Nội dung chính

Bệnh chân tay miệng ở trẻ em cần kiêng gì để không trở nặng

Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ dưới 5. Bệnh có khả năng lây lan thành dịch. Vì vậy ngoài việc điều trị thì việc kiêng cữ cho con vô cùng quan trọng. Vậy bệnh tay chân miệng ở trẻ em cần kiêng gì? Bài viết dưới đây Fitobimbi sẽ giải đáp rõ.

Bệnh tay chân miệng ở trẻ là gì?

Tay chân miệng ở trẻ là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn enterovirus gây ra. Bệnh có thể dễ dàng lây lan thông qua việc tiếp xúc gần. Cụ thể là tiếp xúc với dịch từ các nốt bọng, chất thải, nước bọt, hoặc dịch từ tai mũi họng.

Tay chân miệng thường xuất hiện nhiều ở trẻ dưới 5 tuổi, tuy nhiên cũng có khá nhiều trường hợp người trưởng thành mắc căn bệnh này.

Trẻ nhỏ khi bị bệnh tay chân miệng sẽ có triệu chứng ban đầu gần giống với bệnh viêm da. Vì vậy khả năng chuẩn đoán cũng như điều trị sẽ gặp khó khăn. Sau một khoảng thời gian ủ bệnh, các nốt phát ban, bọng nước, tấy đỏ bắt đầu xuất hiện. Trẻ thấy mệt mỏi, chán ăn, sốt nhẹ.

Bệnh tay chân miệng ở trẻ
Bệnh tay chân miệng ở trẻ

Theo các chuyên gia, tùy vào chủng loại virus gây bệnh mà biến chứng có thể nặng nhẹ khác nhau. Cụ thể:

  • Bệnh tay chân miệng do virus Coxsackievirus A16 gây ra thường ở thể nhẹ. Trẻ sẽ phục hồi trong vòng 7-10 ngày mà không cần phải điều trị
  • Trường hợp bé bị tay chân miệng do EV71 thì nguy cơ gặp phải biến chứng thường nặng nề hơn. Theo các chuyên gia, hằng năm nước ta ghi nhận rất nhiều trường hợp tử vong do bị viêm não vì tay chân miệng EV71

Do đó, khi con còn nhỏ, nhất là lứa tuổi từ 1-5, mẹ cần quan tâm đến cách phòng ngừa, chủ động điều trị khi có dấu hiệu.

Các giai đoạn phát triển của tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em thường tiến triển theo 3 giai đoạn. Cụ thể:

  • Giai đoạn ủ bệnh (3-7 ngày): Giai đoạn này thường không có triệu chứng gì
  • Giai đoạn khởi phát (1-2 ngày): Với các triệu chứng điển hình như sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, biếng ăn, thậm chí tiêu chảy vài lần trong ngày
  • Giai đoạn toàn phát (3-10 ngày): Trẻ bị loét miệng, đường kính vết loét có thể lên đến 2-3 mm. Trên người xuất hiện các vết phát ban lan rộng, để lại thâm sẹo. Không chỉ thế ở giai đoạn này, trẻ còn có thể bị sốt, nôn ói, nguy cơ biến chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp rất cao

4 phân độ tay chân miệng ở trẻ em giúp mẹ nhận biết

Bệnh chân tay miệng ở trẻ em cần kiêng gì để nhanh khỏi?

Bệnh chân tay miệng kiêng gì là câu hỏi mà các mẹ quan tâm. Theo các chuyên gia, để bệnh nhanh khỏi, ngoài việc tuân thủ phác đồ điều trị mẹ bỉm cần phải kiêng cữ những vấn đề sau.

Kiêng tiếp xúc với trẻ khác

Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm nên có khả năng lây lan rất nhanh. Vì thế, nếu trẻ đi học, bố mẹ nên cho con nghỉ khoảng 10-14 ngày. Trường hợp con chưa đi học, mẹ hãy để bé nghỉ ngơi tại nhà và không tiếp xúc với người xung quanh.

Không chỉ thế, ở giai đoạn này, bố mẹ cũng cần hạn chế cho con dùng chung với các vật dụng cá nhân như thìa, cốc, chậu tắm, khăn tắm, đồ chơi. Đồng thời những người chăm sóc trực tiếp như bố mẹ, ông bà phải đeo khẩu trang, rửa tay xà phòng để diệt vi khuẩn.

Kiêng chạm hoặc gãi vào vết loét

Trẻ bị tay chân miệng phải kiêng gì, đáp án không thể bỏ qua là việc tiếp xúc với vết lở loét. Theo các chuyên gia, khi bị mắc bệnh trẻ thường cảm thấy khó chịu và có xu hướng sờ, gãi lên da. Điều này khiến cho mụn nước bị vỡ, nguy cơ nhiễm trùng rất cao.

Tránh để trẻ cào lên vết loét
Tránh để trẻ cào lên vết loét

Theo các chuyên gia, khi nốt phát ban xuất hiện, mẹ cần giữ gìn vệ sinh cho bé sạch sẽ. Có thể rửa sạch bằng xà phòng, nước ấm rồi lau khô. Nếu vết phát ban nổi phồng có thể dùng thuốc mỡ kháng sinh để ngăn nhiễm trùng sau đó băng lại. Tuyệt đối không được để bé đụng vào vết loét ở lưỡi hoặc môi. Vì nó có thể gây nhiều đau đớn, khiến trẻ lười ăn.

Kiêng dùng muối

Khi trẻ bị tay chân miệng mẹ không dùng muối hoặc các loại thuốc liền da để giảm nổi mẩn. Theo các chuyên gia, rất nhiều mẹ bỉm gặp phải sai lầm khi dùng thuốc xanh để bôi lên các nốt mụn khiến cho tình trạng viêm nhiễm nặng hơn.

Không chỉ thế, việc làm này còn che bớt triệu chứng, gây nhiều khó khăn trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh. Do đó để trẻ không bị nặng hơn, mẹ tuyệt đối không dùng thuốc bổ hay các loại vitamin mà chưa có sự chỉ định.

Kiêng cho trẻ dùng đồ chơi chung

Bệnh chân tay miệng ở trẻ em cần kiêng gì? Đáp án là đồ chơi chung. Lý do là bởi sau khi phát tán ra ngoài virus gây bệnh có thể tồn tại trong khoảng thời gian rất lâu. Vì vậy nếu dùng đồ chơi của bé bị bệnh nguy cơ lây nhiễm rất cao. Chuyên gia khuyến cáo, mẹ hãy vệ sinh đồ chơi, vật dụng và những nơi trẻ đã tiếp xúc để tránh lây lan thành dịch.

Hạn chế cho trẻ chơi đồ chơi cùng nhau
Hạn chế cho trẻ chơi đồ chơi cùng nhau

Bệnh chân tay miệng ở trẻ em cần kiêng ăn gì?

Để bệnh nhanh chóng phục hồi, ngoài việc chăm sóc hàng ngày mẹ cần chú ý đến việc ăn uống. Vậy bệnh tay chân miệng ở trẻ em cần kiêng gì? Hãy cùng bỏ túi những đáp án sau.

  • Thực phẩm giàu Arginine

Trẻ bị tay chân miệng phải kiêng gì. Đáp án không thể bỏ qua đó là thực phẩm giàu arginine. Theo các chuyên gia, hoạt chất này có thể giúp cho virus sản sinh rất nhiều. Do đó nếu bé sử dụng sẽ khiến bệnh tình nặng hơn. Một số thực phẩm giàu arginine như socola, đậu phộng, nho khô, các loại hạt,…

  • Rau muống, đồ nếp và thịt gà

Quá trình điều trị bệnh tay chân miệng ở trẻ, mẹ không nên dùng rau muống, thịt gà hoặc các đồ nếp chế biến món ăn. Bởi thực phẩm này có thể làm tăng nguy cơ mưng mủ, gây vỡ mụn nước, dẫn đến nhiễm trùng, xuất hiện biến chứng. Không chỉ thế trong quá trình ăn da non, bé sẽ có thể để lại vết sẹo gây mất thẩm mỹ.

  • Thức ăn cứng, cay nóng

Trẻ bị tay chân miệng thường xuất hiện vết loét bên trong. Vì vậy các loại thức ăn cứng hoặc đồ cay nóng sẽ làm con thấy khó chịu, đau rát, thậm chí lâu lành vết thương.

  • Các loại thức ăn giàu chất béo bão hòa

Trẻ bị tay chân miệng nên tránh ăn thịt và các thực phẩm giàu chất béo như phô mai, bơ. Bởi theo nghiên cứu khoa học, nó có thể làm da tiết dầu, khiến cho tình trạng phát ban nghiêm trọng.

Không nên sử dụng thức ăn giàu chất béo cho bé bị bệnh
Không nên sử dụng thức ăn giàu chất béo cho bé bị bệnh

Trẻ mắc tay chân miệng có phải kiêng gió không?

Rất nhiều phụ huynh cho rằng khi bị bệnh tay chân miệng trẻ nhỏ phải mặc thật nhiều và kiêng gió ở trong nhà. Tuy nhiên, bác sĩ cho rằng việc này hoàn toàn không đúng. Bởi lẽ khi mẹ giữ kín, vi khuẩn càng có cơ hội phát triển, nhân đôi.

Tuy nhiên mẹ cũng không nên cho bé ra ngoài khi trời trở gió mạnh hơn. Vì nếu làm vậy, bệnh tay chân miệng có thể trở nặng, kèm theo biến chứng nguy hiểm như hoại tử, nhiễm trùng.

Để điều trị căn bệnh này, theo các chuyên gia, mẹ nên giữ các vết loét thoáng khí. Đồng thời vệ sinh phòng ốc sạch sẽ, không được để gió tạt mạnh trực tiếp vào người.

Trẻ bị bệnh tay chân miệng có phải kiêng nước không?

Sau khoảng 7-10 ngày các nốt mụn nước sẽ vỡ và khô. Lúc này nhiều bậc phụ huynh lo lắng, việc tắm cho con sẽ làm mụn nước bị vỡ. Vì vậy kiên quyết không tắm để đảm bảo sự an toàn.

Nhưng theo chuyên gia, điều này hoàn toàn sai lầm. Vì nó sẽ khiến các loại vi khuẩn không được loại bỏ, khiến bệnh nặng hơn. Do đó, thời gian trẻ bị bệnh tay chân miệng, bố mẹ hãy nhớ vệ sinh thường xuyên.

Lưu ý không nên chà sát quá mạnh, hạn chế tối đa những vùng tổn thương. Thay vì tắm như bình thường, bố mẹ chỉ cần lau rửa cơ thể bằng loại xà phòng sát khuẩn.

Không phải kiêng nước cho bệnh tay chân miệng
Không phải kiêng nước cho bệnh tay chân miệng

Cách phòng tránh bệnh tay chân miệng

Cho đến nay các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra vắc xin phòng bệnh. Do đó biện pháp phòng ngừa rất là quan trọng. Cụ thể ngoài việc nắm rõ bệnh tay chân miệng ở trẻ em cần kiêng gì, mẹ nên:

  • Làm sạch môi trường và các vật dụng dễ bị ô nhiễm như đồ chơi, bàn ghế, tay nắm cửa khi trẻ tiếp xúc
  • Cách ly trẻ ở nhà trong khoảng 10-14 ngày kể từ khi phát hiện triệu chứng
  • Tập cho bé thói quen rửa tay với xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
  • Dạy bé cách che miệng và mũi khi hắt hơi, sau đó vệ sinh tay bằng xà phòng
  • Theo dõi sát sao tình trạng bệnh lý, đưa trẻ đi khám khi có dấu hiệu sốt cao, mất tỉnh táo

Bài viết trên đã giúp mẹ giải đáp vấn đề bệnh chân tay miệng ở trẻ em cần kiêng gì? Để được tư vấn kỹ hơn về cách điều trị cũng như những điều kiêng cữ, bố mẹ nên đưa bé đến bệnh viện khi có dấu hiệu nghi ngờ.

Chia sẻ bài viết này