Nội dung chính

Giải đáp trẻ uống vitamin a có tác dụng phụ không?

Sau khi uống vitamin A nhiều trẻ có dấu hiệu bị sốt và buồn nôn. Vậy cho trẻ uống vitamin A có tác dụng phụ không? Vấn đề này sẽ được giải đáp trong bài viết sau mẹ nhé!

Liều lượng bổ sung vitamin A cho trẻ

Được biết đến là hoạt chất đơn lẻ. Nhưng trên thực tế vitamin A lại là nhóm các hợp chất hòa tan gồm retinol, retinal và retinyl ester. Hoạt chất này đặc biệt cần thiết cho cơ thể, giúp tăng trưởng tế bào, cải thiện khả năng miễn dịch và thị lực ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, việc bổ sung vitamin A liều cao phải tuân thủ theo liều lượng chỉ định của bác sĩ, tránh dư thừa gây phản tác dụng. Cụ thể liều dùng vitamin A của trẻ như sau:

Tùy vào độ tuổi mà trẻ sẽ được uống vitamin A màu đỏ hoặc xanh
Tùy vào độ tuổi mà trẻ sẽ được uống vitamin A màu đỏ hoặc xanh
  • Với trẻ từ 6-12 tháng: Mỗi đợt cần bổ sung 100.000IU
  • Với trẻ từ 13-36 tháng: Mỗi đợt cần bổ sung 200.000IU
  • Trẻ dưới 6 tháng tuổi bú mẹ hoàn toàn không cần bổ sung vitamin A liều cao. Bởi lúc này sữa mẹ vẫn đủ để cung cấp dinh dưỡng cho bé. Khi sữa mẹ không đủ, bé sẽ được bổ sung vitamin A liều cao theo liều lượng là 50.000IU

Ngoài việc bổ sung qua đường uống, trẻ còn có thể hấp thụ vitamin A qua thực phẩm hàng ngày như thịt, cá, trứng, sữa, gan động vật hoặc các loại hoa quả, trái cây có màu đỏ, vàng như xoài, dứa, đu đủ, chanh leo,…

Tác dụng phụ khi dùng vitamin A là gì?

Trẻ uống vitamin A có tác dụng phụ không là câu hỏi được rất nhiều mẹ quan tâm. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, vitamin A an toàn với trẻ nhỏ. Tuy nhiên trên thực tế vẫn có khoảng 1.5-10% trẻ nhỏ gặp tác dụng phụ khi sử dụng hoạt chất này.

Cụ thể những tác dụng phụ thường gặp ở trẻ khi dùng vitamin A là:

  • Trẻ bị nôn ói, tiêu chảy
  • Đầy bụng hoặc thóp hơn phồng
  • Một số bé gặp tình trạng khó thở cục bộ, thường xuyên đau đầu, dị ứng môi hoặc mặt

Thông thường các triệu chứng này sẽ chỉ kéo dài trong vòng 1-2 ngày rồi tự giảm và biến mất mà không gây nguy hiểm tới sức khỏe bé. Theo các chuyên gia, tùy vào độ tuổi và cân nặng của từng bé mà độ nặng nhẹ của triệu chứng sẽ khác nhau. Thông thường những bé càng nhỏ tuổi, càng yếu thì càng dễ gặp phải tác dụng phụ này.

Ngoài những tác dụng phụ thường gặp trẻ nhỏ sau khi uống vitamin A còn có thể gặp phải tình trạng:

  • Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch
  • Xuất huyết phổi, giảm tầm nhìn, thường xuyên đau nhức xương
  • Chức năng miễn dịch bị suy giảm
  • Tăng nguy cơ bị viêm gan mạn tính hoặc xuất hiện sẹo
  • Ngoài ra chức năng tuyến giáp của trẻ cũng sẽ bị rối loạn
  • Trẻ có thể bị rụng tóc hoặc rối loạn sắc tố da, da vàng và không đều màu
Tác dụng phụ khi dùng vitamin A cho bé là gì?
Tác dụng phụ khi dùng vitamin A cho bé là gì?

Mặc dù có tác dụng phụ thế nhưng vitamin A vẫn là hoạt chất cần thiết cho trẻ nhỏ. Hiệu quả ngăn ngừa mù lòa và giảm tỉ lệ tử vong lớn hơn rất nhiều so với tác dụng phụ không mong muốn. Do đó bố mẹ đừng lo ngại mà không cho trẻ đi uống vitamin A, bởi hậu quả trong tương lai mà trẻ phải gánh chịu khi thiếu hụt hoạt chất này là rất lớn.

Theo GS.TS Lê Danh Tuyền: “Thiếu vitamin A sức khỏe của trẻ sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. Trẻ có thể không phát triển và chậm lớn hơn bạn bè đồng trang lứa. Vì vậy khi có lịch bổ sung vitamin A định kỳ, mẹ không nên vì lo lắng mà không cho trẻ đi uống”

Cách xử lý khi trẻ gặp tác dụng phụ

Trẻ uống vitamin A có tác dụng phụ không? Câu trả lời là có. Nếu gặp phải tình huống này mẹ hãy bỏ túi những cách khắc phục và chăm sóc sau.

Chăm sóc trẻ tại nhà

Tùy vào sức khỏe của từng bé mà việc gặp tác dụng phụ sẽ khác nhau. Trong trường hợp uống vitamin A trẻ bị nôn và tiêu chảy mẹ có thể pha Oresol và đút thìa cho bé. Biện pháp này sẽ giúp cấp nước và giảm bớt mệt mỏi cho con. Tuy nhiên khi áp dụng mẹ nên lưu ý đổ từng thìa nhỏ, chậm rãi, không nên cho trẻ uống bằng cốc. Việc uống nhanh và nhiều Oresol có thể lại khiến tình trạng buồn nôn, tiêu chảy kéo dài.

Ngoài việc bổ sung điện giải, sau khi uống vitamin A mẹ cũng nên chia nhỏ bữa ăn của bé. Sử dụng thực phẩm dễ tiêu như cháo, rau củ quả, trái cây, sữa tươi. Đồng thời hạn chế nước ngọt, đồ uống có ga hoặc đồ ăn nhanh không lành mạnh. Bởi đây là những thực phẩm không hề tốt cho hệ tiêu hóa.

Khi nào cần đi gặp bác sĩ

Tác dụng phụ khi uống vitamin A thường nhẹ và chỉ kéo dài trong 2 ngày liên tiếp. Nếu sang đến ngày thứ 3 mà trẻ vẫn có dấu hiệu sốt, nôn, tiêu chảy, quấy khóc thì mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ sớm để kịp thời xử trí.

Ngoài ra nếu ngay sau khi uống vitamin A mà trẻ sốt cao trên 38 độ, nôn và đi ngoài nhiều khiến sức khỏe suy kiệt, trẻ ăn ít hoặc bỏ ăn mẹ cũng cần đưa bé đến bệnh viện để được kiểm tra ngay.

Đưa trẻ đi gặp bác sĩ khi tác dụng phụ kéo dài
Đưa trẻ đi gặp bác sĩ khi tác dụng phụ kéo dài

Lưu ý khi dùng vitamin A cho trẻ

Việc cho trẻ uống vitamin A có thể gặp phải một vài tác dụng phụ. Do đó, để hạn chế tình trạng này, mẹ cần lưu ý một vài vấn đề sau:

  • Cho trẻ uống vitamin A theo đúng liều lượng quy định. Tuyệt đối không được tự ý lạm dụng khiến sức khỏe bé gặp nhiều nguy hiểm
  • Một số loại thuốc có thể làm giảm khả năng hấp thụ vitamin A của cơ thể như: Neomycin, cholestyramine, paraffin và retinoid,… Do đó mẹ không nên sử dụng đồng hiệp cùng lúc
  • Nếu tác dụng phụ xảy ra kéo dài và khiến bé mệt mỏi, bỏ ăn mẹ có thể đưa bé đến gặp bác sĩ để được xử lý kịp thời
  • Trường hợp quên lịch uống vitamin A, mẹ hoàn toàn có thể đưa bé đến trạm y tế địa phương để được bổ sung sau
  • Ngoài việc bổ sung vitamin A qua đường uống mẹ còn có thể sử dụng thực phẩm giàu dinh dưỡng để bé hấp thụ hàng ngày

Trẻ uống vitamin A có tác dụng phụ không bài viết này đã giải đáp chi tiết. Tuy nhiên theo các chuyên gia mẹ vẫn nên tuân thủ lịch uống bổ sung cho bé, tránh hoang mang trước dư luận.

Tham khảo thêm tại: nih, drugs

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/9565436/
https://www.drugs.com/sfx/vitamin-a-side-effects.html
Chia sẻ bài viết này