Nội dung chính

16 Dấu hiệu trẻ thiếu sắt mẹ chớ xem thường!

Thiếu sắt gây ra rất biến chứng nguy hiểm. Nếu không điều trị từ sớm quá trình phát triển sau này sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vậy dấu hiệu trẻ thiếu sắt là gì? Làm thế nào để biết con yêu đang bị thiếu sắt? Hãy cùng Fitobimbi giải mã trong bài viết sau mẹ nhé.

Ở nhiều trường hợp, trẻ thiếu sắt sẽ không bộc lộ triệu chứng. Cho đến khi chuyển sang giai đoạn nặng hơn. Các biểu hiện thiếu sắt ở trẻ thường không rõ ràng. Do vậy mẹ phải quan sát và để ý bé thường xuyên. Muốn biết con có thiếu sắt hay không mẹ có thể dựa vào những yếu tố sau.

1. Trẻ bị mệt mỏi, bất thường

Mệt mỏi, uể oải là dấu trẻ thiếu sắt mẹ chớ xem thường. Lý giải vấn đề này các chuyên gia cho biết, cơ thể người cần sắt để sản sinh hồng cầu, giúp vận chuyển oxy đến các tế bào. Khi thiếu sắt, cơ thể không đủ “nhiên liệu” để vận chuyển oxy, trẻ rơi vào tình trạng mệt mỏi, mất sức. Không chỉ thế để cung cấp đủ lượng oxy cho cơ thể, tim buộc phải hoạt động nhiều hơn. Điều này kéo dài gây ra tình trạng mệt mỏi, đau nhức,…

2. Da xanh xao, nhợt nhạt

Da xanh xao, nhợt nhạt cũng cũng là dấu hiệu thiếu sắt ở trẻ mà mẹ nào cũng cần ghi nhớ. Theo các chuyên gia, huyết sắc tố là yếu tố giúp máu có màu đỏ tươi. Khi thiếu sắt, huyết sắc tố giảm, máu có màu nhạt hơn. Đó là lý do vì sao, da của bé lúc này sẽ xanh xao, nhợt nhạt.

Để nhận biết trẻ có thiếu sắt hay không mẹ có thể quan sát màu sắc lòng bàn tay, niêm mạc mắt và cổ họng của bé. Nếu có dấu hiệu thiếu máu bộ phận này sẽ bị tái nhợt, thiếu sức sống.

Trẻ thiếu sắt thường xanh xao
Trẻ thiếu sắt thường xanh xao

3. Khó thở

Khó thở cũng là dấu hiệu trẻ sơ sinh bị thiếu sắt. Tình trạng này xuất hiện khi hemoglobin bị thiếu hụt, lượng oxy trong máu ít đi. Cơ thể không đủ “nhiên liệu” để hoạt động, buộc tim phải làm việc nhiều hơn để cung cấp oxy cho tế bào. Khi đó nhịp tim của trẻ sẽ tăng cao, bé khó thở, thở gắng sức.

4. Bé hay bị đau đầu, chóng mặt

Thiếu sắt, huyết sắc tố trong hồng cầu xuống thấp. Đồng nghĩa với đó là cơ thể không đủ oxy để cung cấp cho tế bào não. Khi đó, các mao mạch bị sưng phù, tạo áp lực lên thành mạch, gây ra tình trạng đau đầu, chóng mặt.

Mặc dù có nhiều nguyên nhân khiến trẻ đau đầu. Nhưng nếu tình trạng này xuất hiện với tần suất dày đặc, kèm theo hoa mắt, chóng mặt thì đây có thể là dấu hiệu trẻ thiếu sắt. Lúc này mẹ cần nhanh chóng đưa bé đi gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.

5. Da và tóc bị hư tổn, khô ráp

Mẹ cũng có thể nhận biết tình trạng thiếu sắt ở trẻ thông qua triệu chứng ở da và tóc. Theo các chuyên gia, khi thiếu sắt cơ thể sẽ ưu tiên vận chuyển oxy cho tế bào quan trọng như hô hấp, não bộ, cơ bắp. Lúc này da, tóc sẽ bị thiếu hụt oxy, nó trở nên khô, yếu. Thậm chí một số trường hợp thiếu sắt nghiêm trọng, trẻ nhỏ còn xuất hiện tình trạng rụng tóc vành khăn.

Trẻ thiếu sắt hay rụng tóc
Trẻ thiếu sắt hay rụng tóc

6. Lưỡi, miệng bị sưng và đau

Đôi khi chỉ nhìn bên trong và xung quanh miệng mẹ cũng có thể nhận thấy biểu hiện trẻ thiếu sắt. Các dấu hiệu bao gồm lưỡi sưng, viêm, nhợt nhạt hoặc xuất hiện vùng nhẵn mịn một cách kỳ lạ.

Nguyên nhân của tình trạng này là do thiếu sắt, huyết sắc tố giảm, hồng cầu trở nên nhạt màu. Lúc này nồng độ Myoglobin xuống thấp khiến lưỡi bị sưng và đau. Ngoài ra biểu hiện của trẻ thiếu sắt còn là khô miệng, nứt lẻ hoặc loét miệng.

7. Móng tay giòn, hình thìa

Triệu chứng thiếu sắt ở trẻ em tiếp theo mà Fitobimbi muốn giới thiệu đến bạn đọc là móng tay giòn, dễ gãy hoặc có hình thìa.

Đây là hiện tượng hiếm gặp và thường chỉ thấy trong những trường hợp thiếu sắt nặng. Khi đó móng tay sẽ giòn, dễ gãy, đầu móng nứt chỉ. Tình trạng này để lâu các cạnh bên của móng sẽ nâng lên, phần giữa lõm xuống tạo thành hình thìa. Dù hiếm gặp nhưng đây lại là dấu hiệu của trẻ thiếu sắt mà mẹ chớ xem thường.

8. Trẻ biếng ăn, giảm hấp thu

Trẻ thiếu sắt luôn trong tình trạng mệt mỏi, kể cả các hoạt động thường ngày. Tình trạng này kéo dài, khiến tế bào thiếu hụt năng lượng, gây ra hiện tượng chán ăn, ăn không ngon miệng, thậm chí là chậm phát triển thể chất.

Với trẻ sơ sinh thiếu sắt mẹ có thể nhận thấy hiện tượng bó bú, tăng cân chậm. Tình trạng này có thể do nhiều nguyên nhân nhưng nếu đi kèm với mệt mỏi, da xanh xao thì chắc chắn đây là biểu hiện trẻ sơ sinh thiếu sắt.

Thiếu sắt trẻ hay biếng ăn
Thiếu sắt trẻ hay biếng ăn

9. Hội chứng chân đứng không yên

Dấu hiệu trẻ thiếu sắt là gì? Chắc chắn không thể bỏ qua hội chứng chân đứng không yên. Theo các chuyên gia, có tới 25% trẻ nhỏ thiếu sắt mắc hội chứng này. Lý do là bởi khi thiếu sắt, nồng độ máu trong cơ thể xuống thấp, thôi thúc sự di chuyển của trẻ khi đang nghỉ ngơi bằng cách gây khó chịu ở lòng bàn chân. Lúc này để giải tỏa cơn ngứa bé sẽ tìm cách di chuyển và đi lại.

Với trẻ sơ sinh, dấu hiệu thiếu sắt này được đặc trưng bởi tình trạng đạp chân, khua tay liên tục.

10. Dễ ốm vặt

Suy giảm miễn dịch cũng là dấu hiệu nhận biết trẻ thiếu sắt mà mẹ không nên bỏ qua. Sắt là vi chất có nhiệm vụ cấu tạo enzyme của hệ miễn dịch. Khi thiếu sắt sức đề kháng trong cơ thể  suy giảm. Trẻ dễ bị tấn công bởi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus,… Từ đó gia tăng bệnh ốm vặt, viêm đường hô hấp và nhiễm trùng tiêu hóa,…

Bé thường xuyên bị bệnh cũng là dấu hiệu thiếu sắt
Bé thường xuyên bị bệnh cũng là dấu hiệu thiếu sắt

11. Trẻ có biểu hiện đánh trống ngực

Đánh trống ngực vừa là hệ quả vừa là biểu hiện thiếu sắt ở trẻ em. Lý giải vấn đề này các chuyên gia cho biết, khi thiếu hụt hồng cầu, tim phải làm việc nhiều hơn để bù lại lượng oxy cần thiết. Điều này không những khiến trẻ khó thở mà còn phát ra âm thanh bình bịch. Người ta gọi đây là đánh trống ngực. Tuy nhiên triệu chứng này thường rất ít gặp và chỉ xuất hiện trong những trường hợp bệnh nặng.

12. Tay chân lạnh

Thông thường, ngón tay, ngon chân của bé thường được làm ấm bởi lượng máu lưu thông liên tục. Vì vậy, khi thiếu hụt sắt, lượng máu lưu thông bị giảm sẽ khiến ngón tay và chân của con luôn trong trạng thái lạnh, bất kể thời tiết đang nóng.

13. Ngủ trằn trọc, dễ tỉnh giấc

Thiếu sắt khiến trẻ lo lắng, bồn chồn ngay cả khi ngủ. Vì thế, bé dễ giật mình tỉnh giấc trong đêm. Mặc dù có nhiều nguyên nhân khiến trẻ khó ngủ như thiếu canxi, kẽm hoặc bị bệnh lý. Tuy nhiên, nếu bé khó ngủ kèm theo dấu hiệu mệt mỏi, xanh xao, niêm mạc tái thì rất có thể là do thiếu sắt. Lúc này, mẹ nên đưa con đi khám để được chẩn đoán, bổ sung kịp thời.

14. Chậm phát triển kỹ năng

Mặc dù ít gặp nhưng chậm phát triển kỹ năng cũng là  dấu hiệu thiếu sắt ở trẻ. Trẻ thiếu sắt luôn trong trạng thái mệt mỏi và lười vận động. Vì thế, các kỹ năng thô của bé như lẫy, bò, trườn, đi,… thường kém hơn bạn bè trang lứa. Ngoài ra, những trẻ thiếu sắt cũng có khả năng diễn đạt ngôn ngữ kẽm, phản xạ chậm hơn bình thường.

Các kỹ năng vận động của trẻ thiếu sắt thường chậm hơn
Các kỹ năng vận động của trẻ thiếu sắt thường chậm hơn

15. Thèm ăn những thứ phi thực phẩm

Thèm ăn những thí phi thực phẩm như bụi bẩn, cát, sỏi, là một trong những dấu hiệu đặc trưng của trẻ thiếu máu. Đây là một dạng rối loạn hành vi, xuát hiện khi trẻ thiếu máu dinh dưỡng nghiêm trọng. Hành vi này kéo dài có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, ngộ độc, suy giảm thể chất, nhận thức ở con.

16. Mất tập trung, kết quả học tập kém

Thiếu sắt trong độ tuổi học tập thường gây ra tình trạng ngủ gà, ngủ gật, kém tập trung, giảm trí nhớ. Vì vậy những bé thiếu sắt trong giai đoạn này, kết quả học tập thường kém.

Trẻ thiếu sắt mẹ cần phải làm gì?

Dựa vào dấu hiệu gợi ý ở trên mẹ có thể chủ động nhận biết tình trạng sức khỏe của bé. Vậy khi thiếu sắt mẹ phải làm gì để cải thiện. Mẹo nhỏ dưới đây sẽ khắc phục phần nào tình trạng này.

Đi gặp bác sĩ

Tự ý dùng sắt cho bé tại nhà là việc tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ. Vì vậy khi trẻ có dấu hiệu thiếu sắt mẹ nên đưa bé đi gặp bác sĩ để được kiểm tra và chẩn đoán chính xác tình trạng. Dựa theo nguyên nhân gây bệnh bác sĩ sẽ kê đơn và hướng dẫn cách bổ sung hiệu quả.

Cho bé bú mẹ hoàn toàn 6 tháng đầu

Lượng sắt trong sữa mẹ không nhiều nhưng vẫn đủ cho bé sử dụng trong 6 tháng đầu. Không chỉ thế loại sữa này còn cung cấp một lượng lớn kháng thể và vi chất dồi dào cho quá trình phát triển. Vì vậy các chuyên gia khuyến cáo để hạn chế tình trạng thiếu sắt mẹ nên cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 1 năm đầu.

Bổ sung dinh dưỡng cho bé

Với trẻ trên 6 tháng tuổi để cung cấp sắt mẹ có thể bổ sung dinh dưỡng cho bé bằng các loại thực phẩm giàu sắt như thịt đỏ, hải sản, nội tạng động vật và các loại rau xanh. Mẹ nên lựa chọn đa dạng thực phẩm, kết hợp với cách chế biến và trình bày đẹp mắt để kích thích vị giác của con. Đừng quên cung cấp cho trẻ vitamin C từ cam, quýt, táo, bưởi để nâng cao khả năng chuyển hóa.

Bổ sung từ siro

Theo thống kê, trẻ thiếu sắt thường đi kèm với thiếu kẽm. Để đảm bảo đủ sắt, kẽm cho trẻ, cha mẹ nên chủ động bổ sung dự phòng hàng ngày để tránh thiếu hụt chất dinh dưỡng, ảnh hưởng đến tốc độ phát triển của bé.

Với trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh nên ưu tiên dạng nước để dễ hấp thụ và chuyển đổi. Fitobimbi Ferro C là một trong những sản phẩm tiêu biểu giúp bổ sung đồng thời sắt kẽm theo tỷ lệ cân bằng, đảm bảo cung cấp dinh dưỡng tối ưu, an toàn cho trẻ. Sản phẩm chiết xuất từ thảo dược tự nhiên nên có thể dùng cho trẻ từ 6 tháng tuổi.

Thành phần của Fitobimbi Ferro C:

  • Sắt gluconat 384.4mg
  • Chiết xuất hoa Cúc Đức (Matricaria recutita) 0.5g
  • Kẽm gluconat 378mg
  • Chiết xuất quả Sơ ri (Malpighia glabra) 0.2g
  • Đồng gluconat 28.6mg
  • Vitamin B12 (Cyanocobalamin) 3.34mcg
  • Nước khử khoáng
  • Nước ép táo cô đặc (Apple concentrate juice)
  • Chất chống oxy hóa
  • Không Gluten, không lactose
Chế phẩm bổ sung sắt cho bé
Chế phẩm bổ sung sắt cho bé

Nhờ đó, sản phẩm mang đến công dụng như sau:

  • Hỗ trợ bổ sung Sắt, Kẽm, Vitamin C cho cơ thể
  • Hỗ trợ giảm nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt
  • Hỗ trợ tăng cường sức đề kháng

Sản phẩm có vị ngọt thanh, không tanh thích hợp với vị giác của trẻ nhỏ. Đặc biệt, mẹ có thể cho bé sử dụng trực tiếp hoặc pha loãng với nước hoa quả đều được mà không gây ảnh hưởng đến hiệu quả của sản phẩm.

Thiếu sắt ở trẻ tiến triển rất âm thầm. Vì vậy mẹ nên quan sát và chủ động đưa bé đi gặp bác sĩ khi có dấu hiệu bất thường. Hy vọng 16 dấu hiệu trẻ thiếu sắt mà bài viết cung cấp mẹ có thể chăm con khỏe mạnh trong thời kỳ này.

Nguồn tham khảo: healthychildren

Chia sẻ bài viết này