Nội dung chính

4 phân độ tay chân miệng ở trẻ em giúp mẹ nhận biết

Tay chân miệng là bệnh lý truyền nhiễm phổ biến ở trẻ. Hiện nay bệnh vẫn chưa có thuốc đặc trị, vì vậy cần sớm phát hiện qua từng phân độ tay chân miệng ở trẻ để có hướng xử lý và chăm sóc phù hợp.

Giúp mẹ nhận biết 4 phân độ tay chân miệng ở trẻ để xử lý kịp thời
Giúp mẹ nhận biết 4 phân độ tay chân miệng ở trẻ để xử lý kịp thời

Bệnh tay chân miệng là gì?

Tay chân miệng là một loại bệnh truyền nhiễm do virus, gây phát ban ở miệng, lòng bàn tay và bàn chân của trẻ, hiếm khi xảy ra ở người lớn. Bệnh tay chân miệng thường gặp nhất do coxsackievirus, một loại vi khuẩn sống trong đường tiêu hóa của con người gây ra. Tay chân miệng có thể lây lan từ người này sang người, thường là qua đường miệng, giọt bắn từ mũi, phân hoặc chạm vào các bọng nước.

Tay chân miệng đặc trưng bởi tình trạng loét miệng, lòng bàn tay và chân nổi bọng nước
Tay chân miệng đặc trưng bởi tình trạng loét miệng, lòng bàn tay và chân nổi bọng nước

Tùy theo từng phân độ tay chân miệng mà mức độ ảnh hưởng đến trẻ là khác nhau. Nhưng nhìn chung, hầu hết trẻ bị tay chân miệng thường bình phục trong khoảng từ 7 – 10 ngày mà không cần điều trị y tế. Tuy nhiên, nếu chủ quan, điều trị sai cách hoặc chậm trễ có thể khiến trẻ gặp phải những biến chứng nguy hiểm, chẳng hạn như viêm màng não.

Phân độ tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em được phân thành 4 cấp độ, từ nhẹ đến nặng, cụ thể như sau:

Bệnh tay chân miệng cấp độ 1

Trong 4 phân độ bệnh tay chân miệng ở trẻ em thì cấp độ 1 là giai đoạn nhẹ nhất. Với các biểu hiện cơ bản như loét miệng, lòng bàn tay và bàn chân, ở mức độ tổn thương ít nghiêm trọng. Thời gian điều trị trẻ bị tay chân miệng ở giai đoạn này tương đối ngắn và hoàn toàn có thể chăm sóc tại nhà theo chỉ dẫn từ bác sĩ.

Tay chân miệng ở trẻ cấp độ 2

Trẻ bị tay chân miệng cấp độ 2 nếu không được điều trị kịp thời có thể khiến bệnh tăng miệng, gây biến chứng. Ở giai đoạn này, bệnh được chia thành 2 phân độ nhỏ:

Phân độ bệnh 2a

Sau thời gian ủ bệnh, tay chân miệng sẽ chuyển từ giai đoạn 1 sang 2a, với những triệu chứng đặc trưng như sau:

  • Trẻ bị sốt trên 39 độ C, kéo dài liên tục trong 2 ngày
  • Quấy khóc không rõ nguyên nhân
  • Mệt mỏi, mất ngủ, nôn ói
  • Có thể bị co giật dưới 2 lần/30 phút. Lúc này, trẻ cần sớm được đưa tới bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để theo dõi và xử lý kịp thời

Phân độ 2b

Phân độ tay chân miệng này có 2 nhóm dấu hiệu:

Nhóm 1:

  • Sốt cao trên 39 độ C, không đáp ứng với thuốc hạ sốt
  • Giật mình ghi nhận lúc khám, trên 2 lần/30 phút
  • Mạch đập nhanh khi trẻ không sốt nằm yên, trên 150 lần/phút
  • Trẻ có biểu hiện ngủ gà

Nhóm 2:

  • Mất thăng bằng, đi loạng choạng, ngồi không vững
  • Tay chân run, run người
  • Lác mắt, rung giật nhãn cầu
  • Liệt chi, yếu chi
  • Liệt thần kinh sọ: thay đổi giọng nói, nuốt sặc

Bệnh tay chân miệng độ 3

Đây là mức độ bệnh nghiêm trọng, trẻ cần được nhập viện và điều trị tích cực. Bác sĩ sẽ theo dõi chỉ số mạch, nhịp tim, nhịp thở,… ở trẻ để đưa ra phương pháp can thiệp kịp thời: máy thở oxy, sử dụng thuốc.

Dưới đây là những triệu chứng chuyển biến xấu của bệnh:

  • Mạch nhanh, ghi nhận khi trẻ nằm yên không sốt là trên 170 lần/phút. Một số trẻ lại có biểu hiện mạch chậm, thường thì đây là dấu hiệu nặng, báo động bệnh đã chuyển biến ở mức độ nghiêm trọng
  • Người vã mồ hôi, tay chân lạnh, có thể là toàn thân
  • Nhịp thở nhanh bất thường
  • Huyết áp tăng
  • Tăng trương lực cơ: nghĩa là tất cả các cơ ở chi và thân đều co cứng
  • Rối loạn tri giác

Tay chân miệng ở trẻ em cấp độ 4

Phân độ tay chân miệng này ở trẻ gây nên những biến chứng vô cùng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng. Thông thường, ở cấp độ 4, trẻ sẽ có những biểu hiện như sau:

  • Nhịp tim suy giảm nghiêm trọng
  • Hơi thở yếu ớt
  • Có hiện tượng thở dốc
  • Cơ thể tím tái
  • Phù phổi cấp
  • Sốc

Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị tay chân miệng

Không có phương pháp điều trị tay chân miệng, nhưng điều đó không có nghĩa là không có cách nào để giảm bớt triệu chứng của bệnh và giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn. Mặc dù hầu hết các trưởng hợp tay chân miệng sẽ tự khỏi sau vài ngày, nhưng bạn nên đưa trẻ đến bác sĩ nếu các triệu chứng của trẻ xấu đi sau một vài ngày.

Dưới đây là những lưu ý khi chăm sóc trẻ bị tay chân miệng mà phụ huynh cần ghi nhớ:

  • Tăng cường bổ sung nước, trường hợp cần thiết có thể truyền dịch qua đường tĩnh mạch
  • Nên cho trẻ tránh xa thức ăn cay, chua và ngọt. Thay vào đó là các thực phẩm mềm, lỏng, dễ nuốt, giúp trẻ giảm bớt các khó chịu
  • Trong suốt quá trình hồi phục, bạn nên duy trì cho trẻ thói quen chăm sóc miệng mỗi ngày. Đảm bảo vứt bỏ bàn chải đánh răng này sau khi hồi phục
  • Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với những trẻ khác để tránh lây nhiễm
  • Cho trẻ uống thuốc hạ sốt/thuốc kháng sinh theo chỉ dẫn từ bác sĩ
  • Giữ vệ sinh vùng da bị tay chân miệng thật sạch sẽ
  • Cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, rộng rãi, dễ thấm mồ hôi. Thay quần áo và lau người/tắm cho trẻ mỗi ngày
  • Thường xuyên theo dõi tình trạng của trẻ để kịp thời phát hiện và xử lý

Trên đây là 4 phân độ tay chân miệng ở trẻ em mà cha mẹ cần lưu ý. Mong rằng những chia sẻ này sẽ giúp mẹ hiểu rõ hơn về bệnh tay chân miệng ở trẻ, qua đó có biện pháp điều trị và phòng ngừa kịp thời.

Chia sẻ bài viết này