Nội dung chính

Cách phòng bệnh tay chân miệng hiệu quả cho bé

Tay chân miệng là bệnh thường gặp ở trẻ, phần lớn đều không diễn biến nghiêm trọng. Tuy nhiên cũng có trường hợp, bệnh triển nặng do không xử lý kịp thời. Vì vậy, các bậc phụ huynh không được chủ quan mà cần áp dụng biện pháp phòng ngừa từ sớm. Dưới đây là 6 cách phòng bệnh tay chân miệng mà mẹ có thể tham khảo, bỏ túi.

cach phong tay chan mieng hieu qua cho be

Thông tin cơ bản về bệnh tay chân miệng ở trẻ

Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ trẻ mắc tay chân miệng cao nhất hiện nay. Vì vậy để đảm bảo an toàn cho bé, các bậc phụ huynh cần phải chủ động áp dụng biện pháp phòng ngừa. Vậy cách phòng chống tay chân miệng ở trẻ là gì? Trước khi tìm hiểu vấn đề này, mẹ hãy nắm rõ kiến thức bệnh lý trong phần viết sau.

Nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng do virus đường ruột gây ra, trong đó có 2 loại chính là virus Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71 (EV71). Bệnh thường xảy ra chủ yếu ở trẻ dưới 5. Nguyên nhân là do miễn dịch còn yếu nên dễ bị các virus tấn công. Theo chuyên gia, bệnh chân tay miệng có khả năng lây lan rất nhanh. Nhất là khi trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh như nước miếng, phân, bóng nước hoặc đồ chơi của trẻ bị bệnh. Người lớn sau khi chăm sóc nếu không rửa tay sạch sẽ cũng có nguy cơ truyền bệnh cho trẻ.

Virus hô hấp là nguyên nhân chính gây bệnh
Virus hô hấp là nguyên nhân chính gây bệnh

Dấu hiệu nhận biết bệnh tay chân miệng

Để áp dụng cách phòng bệnh tay chân miệng cho bé mẹ cần nhận biết triệu chứng của bệnh. Theo chuyên gia, tùy vào giai đoạn khác nhau, mà tay chân miệng sẽ có triệu chứng như sau:

  • Giai đoạn ủ bệnh: Thường diễn ra trong khoảng 3-7 ngày sau khi virus xâm nhập gây bệnh. Tuy nhiên, ở giai đoạn này các dấu hiệu thường chưa rõ rệt
  • Giai đoạn khởi phát: Diễn ra trong khoảng 1-2 ngày với những dấu hiệu điển hình như đau họng, biếng ăn, sốt nhẹ, quấy khóc hoặc có biểu hiện mệt mỏi, tiêu chảy
  • Giai đoạn toàn phát: Kéo dài từ 3-10 ngày. Một số biểu hiện của giai đoạn này là trẻ bị loét miệng, xuất hiện nốt phát ban dạng phỏng nước, kích thước khoảng vài mm ở miệng, lòng bàn tay, bàn chân. Lúc này các vết ban đỏ có thể khiến bé gặp đau vì thế con sẽ bỏ ăn, sốt nhẹ. Trường hợp sốt cao không được điều trị sớm có thể gây ra biến chứng nguy hiểm
  • Giai đoạn lui bệnh: Đây là giai đoạn trẻ được phục hồi hoàn toàn và không xuất hiện biến chứng. Thời gian lui bệnh thường kéo dài từ 3-5 ngày

Biến chứng trẻ sẽ gặp phải khi bị tay chân miệng

Phần lớn trường hợp bị tay chân miệng đều không gây nhiều biến chứng. Tuy nhiên cũng có trường hợp, trẻ không được điều trị sớm dẫn đến biến chứng vô cùng nguy hiểm. Cụ thể, khi có dấu hiệu lở loét trong miệng, bé sẽ khó nuốt, biếng ăn và gặp tình trạng mất nước. Một số trường hợp nguy cấp có thể bị viêm màng não, viêm não, liệt chi, phù phổi,…

6 biện pháp phòng chống bệnh tay chân miệng cho hiệu quả cao

Dù không đe dọa tính mạng nhưng do tốc độ lây lan khá nhanh nên tay chân miệng vẫn được liệt vào danh sách nguy hiểm. Vì vậy, mẹ hãy áp dụng biện pháp phòng ngừa từ sớm. Dưới đây là 6 cách phòng bệnh tay chân miệng mà bộ Y tế khuyến cáo người dân cần thực hiện đủ.

1. Giữ vệ sinh cá nhân

Đây là phương pháp hiệu quả, giúp bé phòng ngừa bệnh tay chân miệng và các bệnh lý truyền nhiễm. Theo đó mẹ nên hướng dẫn các bé vệ sinh tay với xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn, nhất là trước ăn và sau khi đi vệ sinh. Hạn chế cho bé dùng chung đồ vật cá nhân như khăn tắm, khăn mặt với các thành viên trong nhà.

Dạy bé thói quen rửa tay xà phòng
Dạy bé thói quen rửa tay xà phòng

2. Giữ vệ sinh ăn uống

Cũng là cách phòng bệnh tay chân miệng hiệu quả cho bé. Do đó khi nấu thức ăn mẹ cần vệ sinh dụng cụ cũng như tay chân sạch sẽ. Đảm bảo các bé ăn chín, uống sôi. Tuyệt đối không để con mút hoặc bốc thức ăn bằng tay, dụng cụ sinh hoạt như thìa, bát đũa trước khi ăn cần phải khử trùng sạch sẽ tránh để vi khuẩn xâm nhập.

giu ve sinh an uong

3. Giữ vệ sinh không gian sống

Virus gây bệnh tay chân miệng có thể tồn tại khá lâu. Vì vậy để phòng chống bệnh mẹ hãy vệ sinh nơi ở, dụng cụ sinh hoạt nhất là nơi trẻ tiếp xúc  thường xuyên như mặt bàn, mặt ghế, sàn nhà,… Không chỉ thế đồ chơi của bé cũng cần làm sạch thường xuyên. Có thể dùng nước đun sôi hoặc dung dịch sát khuẩn chuyên dụng. Tuyệt đối không được để bé ngậm hoặc mút đồ chơi, tránh cho vi khuẩn xâm nhập đường miệng.

giu ve sinh khong gian song

4. Theo dõi cách ly kịp thời

Trường hợp bé đang bị bệnh mẹ cần theo dõi cách ly tại nhà. Tốt nhất là xin nghỉ học từ 7-10 ngày để tránh lây lan. Không chỉ thế, quá trình chăm sóc bé mẹ nên sử dụng khẩu trang cũng như vệ sinh tay chân sạch sẽ để tránh nhiễm bệnh.

Nên cách ly trẻ từ 7-10 ngày tại nhà khi phát hiện bệnh
Nên cách ly trẻ từ 7-10 ngày tại nhà khi phát hiện bệnh

5. Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh

Virus gây tay chân miệng có thể tồn tại trong phân. Vì vậy để tránh lây lan mẹ nên cho bé sử dụng nhà tiêu. Đối với phân và chất thải của bé mẹ cần thu gom, xử lý theo đúng quy định.

6. Cho bé đi khám kịp thời

Để phòng chống bệnh tay chân miệng mẹ đừng quên theo dõi sức khỏe, kịp thời đưa bé đi khám khi có dấu hiệu nghi ngờ hoặc thông báo ngay với các cơ quan y tế gần nhất.

Bé nên đi gặp bác sĩ khi có dấu hiệu nghi ngờ
Bé nên đi gặp bác sĩ khi có dấu hiệu nghi ngờ

Ngoài 6 biện pháp kể trên, mẹ không nên để trẻ tiếp xúc gần như ôm, hôn, dùng chung đồ với trẻ bị bệnh. Đồng thời hướng dẫn con cách che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi.

Những lưu ý cho người chăm sóc trẻ để tránh lây lan

Ngoài việc phòng chống lây lan cho trẻ thì các bậc phụ huynh khi chăm sóc bé cũng cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Thực hiện vệ sinh cá nhân đúng cách, nhất là trước và sau khi tiếp xúc với trẻ bị bệnh
  • Đối với trẻ đã mắc bệnh mẹ nên giặt sạch quần áo, tã lót, khăn miệng sau đó ngâm qua nước sôi. Quá trình này nên thực hiện riêng, không chung với các thành viên gia đình
  • Hộ gia đình, nhà trẻ, trường mẫu giáo cần thường xuyên lau sạch bề mặt, vật dụng mà bé tiếp xúc hàng ngày bằng chất tẩy rửa thông thường
  • Tuyệt đối không mớn thức ăn cho bé. Dạy con không ăn bốc, không mút tay hoặc đưa đồ chơi lên miệng ngậm
  • Hạn chế cho trẻ dùng chung khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa chưa qua vệ sinh, khử khuẩn
  • Nhà vệ sinh của những gia đình có người bị bệnh cần phải lau chùi sạch sẽ bằng chất sát khuẩn

Trên đây là 6 cách phòng bệnh tay chân miệng cho bé. Hy vọng với kiến thức này quá trình phòng bệnh sẽ đạt kết quả tốt hơn, tránh việc bùng phát thành dịch ở trên diện rộng.

Nguồn: webmd

Chia sẻ bài viết này