Cứ 3 trẻ thì có 1 bé thiếu sắt – Kết quả điều tra của Viện Dinh Dưỡng quốc gia năm 2019-2020. Tỷ lệ thiếu sắt ở trẻ em Việt Nam vẫn cao nhưng nhiều cha mẹ không hề hay biết. Vậy làm thế nào nhận biết dấu hiệu thiếu sắt ở trẻ để bổ sung kịp thời? Cùng Fitobimbi điểm danh 15 dấu hiệu trẻ thiếu sắt thường gặp trong bài viết sau!
- Top 12 món cháo bổ sung SẮT cho bé đơn giản, hiệu quả
- 2 cách bổ sung sắt cho trẻ dậy thì đạt hiệu quả cao
15 Dấu hiệu trẻ thiếu sắt thường gặp!
Thiếu máu thiếu sắt là tình trạng thường gặp ở trẻ. Nhưng do không có biểu hiện rõ ràng nên tình trạng này thường khó chẩn đoán. Dưới đây là các dấu hiệu thiếu sắt mà mẹ có thể bắt gặp ở trẻ.
1. Da xanh xao, nhợt nhạt
Cơ thể xanh xao, nhợt nhạt là dấu hiệu thường thấy ở trẻ thiếu sắt. Sắt là thành phần cấu tạo hemoglobin – sắc đỏ của máu. Vì vậy khi bị thiếu hụt, máu sẽ nhạt màu khiến da xanh tái. Dấu hiệu này thường thấy rõ nhất là trên vành tai, lòng bàn tay, bàn chân, niêm mạc họng,…
2. Bàn tay, bàn chân lạnh
Tay, chân của bé luôn được làm ấm nhờ lưu lượng máu lưu thông liên tục đến chi. Tuy nhiên khi cơ thể thiếu sắt, lưu lượng máu giảm, các mạch máu nhỏ ở tay và chân sẽ nhận được ít máu do đó thường có cảm giác lạnh dù cho thời tiết nắng ấm.
3. Trẻ mệt mỏi bất thường
Ở những bé thiếu sắt người ta thấy thường dấu hiệu mệt mỏi bất thường. Lý giải vấn đề này, các chuyên gia cho biết, sắt tham gia vào quá trình chuyển hóa năng lượng đồng thời vận chuyển oxy đến các tế bào. Thiếu sắt đồng nghĩa với việc năng lượng tạo ra không đủ đáp ứng hoạt động cơ thể. Vì vậy, trẻ luôn có cảm giác mệt mỏi, chỉ thích nằm hoặc ngồi 1 chỗ, lười vận động kể cả những hoạt động thường ngày.
4. Đau đầu, chóng mặt
Thiếu sắt, huyết sắc tố giảm khiến cơ thể không đủ oxy cung cấp cho tế bào não. Vì vậy, bé thường có dấu hiệu đau đầu, chóng mặt. Trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ đau đầu. Nhưng nếu tình trạng này xuất hiện kèm theo hoa mắt, chóng mặt, da nhợt thì rất có thể là dấu hiệu trẻ thiếu sắt mẹ cần lưu tâm.
5. Biếng ăn, chậm tăng cân
Cũng là dấu hiệu điển hình ở trẻ thiếu sắt. Nghiên cứu đăng tải trên thư viện NCBI Hoa Kỳ cho biết, thiếu sắt sẽ làm teo gai lưỡi với các triệu chứng điển hình như đau lưỡi, giảm tiết nước bọt, mất dần nhú mô khiến bé suy giảm vị giác, ăn uống không được ngon miệng.
6. Hội chứng chân không yên
Có khoảng 25% trẻ thiếu sắt sẽ mắc hội chứng chân không yên. Thiếu sắt làm nồng độ máu trong cơ thể giảm, gây cảm giác ngứa ngáy ở hai bàn chân. Điều này thôi thúc các bé di chuyển để dễ chịu hơn. Với trẻ sơ sinh, mẹ sẽ bắt gặp tình trạng đạp chân, khua tay liên tục.
7. Trằn trọc, khó ngủ
Thiếu sắt khiến trẻ lo lắng, bồn chồn, giật mình tỉnh giấc ngay cả khi đang ngủ ngon. Chưa kể đến việc khó chịu ở chân (hội chứng chân không yên) càng khiến con khó vào giấc.
Tuy nhiên điều này cũng không loại trừ nguyên nhân khó ngủ là do thiếu kẽm, canxi. Nhưng nếu mất ngủ kéo dài kèm theo dấu hiệu mệt mỏi, xanh xao thì rất có thể là do thiếu sắt.
8. Tóc, móng giòn, dễ gãy
Tóc và móng của trẻ thiếu sắt thường có tình trạng khô ráp, dễ gãy. Đặc biệt ở những bé thiếu sắt nặng mẹ sẽ thấy hiện tượng móng tay úp thìa. Hai bên móng tay cao lên, ở giữa lõm xuống như hình chiếc thìa.
9. Hay ốm vặt
Suy giảm miễn dịch cũng là dấu hiệu trẻ thiếu sắt mà mẹ không nên bỏ qua. Sắt có nhiệm vụ cấu tạo enzyme của hệ miễn dịch. Vì vậy khi bị thiếu hụt, sức đề kháng giảm, trẻ mất khả năng phòng ngự, dễ bị tấn công bởi các tác nhân gây bệnh, dễ mắc các bệnh viêm đường hô hấp, nhiễm trùng tiêu hóa,…
10. Thèm ăn những thứ phi thực phẩm
Thiếu sắt ở trẻ còn có thể gây ra hội chứng Pica được đặc trưng bởi tình trạng thèm ăn những thứ phi thực phẩm chẳng hạn như phấn, bụi, đất, đá,…
11. Chậm phát triển kỹ năng
Thiếu sắt khiến trẻ mệt mỏi và lười vận động. Chính vì thế mà ở những bé này kỹ năng vận động thường sẽ chậm hơn cột mốc phát triển. Ngoài ra, trẻ thiếu sắt khả năng diễn đạt ngôn ngữ cũng kém, bé phản xạ chậm hơn bình thường. Do đó nếu như con chậm đi, chậm nói, khả năng ghi nhớ kém mẹ nên ghi ngờ đến tình trạng này.
12. Nhịp tim nhanh
Nhịp tim nhanh là biểu hiện hiếm gặp và thường xuất hiện ở giai đoạn nặng. Dấu hiệu này thường được phát hiện khi trẻ đi khám. Theo các chuyên gia, thiếu sắt khiến tim phải hoạt động nhiều để đưa oxy đến các tế bào. Điều này làm tăng áp lực cho tim, khiến tim đập nhanh và mạnh.
13. Các triệu chứng không điển hình khác
Ngoài các triệu chứng thường gặp thì trẻ thiếu sắt còn có dấu hiệu dưới đây:
- Trẻ bị khó thở
- Miệng, lưỡi sưng đau
- Trẻ dễ cáu gắt, trí nhớ giảm, kết quả học tập kém
Nhóm trẻ có nguy cơ thiếu sắt cao
Thực tế, tình trạng thiếu sắt ở trẻ bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân. Trong đó những nhóm đối tượng dưới đây thường có nguy cơ thiếu sắt cao hơn bình thường.
- Trẻ sinh non, thiếu cân , sinh đôi thường không đủ sắt dự trữ khi trong bào thai.
- Trẻ sơ sinh từ 4 tháng tuổi đổ lên
- Trẻ 6 tháng chưa ăn dặm hoặc ăn dặm nhưng biếng ăn kéo dài
- Trẻ dưới 1 tuổi nhưng uống sữa tươi hoặc trên 1 tuổi mà ngày uống quá 700ml sữa
- Trẻ mắc các bệnh lý nhiễm trùng mạn tính, kém hấp thu, giun sán,…
- Trẻ đến tuổi dậy thì có nhu cầu sắt cao nhưng không được bổ sung đủ
Phòng ngừa tình trạng thiếu sắt cho trẻ thế nào?
Dấu hiệu trẻ thiếu sắt thường không rõ ràng. Khi biểu hiện ra bên ngoài thì tình trạng đã khá nghiêm trọng. Vì vậy tốt nhất mẹ nên phòng ngừa thiếu sắt cho con, nhất là trong giai đoạn bé phát triển mạnh. Cụ thể:
- Thiết lập thực đơn ăn uống: Làm sao vừa giúp trẻ ngon miệng vừa cung cấp đủ sắt. Theo các chuyên gia, sắt cung cấp từ thực phẩm thường dưới hai dạng là heme và non heme, với tỉ lệ hấp thu là 25% và 10%. Trong đó động vật chứa cả hai loại sắt này nên có khả năng hấp thu cao hơn thực vật. Vì vậy thực đơn của bé, mẹ nên tăng cường các loại thịt đỏ, hải sản, nội tạng động vật và một vài loại rau có màu xanh đậm. Ngoài thực phẩm giàu sắt, đừng quên cung cấp vitamin C từ hoa quả như cam, táo, bưởi,… Điều này sẽ giúp nâng cao khả năng chuyển hóa, hấp thu sắt của bé.
- Bú mẹ hoàn toàn ít nhất là 6 tháng đầu: Mặc dù sắt trong sữa mẹ không nhiều nhưng lại rất dễ hấp thu do chứa lactoferrin, làm tăng khả năng gắn sắt. Vì vậy tốt nhất trong 6 tháng đầu nên cho các bé bú mẹ hoàn toàn. Với điều kiện mẹ bổ sung sắt đầy đủ.
- Xây dựng nguồn sắt dự trữ: Từ 4 tháng tuổi lượng sắt dự trữ của trẻ giảm. Vì vậy mẹ nên bổ sung dự phòng cho con bằng cách sử dụng sắt nguyên tố dạng nước, ưu tiên siro để dễ hấp thu. Trong đó, Fitobimbi Ferro C là sản phẩm bổ sung đồng thời cả sắt, kẽm, vitamin C cho bé từ 6 tháng tuổi. Sản phẩm đáp ứng tiêu chí an toàn, sử dụng sắt hữu cơ cho khả năng hấp thu hiệu quả, hạn chế tình trạng táo bón, nóng trong. Đặc biệt với hương thơm hoa quả, Ferro C còn át hẳn mùi tanh đặc trưng của sắt giúp bé dễ dàng tiếp nhận. Sản phẩm có thể uống trực tiếp hoặc hòa cùng sữa, thức ăn mà không giảm hiệu quả.
- Bổ sung sắt đúng liệu trình: Việc bổ sung sắt cho bé sẽ chỉ đạt được hiệu quả nếu mẹ cho con dùng đủ liệu trình. Theo đó, thời gian cho bé uống sắt ít nhất là trong 3 tháng và không quá 6 tháng liên tục. Thời điểm thích hợp uống sắt là trước ăn 1 giờ hoặc sau ăn 2 tiếng.
Lời kết:
Thiếu sắt ở trẻ diễn biến âm thầm nhưng lại gây ra hậu quả nghiêm trọng. Vì vậy việc nhận biết sớm dấu hiệu trẻ thiếu sắt, kịp thời bổ sung là giải pháp vàng giúp con khỏe mạnh. Tuy nhiên, phụ huynh cần phải chú ý bổ sung dưỡng chất đúng cách, đúng liều để cho hiệu quả tối ưu. Tránh việc dư thừa khiến trẻ gặp biến chứng nguy hiểm.