Nội dung chính

3 mẫu thực đơn cho trẻ thiếu máu đơn giản, dễ làm

Trẻ thiếu máu có thể cải thiện sức khỏe nhờ vào chế độ ăn uống hàng ngày. Do vậy việc xây dựng thực đơn được rất nhiều mẹ bỉm chú trọng. Dưới đây là 3 mẫu thực đơn cho trẻ thiếu máu “chất hơn nước cất” mà Fitobimbi tổng hợp được.

Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho trẻ thiếu máu

Trẻ thiếu máu một phần là do chế độ ăn chưa hợp lý. Do đó để cải thiện tình trạng này mẹ cần bỏ túi nguyên tắc xây dựng thực đơn dưới đây.

Trẻ thiếu máu nên ăn thực phẩm gì?

Thiếu máu là căn bệnh phổ biến ở trẻ. Tình trạng này xảy ra khi cơ thể thiếu hụt hồng cầu để vận chuyển oxy.

Theo các chuyên gia, một trong những nguyên nhân khiến trẻ thiếu máu là do kém hấp thu sắt, acid folic và vitamin B12. Vì vậy để cải thiện tình trạng thiếu máu ở trẻ, quá trình xây dựng thực đơn hàng ngày mẹ cần chú ý tăng cường dinh dưỡng. Bổ sung các loại thịt đỏ, hải sản, rau xanh và các loại trái cây chứa nhiều sắt như cải xoăn, bó xôi, rau diếp, dưa hấu, mâm xôi, kiwi,…

Ngoài ra mẹ cũng nên tăng cường thêm thực phẩm giàu vitamin C như cam, quýt, táo, nho, bưởi, mận để hỗ trợ quá trình hấp thu dinh dưỡng.

Đảm bảo cân bằng dinh dưỡng

Ngoài bổ sung sắt, vitamin B12 và acid folic, thực đơn cho trẻ thiếu máu còn phải đảm bảo cân bằng dinh dưỡng. Mỗi bữa ăn của bé phải đảm bảo 4 nhóm thực phẩm chính là tinh bột, chất đạm, chất béo, chất xơ. Ở những gia đình ăn chay, thực đơn cho trẻ thiếu máu phải được chú trọng hơn nữa. Bởi theo chuyên gia sắt từ thực vật sẽ có khả năng hấp thụ kém hơn sắt động vật.

Trẻ thiếu máu cần được đa dạng nhóm chất
Trẻ thiếu máu cần được đa dạng nhóm chất

Thực đơn phải đa dạng món ăn

Yếu tố quan trọng để tạo nên một thực đơn hấp dẫn là phải đa dạng món ăn. Hiện nay nguồn thực phẩm giàu sắt khá dồi dào để mẹ lựa chọn. Chính vì thế hãy thay đổi thực đơn thường xuyên để bé cảm thấy không bị nhàm chán. Học cách chế biến món ăn theo nhiều hình thức khác nhau. Ví dụ như xào, chiên, hầm, hấp hoặc rán. Chắc chắn bé sẽ thích thú và muốn được khám phá những món ăn này.

Chú ý đến phần trình bày

Trẻ thiếu máu, cơ thể thường xuyên mệt mỏi, mất sức do đó các bé sẽ có xu hướng lười ăn hơn bình thường. Để kích thích vị giác của bé lúc này mẹ cần chú ý đến việc trình bày món ăn. Không chỉ người lớn mới bị thu hút bởi cái đẹp. Trẻ nhỏ cũng như thế. Một món ăn ngon, tạo hình bắt mắt, màu sắc sặc sỡ là điểm cộng rất lớn để bé có hứng thú với việc ăn hơn. Mẹ có thể thử dùng cơm để trang trí hình người, dùng hoa quả để cắt tỉa con vật hoặc đơn giản hơn là sử dụng bát, đĩa có tạo hình ngộ nghĩnh.

3 thực đơn cho trẻ thiếu máu mẹ nào cũng cần nằm lòng

Nếu vẫn chưa biết phải xây dựng thực đơn cho trẻ thiếu máu thế nào mẹ có thể bỏ túi 3 gợi ý được tổng hợp dưới đây.

Thực đơn cho trẻ thiếu máu từ 7-9 tháng

  • Thứ 2, thứ 4: 6h sáng cho bé bú mẹ, 8h cho ăn bột trứng, 10h bổ sung thêm 1/3 quả chuối tiêu, 11h tiếp tục cho bé bú mẹ, 14h cho con ăn thêm bát bột tim, 16h uống một cốc nước cam. Từ 17h đến sáng hôm sau sẽ cho bé bú mẹ
  • Thứ 3, thứ 5: 6h bé sẽ bú mẹ, 8h bé ăn bột bầu dục, 10h ăn thêm 100g đu đủ, 11h bú mẹ, 14h ăn bột thịt bò, 16h ăn 1/2-1/3 quả chuối tiêu
  • Thứ 6, chủ nhật: 6h cho bé bú mẹ, 8h cho bé ăn bột gan, 10h cho bé ăn 1 quả hồng xiêm, 11h cho bé bú mẹ, 14h cho bé ăn bột cá quả, 16h cho bé ăn đu đủ, tối và đêm cho bé bú mẹ
  • Thứ 7: 6h sáng bé mẹ, 8h sáng ăn bột thịt bò, 10h sáng ăn 100g xoài, 11h trưa bú mẹ, 14h chiều ăn bột tôm, 16h chiều uống nước cam, tối và đêm dùng sữa mẹ
Thực đơn cho bé giai đoạn 7-9 tháng ưu tiên đồ mềm
Thực đơn cho bé giai đoạn 7-9 tháng ưu tiên đồ mềm

Thực đơn cho trẻ từ 10-12 tháng thiếu máu

  • Thứ 2, thứ 4: Bú mẹ lúc 6h sáng, 8h ăn bột bầu dục, 10h ăn 1/2-1 quả chuối tiêu, 11h bú mẹ, 14h ăn bột trứng, 16h uống nước cam và ăn bột cá
  • Thứ 3, thứ 5: Sáng bú mẹ lúc 6h, 8h ăn bột thịt gà, 10h ăn 200g đu đủ, 11h bú mẹ, 14h ăn bột cua, 16h uống nước cam và ăn bột tim.
  • Thứ 6, chủ nhật: Bú mẹ lúc 6h sáng, ăn bột thịt bò lúc 8h, tráng miệng hồng xiêm lúc 10h. 11h bú mẹ, 14h ăn bột tôm, 16h ăn bột bầu dục và uống nước cam
  • Thứ 7: Bú mẹ 6h sáng, ăn bột trứng lúc 8h, 10h ăn 200g xoài, 11h lại bú mẹ, 14h ăn bột gan, 16h uống nước cam và ăn bột thịt nạc.
  • Từ 19h tối đến sáng hôm sau trẻ sẽ được bú mẹ vào các ngày
Trẻ 10-12 tháng có thể bổ sung thực phẩm theo gợi ý sau
Trẻ 10-12 tháng có thể bổ sung thực phẩm theo gợi ý sau

Thực đơn cho trẻ 1-2 tuổi thiếu máu

  • Thứ 2, thứ 4: 6h sáng bú mẹ, 8h ăn cháo bầu dục, 10h bổ sung thêm 200ml sữa chua, 11h bú mẹ, 14h ăn súp thịt bò, 16h uống nước cam, 18h ăn cháo cá, 21h ăn cháo trứng
  • Thứ 3, thứ 5: 6h sáng bú sữa mẹ, 8h ăn cháo thịt, 10h ăn 200g đu đủ, 11h bú mẹ, 14h ăn súp đậu xanh nấu cùng bí đỏ, 16h ăn sữa chua, 18h ăn cháo lươn, 21h ăn cháo tôm
  • Thứ 6, chủ nhật: Bú mẹ vào 6h sáng, 8h ăn cháo thịt bò, 10h ăn 200ml sữa chua, 11h bú mẹ, 14h ăn cháo tim, 16h uống nước cam, 18h ăn cháo gan và 21h ăn cháo bầu dục
  • Thứ 7: Sáng bú mẹ lúc 6h, 8h ăn cháo trứng, 10h ăn xoài, 11h bú mẹ, 14h ăn cháo cá, 16h ăn sữa chua, 18h ăn cháo gà, 21h ăn cháo thịt bò
  • Phần thời gian từ 22h đến sáng hôm sau bé sẽ bú mẹ
Gợi ý thực đơn giàu chất cho bé 1-2 tuổi
Gợi ý thực đơn giàu chất cho bé 1-2 tuổi

Một số món ăn tốt cho trẻ thiếu máu

Ngoài 3 thực đơn ở trên, mẹ bỉm có thể áp dụng một vài món ăn gợi ý dưới đây để thay đổi cho bé.

Cháo long nhãn hạt sen

Cháo long nhãn hạt sen là gợi ý không thể bỏ qua cho mẹ khi nuôi con nhỏ thiếu máu. Cách làm món ăn này khá đơn giản nhưng lại dồi dào dinh dưỡng. Đặc biệt vị ngọt của nhãn khi kết hợp với vị bùi của sen sẽ là món ăn đưa miệng, thích hợp trong những ngày nóng.

Nguyên liệu

  • Long nhãn
  • Hạt sen
  • Gạo

Cách làm

  • Gạo vo sạch, long nhãn đem đi sơ chế, hạt sen loại bỏ nhân đắng
  • Cho tất cả nguyên liệu vào nồi rồi ninh cùng nước cho đến khi chín thì nêm nếm gia vị
Cháo long nhãn hạt sen thơm ngon
Cháo long nhãn hạt sen thơm ngon

Gan heo nấu với mộc nhĩ

Gan heo nấu với mộc nhĩ là món ăn lạ miệng, kích thích vị giác tuyệt vời của trẻ. Không chỉ thế món ăn này còn cung cấp một lượng lớn sắt, đáp ứng tối đa nhu cầu sử dụng của bé. Nếu chưa biết trẻ thiếu máu nên ăn gì thì thực đơn của bé mẹ có thể đổi món với món cháo này.

Nguyên liệu

  • Mộc nhĩ
  • Gan heo

Cách làm

  • Mộc nhĩ làm sạch đem ngâm với nước rồi cắt thành miếng nhỏ
  • Gan heo rửa sạch, sơ chế rồi đem thái miếng
  • Cho mộc nhĩ vào nồi, nấu xôi cùng nước, tiếp đến cho thêm gan heo rồi nêm nếm gia vị
  • Trước khi tắt bếp thêm chút hành ngò cho dậy mùi thơm
Gan heo béo ngậy nấu cùng mộc nhỉ dai giòn
Gan heo béo ngậy nấu cùng mộc nhỉ dai giòn

Cháo gan gà

Cháo gan gà cũng là món ăn lạ miệng, giàu sắt, tốt cho trẻ thiếu máu. Mẹ có thể sử dụng món này để thay đổi thực đơn cho bé. Chắc chắn vị ngọt của cháo kết hợp với mùi thơm của gừng và cái bùi của gan sẽ khiến bé đưa miệng không thôi.

Cháo gan gà cho bé thiếu máu
Cháo gan gà cho bé thiếu máu

Nguyên liệu

  • Gan gà
  • Gạo
  • Gừng

Cách làm

  • Gan gà sau khi sơ chế thì bằm nhỏ, ướp cùng gia vị và một chút gừng để loại bỏ vị tanh
  • Bắc chảo lên bếp, chờ cho dầu nóng thì cho gan vào xào
  • Gạo vo sạch đem nấu nhừ thành cháo
  • Cho gan gà vào nấu, nêm nếm gia vị vừa ăn thì cho thêm hành ngò, tắt bếp

Cháo thịt bò nấu với củ dền

Thịt bò và củ dền là những thực phẩm giàu sắt có khả năng tái tạo và kích thích tế bào máu sản sinh. Không chỉ thế theo các chuyên gia, hàm lượng đồng có trong củ dền có khả năng tạo thêm chất sắt. Vì vậy đây là món ăn bổ dưỡng cho những bé thiếu máu.

Nguyên liệu

  • Củ dền
  • Thịt bò
  • Gia vị
  • Gạo

Cách làm

  • Củ dền sau khi rửa sạch, thì đem thái chỉ, luộc chín rồi vớt ra xay nhuyễn
  • Tỏi băm nhỏ phi thơm rồi xào cùng bò, nêm nếm gia vị vừa ăn
  • Gạo vo sạch, nấu cháo sau đó cho củ dền và thịt bò vào
  • Khoảng 2-3 phút thì thêm dầu oliu, nêm nếm gia vị vừa ăn rồi cho bé sử dụng
Thịt bò, củ dền giàu sắt thích hợp cho bé thiếu máu
Thịt bò, củ dền giàu sắt thích hợp cho bé thiếu máu

Trong số các vitamin và khoáng chất, sắt là vi chất thiếu yếu cho trẻ nhưng lại không được nhiều ba mẹ chú trọng bổ sung. Theo thống kê của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, tỷ lệ trẻ thiếu sắt ở Việt Nam đang ở mức cao. Đặc biệt, trẻ thiếu sắt thường đi kèm với thiếu kém. Vì vậy, nếu chỉ bổ sung sắt kẽm nói riêng và các vitamin, khoáng chất nói chung từ bữa ăn hàng ngày, bé sẽ có nguy cơ thiếu hụt nghiêm trọng. Vì vậy, ba mẹ nên chủ động bổ sung dự phòng sắt kẽm cho bé với các sản phẩm chức năng.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm bổ sung vi chất cho bé. Mẹ nên ưu tiên chọn các sản phẩm có nguồn gốc thực vật, không chỉ lành tính mà còn có vị dễ uống, giúp bé dễ tiếp nhận.

Thực đơn cho trẻ thiếu máu bài viết trên đã gợi ý chi tiết. Hy vọng với những kiến thức mà Fitobimbi tổng hợp mẹ sẽ biết cách chăm con hiệu quả nhất là trong giai đoạn thiếu máu dinh dưỡng.

Chia sẻ bài viết này