Nội dung chính

Điểm danh các bệnh về mắt ở trẻ em phổ biến nhất

Mắt được xem là bộ phận nhạy cảm cần được chăm sóc và bảo vệ cẩn thận. Đặc biệt là trẻ nhỏ, đối tượng chưa có ý thức rõ ràng trong việc chăm sóc sức khỏe đôi mắt. Cùng Fitobimbi điểm danh các bệnh về mắt ở trẻ em phổ biến nhất để ba mẹ có sự chuẩn bị và phòng ngừa tốt cho con yêu.

các bệnh về mắt ở trẻ em

Dấu hiệu trẻ bị bệnh về mắt

Theo thống kê, cứ 10 trẻ thì có 1 trẻ gặp vấn đề về thị lực (Nguồn: https://www.visiontherapywny.com/2022/05/25/10-of-children-have-undetected-vision-problems/). Nếu không được điều trị đúng cách, vấn đề này có thể gây khó khăn cho trẻ khi đến trường sau này, thậm chí có thể dẫn đến suy giảm thị lực hoặc gây ra một số biến chứng khó lường. Vì vậy, ba mẹ cần chú ý đến các dấu hiệu về mắt và đưa bé đến bệnh viện khám kịp thời. Dưới đây là một số biểu hiện bất thường về mắt ở trẻ nhỏ mà ba mẹ cần quan tâm:

  • Mí mắt đỏ, đóng ghèn nhiều do nhiễm trùng mắt
  • Hai mắt không đồng nhất, không phối hợp
  • Chảy nước mắt nhiều
  • Mắt nhạy cảm, sợ ánh sáng
  • Con ngươi có màu trắng do đục thủy tinh thể, ung thư mắt

dau hieu tre bi benh ve mat

Các bệnh về mắt ở trẻ em thường gặp nhất

Con bạn có thể dễ mắc một hoặc nhiều những rối loạn thị lực dưới đây:

Cận thị

Cận thị là tật khúc xa khiến trẻ khó nhìn thấy vật ở xa nhưng nhìn gần lại rất rõ. Đây là một trong những vấn đề nan giải của mọi lứa tuổi học sinh. Ở trẻ nhỏ, cơ quan thị giác chưa hoàn chỉnh, việc tiếp xúc thường xuyên với màn hình điện tử khiến mắt tập trung quá mức, dẫn đến căng thẳng, sinh ra cận thị. Bên cạnh đó, trẻ có xu hướng dí sát mắt vào màn hình điện thoại nên cận thị càng đến sớm hơn.

Cận thị

Bệnh loạn thị

Loạn thị là tật khúc xạ do giác mạc ghi nhận hình dạng khác thường so với vật thể thực tế. Đây cũng là một loại tật khúc xạ khá phổ biến ở trẻ và thường xuất hiện lúc mới sinh và có thể kết hợp với viễn thị hoặc cận thị. Về lý thuyết, không có mắt nào là hoàn toàn không loạn thị. Tuy nhiên, khi trẻ được kết luận là loạn thị thì có vấn đề về rối loạn chức năng thị giác kiểu loạn thị mà bệnh nhân nhận thức được.

Lác mắt

Đây là tật về mắt do bẩm sinh hoặc di căn của một số bệnh khác. Hàng năm, có khoảng 4% trẻ em sinh ra bị lác. Đây không chỉ là vấn đề về thẩm mỹ mà còn gây ra hiện tượng nhược thị, khi 2 mắt nhìn theo 2 hướng khác nhau, thu được 2 hình. Theo thời gian, mắt còn lại sẽ phải làm việc với cường độ nhiều hơn, dẫn đến các bệnh khác về mắt như suy giảm thị lực, cận thị,…

Lác

Tắc tuyến lệ

Trong số các bệnh về mắt ở trẻ em, tắc tuyến lệ là một dạng khuyết tật phổ biến nhất. Triệu chứng của bệnh khá rõ rệt ở trẻ: Tự chảy nước mắt, mắt có gỉ nhưng không đỏ, nước mắt có dịch mờ đục, vàng trong,… Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do sự xuất hiện của các chướng ngại vật bên trong ống dẫn lệ làm cho nước mắt không chảy được và bị tắc nghẽn.

Dị ứng mắt

Chảy nước mắt, mí mắt sưng, dính mi mắt, mắt tiết dịch, sợ ánh sáng là dấu hiệu dị ứng mắt và mi mắt. Tình trạng này thường gây ít dử mắt, nhưng nó có thể nặng lên nếu nhiễm trùng lan nhanh. Trẻ nhỏ chưa ý thức được mức độ nguy hiểm của bệnh nên thường day dụi mắt liên tục, khiến bệnh trầm trọng hơn. Do vậy, ba mẹ nên chú ý hơn đến trẻ khi thấy có dấu hiệu dị ứng mắt.

Dị ứng mắt

Glôcôm bẩm sinh (tăng nhãn áp)

Glôcôm bẩm sinh (tăng nhãn áp) là tình trạng mắt giãn lồi do áp lực mắt tăng dẫn đến củng mạc ở mắt trẻ đàn hồi nhiều, làm giác mạc to hơn bình thường. Sợ ánh sáng, chảy nước mắt, nhìn mờ ở phần trong tâm mắt hoặc nhãn cầu có màu hơi xanh có thể là dấu hiệu bệnh glôcôm. Khi giác mạc lồi sẽ xuất hiện những nếp gấp, theo thời gian sẽ bị phù và đục. Bệnh nếu không được điều trị sớm có thể gây tổn thương thần kinh thị giác, thậm chí là mù lòa.

ROP – Bệnh bong võng mạc ở trẻ sinh non

Đây là bệnh lý về mắt thường gặp ở những trẻ sinh non trước 35 tuần, trọng lượng dưới 1.6kg. Trẻ sinh non nhẹ cân càng ốm yếu, phải thở máy thì càng có nguy cơ mắc bệnh.

Bệnh ROP ở giai đoạn sớm nếu chỉ quan sát bằng mắt thường thì rất khó để phát hiện. Chỉ khi bước vào giai đoạn cuối, các triệu chứng của bệnh mới biểu hiện ra bên ngoài. Do đó, để phát hiện sớm, ba mẹ cần đưa bé đến phòng khám chuyên khoa mắt để sàng lọc ngay sau sinh.

ROP - Bệnh bong võng mạc ở trẻ sinh non
ROP – Bệnh bong võng mạc ở trẻ sinh non

Sụp mí bẩm sinh

Sụp mí bẩm sinh bao gồm sụp mí đơn thuần và sụp mí kết hợp. Đây có thể là biểu hiện của các bệnh lý nguy hiểm như liệt dây thần kinh số 3, nhược cơ,… Vì vậy, ngay khi phát hiện, ba mẹ cần đưa bé tới bệnh viện khám và chữa kịp thời.

Đau mắt đỏ (Viêm kết mạc dị ứng)

Viêm kết mạc hay đau mắt đỏ là tình trạng lớp màng mỏng che phủ mí mắt bị viêm do tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng. Viêm kết mạc dị ứng có các biểu hiện lâm sàng như mắt đỏ, cộm như có cát, có nhiều dử ghèn, thường đỏ một mắt trước, sau đó lan qua mắt thứ hai.

Theo chuyên gia, bệnh viêm kết mạc dị ứng được chia thành 2 loại chính: Viêm kết mạc dị ứng theo mùa (mùa hè và mùa xuân), thường bắt buồn từ các tác nhân như phấn hoa, cây cỏ hoặc những chất gây dị ứng khác. Viêm kết mạc dị ứng quanh năm thường được kích hoạt bởi những chất gây dị ứng như nấm mốc, bụi, lông động vật,… Mặc dù viêm kết mạc dị ứng ở trẻ không lây nhiễm, nhưng bệnh khiến trẻ cảm thấy khó chịu và ảnh hướng lớn đến cuộc sống sinh hoạt thường ngày.

Đau mắt đỏ (Viêm kết mạc dị ứng)

Sợ ánh sáng

Sợ ánh sáng cũng là một trong các bệnh về mắt ở trẻ em khá phổ biến. Sợ ánh sáng có thể là triệu chứng tiềm ẩn của bệnh nhiễm trùng mắt, bệnh glôcôm, bạch tạng và bệnh võng mạc. Để không gây ảnh hưởng tới thị lực của bé, phụ huynh cần hết sức chú ý và đưa trẻ đến bệnh viện ngay khi phát hiện triệu chứng.

Mỏi mắt

Thường xuyên xem tivi, điện thoại là nguy cơ khiến trẻ mắc các bệnh về mắt. Trong số các bệnh về mắt ở trẻ em, mỏi mắt là tình trạng thường gặp nhất. Tuy nhiên, nếu trẻ mỏi mắt và biết cách cho mắt nghỉ ngơi đúng cách thì mắt có thể khỏe mạnh lại nhanh chóng và không gây nguy hiểm. Tuy vậy, ba mẹ không nên chủ quan lơ là vì chứng  mỏi mắt cũng là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm ở mắt và cần được điều trị càng sớm càng tốt.

Đục thủy tinh thể

Thủy tinh thể là cấu trúc trong mắt có chức năng như một thấu kính, giúp hội tụ ánh sáng trên võng mạc. Thay vì thủy tinh thể trong suốt như bình thường, đục thủy tinh thể là tình trạng thủy tinh thể bị đục, khiến sánh sáng tới mắt bị cản trở. Điều này khiến cho mắt và não của trẻ khó phối hợp với nhau, ảnh hưởng đến thị giác và chuyển động của mắt.

Đây là một dạng dị tật bẩm sinh hiếm gặp ở trẻ, xảy ra trước khi sinh hoặc ngay lúc vừa mới sinh. Đa số các trường hợp đục thủy tinh thể bẩm sinh đều phải cần đến phẫu thuật để loại bỏ thủy tinh thể đục.

Đục thủy tinh thể

Viêm màng bồ đào

Màng bồ đào là nơi chứa các mạch máu của mắt, bao gồm thể mi, mống mắt, màng mạch. Viêm màng bồ đào có thể ảnh hưởng tới một hoặc cả hai mắt. Theo thời gian, tình trạng có thể gây tổn thương hoặc phá hủy cấu trúc mắt và gây suy giảm thị lực. Bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng. Thống kê cho thấy, tỷ lệ trẻ bị viêm màng bồ đào ở trẻ chiếm khoảng 5 – 10%.

Các triệu chứng của bệnh có thể xảy ra đột ngột, dễ nhận thấy nhất là các biểu hiện như đau nhức mắt, đỏ mắt, nhìn mờ, đôi khi có hiện tượng ruồi bay. Khi phát hiện những dấu hiệu trên, ba mẹ nên đưa trẻ đi kiểm tra mắt ngay.

Giác mạc hình nón

Giác mạc hình nón (hình chóp) là tình trạng giác mạc không có hình cầu mà lồi ra ngoài thành hình chóp. Điều này khiến cho giác mạc phần phía dưới bị giãn phình ra và tiêu mỏng. Từ đó khiến trẻ suy giảm thị lực và nhạy cảm với ánh sáng hơn. Giác mạc hình nón thường gây ảnh hưởng đến một hoặc cả hai bên mắt và thường xuất hiện ở trẻ từ 10 – 25 tuổi.

Lẹo mắt

Lẹo mắt là tình trạng viêm mi mắt cấp tính rất phổ biến ở trẻ. Bệnh gây bởi virus, nấm hoặc ký sinh trùng. Ngoài ra, trẻ cũng có thể bị lẹo mắt khi tuyến đầu trong mi mắt bị nhiễm trùng. Khi bị tác nhân gây bệnh tấn công sẽ gây nhiễm khuẩn cục bộ, sưng rìa bờ mi, đồng thời hình thành mụn lẹo. Lẹo mắt khiến trẻ đau, khó chịu, cản trở tầm nhìn, thậm chí có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ.

Lẹo mắt

Viêm loét giác mạc

Viêm giác mạc là tình trạng giác mạc bị trầy và nhiễm trùng, ảnh hưởng trực tiếp đến thị lực của trẻ. Đây là một bệnh rất nguy hiểm, vì có thể để lại di chứng nặng nề như thủng nhãn cầu, sẹo giác mạc, lồi mắt cua, thậm chí là đánh mất một phần hoặc toàn bộ thị lực. Khi thấy trẻ xuất hiện các dấu hiệu sau, ba mẹ cần nhanh chóng đưa con đến các phòng khám mắt để được chẩn đoán bệnh kịp thời: khó chịu, mỏi mắt, đau nhức âm ỉ, chói mắt, chảy nước mắt, mắt đỏ, đục giác mạc, khó mở mắt, nhiều ghèn,…

Biện pháp chăm sóc và phòng ngừa trẻ bị bệnh về mắt

Để bảo vệ thị lực của con, ba mẹ cần chú ý chăm sóc mắt cho bé đúng cách. Dưới đây là một số lời khuyên dành cho phụ huynh:

  • Vệ sinh mắt cho bé thường xuyên bằng nước muối sinh lý để ngăn ngừa nhiễm trùng, loại bỏ ghèn, vi khuẩn và virus
  • Bổ sung dinh dưỡng cho bé đầy đủ, nhất là vitamin A và vitamin E
  • Cho bé kiểm tra mắt định kỳ 6 tháng – 1 năm/lần
  • Cho mắt thời gian nghỉ ngơi, cứ làm việc khoảng 20 phút nên cho mắt nghỉ ngơi từ 1 – 2 phút
  • Giữ gìn vệ sinh cá nhân, cho trẻ dùng khăn riêng, rửa tay bằng xà phòng, không đưa tay dụi mắt, không chơi các trò gây nguy hiểm đến mắt
  • Cho trẻ ngồi học ở nơi có ánh sáng đủ, hướng dẫn trẻ ngồi đúng, không cúi gằm mặt xuống bàn
  • Dùng thuốc nhỏ mắt có chứa nhiều dưỡng chất như acid amin, vitamin, chondroitin khi mỏi mắt
  • Đội mũ, đeo kính râm khi đưa bé ra ngoài để tránh các tia UVA, UVB

Trên đây là một số các bệnh về mắt ở trẻ em thường gặp nhất. Mong rằng chia sẻ này sẽ giúp ba mẹ chủ động hơn trong việc phát hiện và phòng ngừa để giúp mắt bé sáng, khỏe.

Chia sẻ bài viết này