá cao. Dưới đây là những ưu điểm mà sản phẩm này mang đến cho bé:
- Ferro C chứa hàm lượng sắt dồi dào, 384.4mg/ 100ml dung dịch, đáp ứng nhu cầu sử dụng của các bé. Đặc biệt, sắt trong sản phẩm là sắt hữu cơ (gluconat) nên có khả năng hấp thụ tốt.
- Sản phẩm ngoài thành phần chính là sắt gluconat, kẽm gluconat, còn được bổ sung thêm vitamin C giúp bé hấp thu hiệu quả
- Đặc biệt Ferro C không chứa gluten hay lactose nên không gây dị ứng và tác dụng phụ cho bé.
- Nhờ bào chế dưới dạng siro, sở hữu vị ngọt thanh, đậm hương táo, nên rất dễ uống. Mẹ chỉ cần cho bé sử dụng từ 10-30 ml mỗi ngày, uống trực tiếp hoặc pha loãng với đồ ăn đều được
Lưu ý: Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Bổ sung sắt cho 7-8 tháng tuổi cần lưu ý gì?
Quá trình bổ sung sắt cho bé 7-8 tháng tuổi cần lưu ý một số vấn đề sau để đảm bảo hiệu quả và tính an toàn:
Tuân thủ liều lượng
Với trẻ từ 7-8 tháng mỗi ngày bé sẽ cần khoảng 8mg sắt. Lượng sắt từ thực phẩm ăn uống hằng ngày sẽ cung cấp được khoảng 50% nhu cầu trên, nên nếu mẹ muốn dùng thực phẩm bổ sung sắt cho bé hằng ngày thì chỉ nên dùng loại có hàm lượng 4-5mg/ ngày là đủ.
Bổ sung đúng lúc
Bổ sung sắt cho bé 7-8 tháng tuổi là cần thiết tuy nhiên không phải vì thế mà mẹ được phép sử dụng tùy tiện. Thường khi bé có các biểu hiện lâm sàng như:
- Mệt mỏi, xanh xao, niêm mạc tái nhợt
- Mất tập trung, hay cáu gắt, quấy khóc về đêm
- Bé bị lười ăn, rụng tóc, khó ngủ
- Hệ miễn dịch suy giảm, dễ mắc bệnh ốm vặt
- Khó thở, tim đập nhanh, rối loạn hô hấp
Trường hợp này mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và tư vấn phương pháp bổ sung hiệu quả.
Bổ sung đúng thời điểm
Bổ sung sắt cho trẻ 7-8 tháng tốt nhất là vào buổi sáng, trước khi ăn 1 giờ hoặc sau khi ăn 2 giờ. Mẹ không nên cho bé dùng sắt vào buổi tối. Vì điều này có thể khiến giấc ngủ của con bị gián đoạn. Không những thế bổ sung sắt vào buổi tối còn khiến một lượng lớn sắt bị tích tụ ở dạ dày và thận gây đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy. Thậm chí nguy hiểm hơn là viêm loét dạ dày, suy thận, suy gan,…
Bổ sung đúng liệu trình
Mẹ nên cho bé uống sắt theo liệu trình, thường là 2-3 tháng. Sau đó có thời gian nghỉ trước khi tiếp tục bổ sung. Liệu trình này có thể thay đổi tùy vào từng bé. Vì vậy, trước khi sử dụng hãy tham khảo thêm ý kiến bác sĩ.
Bổ sung cùng vitamin C
Để sắt hấp thụ tốt trong quá trình bổ sung mẹ nên tăng cường vitamin C trong cam, chanh, táo, ổi, dâu tây, cà chua, kiwi… Bởi hoạt chất đóng vai trò là chất xúc tác giúp sắt chuyển hóa, hấp thụ tốt hơn.
Tác dụng phụ khi quá liều
Thiếu sắt có thể khiến trẻ mệt mỏi, xanh xao, chậm phát triển nhưng nếu thừa sắt bé cũng có thể đối mặt với những nguy hiểm không kém. Cụ thể bé sẽ bị tổn thương gan, mắc bệnh tim mạch, thay đổi màu da, bị đái tháo đường, viêm khớp, kích thích vi khuẩn phát triển, mắc các bệnh thần kinh,… Do đó khi bổ sung sắt mẹ tuyệt đối không nên lạm dụng mà nên tuân thủ theo khuyến cáo của chuyên gia.
Bổ sung sắt cho bé 7-8 tháng tuổi là việc làm cần thiết nhưng không được phép tùy tiện. Mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng bất cứ phương pháp nào cho bé.