Sắt và kẽm có tỉ trọng nhỏ nhưng lại là vũ khí sắc bén giúp trẻ chống lại các yếu tố nguy cơ. Việc thiếu hụt hai hoạt chất sẽ khiến bé gặp khó khăn trong quá trình phát triển. Vậy trẻ thiếu sắt và kẽm mẹ nên làm gì, dấu hiệu nhận biết ra sao? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau để có cách chăm con tốt nhất.
✔️✔️✔️ Xem nhiều hơn:
Dấu hiệu trẻ thiếu sắt và kẽm
Sắt, kẽm là những vi chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên hiện nay số lượng trẻ bị thiếu hụt hai hoạt chất này đang ngày một cao. Trung bình cứ 5 trẻ sẽ có 1 trẻ thiếu sắt và thiếu sắt thường đi liền với thiếu kẽm. Dưới đây là những dấu hiệu giúp mẹ nhận biết tình trạng trẻ thiếu sắt và kẽm:
1. Xanh xao
Một trong những dấu hiệu trẻ thiếu sắt kẽm phổ biến là da xanh xao, niêm mạc nhợt nhạt.
2. Móng tay giòn, có vết trắng
Ở trẻ thiếu săt kẽm mẹ sẽ thấy móng tay của bé giòn, dễ gãy. Đi kèm theo đó là những vết hoặc đường màu trắng
3. Gặp vấn đề về lưỡi và da
Dấu hiệu nữa thường gặp ở trẻ thiếu sắt kẽm là tình trạng da khô, nứt nẻ, xuất hiện da vàng (nhiễm máu). Ngoài ra một số bé còn có thể gặp phải tình trạng lưỡi khô, sưng tấy bất thường.
4. Mệt mỏi, khó chịu
Sắt, kẽm là hai vi chất cần cho quá trình phát triển. Vì vậy khi bị thiếu hụt trẻ sẽ xuất hiện tình trạng mệt mỏi, mất ngủ, thiếu tập trung.
5. Lười ăn, bỏ bữa
Thiếu sắt và kẽm cũng làm cho bé suy giảm cảm giác thèm ăn, ăn không ngon miệng, dẫn đến bỏ bữa, chán ăn.
6. Rối loạn giấc ngủ
Dấu hiệu điển hình ở trẻ thiếu sắt và kẽm là tình trạng rối loạn giấc ngủ. Theo đó, giấc ngủ của bé sẽ bị xáo trộn. Con khó ngủ, dễ giật mình, thức dậy lúc đêm.
7. Tăng trưởng chậm
Chậm tăng cân và chiều cao kèm với việc giảm hiệu quả hấp thu dinh dưỡng cũng là dấu hiệu thiếu sắt kẽm ở trẻ mẹ cần quan tâm. Lý do là bởi hai hoạt chất tham gia quá trình nhân bản, phát triển tế bào trong cơ thể bé.
8. Suy giảm đề kháng
Ở trẻ thiếu sắt và kẽm mẹ sẽ nhận thấy tình trạng miễn dịch suy yếu. Trẻ thường xuyên mắc bệnh viêm nhiễm hoặc bị rối loạn tiêu hóa.
Nguyên nhân khiến trẻ thiếu sắt và kẽm
Nguyên nhân khiến trẻ thiếu sắt và kẽm chủ yếu xuất phát từ sự chủ quan của bố mẹ:
Chế biến thức ăn sai cách
Đa phần các bậc phụ huynh thường có thói quen xay nhuyễn thức ăn rồi mới nấu chín hoặc cho trẻ sử dụng các loại nước hầm mà chưa chú trọng đến thịt và đạm. Điều này kéo dài sẽ khiến con không hấp thụ được kẽm, ảnh hưởng đến sự phát triển.
Mất cân đối trong chế độ ăn
Mặt khác kẽm thường có nhiều trong các loại hải sản như tôm, cua, ngao, hến,… Nhưng tỷ lệ trẻ được ăn thực phẩm này thường ít hơn so với các loại thịt. Do đó nhu cầu kẽm một 1 ngày chưa được đáp ứng.
Với sắt, chúng xuất hiện nhiều trong các loại nội tạng động vật và lòng đỏ trứng. Nhưng đa phần các bậc phụ huynh đều hạn chế cho con sử dụng vì sợ tiêu chảy, đầy bụng và nhiễm khuẩn. Điều này dẫn đến thiếu hụt nghiêm trọng.
Trẻ thiếu sắt và kẽm có thể gặp vấn đề gì?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng việc thiếu sắt và kẽm trong thời gian dài có thể khiến trẻ phải đối mặt với các nguy cơ như:
- Suy giảm thị lực
- Rối loạn thính giác
- Trẻ bị loét miệng và lâu lành vết thương
- Nguy cơ còi xương, chậm phát triển chiều cao
- Gia tăng nguy cơ bị vảy nến, mụn, rụng tóc ảnh hưởng đến thẩm mỹ
- Các hoạt động bị trì trệ, trẻ bị suy giảm trí nhớ và sự thông minh
- Trường hợp nặng có thể mắc bệnh tiểu đường, xơ vữa động mạch hoặc tự miễn
- Nguy cơ thiếu máu. tim mạch và suy giảm miễn dịch cũng rất cao
Do đó bổ sung sắt và kẽm được coi là vũ khí lợi hại giúp mẹ chăm con lớn khỏe, chống lại các bệnh ốm vặt. Các chuyên gia khuyến cáo mẹ nên cho bé bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời và duy trì đến lúc 2 tuổi. Bên cạnh đó cũng cần dự phòng sắt và kẽm cho bé ngay từ khi lọt lòng.
Cách bổ sung sắt và kẽm cho trẻ hiệu quả
Bổ sung sắt và kẽm là vũ khí thiết yếu giúp bé tạo được lớp màng bảo vệ khỏi những yếu tố tấn công. Dưới đây là những cách hiệu quả mà mẹ có thể tham khảo để áp dụng tại nhà.
Bổ sung qua thực phẩm giàu sắt và kẽm
Thực phẩm giàu sắt và kẽm là gợi đầu tiên khi muốn tăng cường dinh dưỡng cho con. Mẹ có thể tham khảo một số loại thực phẩm giàu sắt và kẽm dưới đây:
- Thịt bò: 100g thịt bò có chứa 3.1 g sắt và 3,64g kẽm. Ngoài ra thực phẩm này còn có rất nhiều vitamin, protein và chất xơ dành cho trẻ
- Thịt gà: Không chỉ cung cấp protein, thịt gà còn là nguồn chứa kẽm, sắt, vitamin A và các loại muối khoáng có khả năng chống ung thư hiệu quả
- Hạt bí ngô: Sử dụng một lượng nhỏ hạt bí ngô đã có thể giúp trẻ hấp thụ sắt, canxi, kẽm và magie hiệu quả
- Súp lơ: Là siêu thực phẩm với sức khỏe con người không khó để giải thích vì sao mẹ nên cho bé ăn súp lơ để bổ sung sắt và kẽm. Ngoài 2 vi chất này súp lơ còn chứa rất nhiều protein, canxi, vitamin C,…
- Nấm: Trong nấm chứa rất nhiều protein, canxi, kali, kẽm, sắt nên rất tốt cho sức khỏe trẻ. Tuy nhiên mẹ không nên quá lạm dụng thực phẩm này và khi chế biến cần đặc biệt lưu ý
Ngoài việc bổ sung các loại thực phẩm giàu sắt và kẽm mẹ cũng nên cho bé sử dụng thêm vitamin C để giúp cơ thể hấp thụ tối đa dinh dưỡng.
Bổ sung sắt và kẽm qua thực phẩm chức năng
Cơ thể trẻ mỗi ngày cần khoảng 5-10mg kẽm và 7-15mg sắt. Tuy nhiên trên thực tế chỉ 5% lượng sắt trong thức ăn được cơ thể hấp thụ. Vì vậy để trẻ đủ sắt và kẽm ngoài bổ sung dinh dưỡng mẹ nên tham khảo cho bé sử dụng các loại thực phẩm chức năng. Trong đó TPBVSK Fitobimbi Ferro C là sản phẩm được các mẹ yêu thích. Đây là siro hỗ trợ bổ sung sắt, kẽm, vitamin C, hỗ trợ ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt đồng thời hỗ trợ cải thiện đề kháng cho bé yêu. Sắt, kẽm trong Fitobimbi Ferro C là dạng hữu cơ do đó bé có thể hấp thu dễ dàng mà không lo kích ứng hoặc nóng trong.
Để đạt kết quả tốt nhất, mỗi ngày mẹ chỉ cần cho con dùng 10-30ml/ ngày. Có thể pha chung với đồ ăn và đồ uống mà không lo ảnh hưởng đến chất lượng.
Trẻ thiếu sắt và kẽm có thể gặp trở ngại trong quá trình phát triển. Do đó mẹ nên theo dõi và quan sát các biểu hiện của bé để kịp thời bổ sung đúng lúc.