Nội dung chính

Trẻ bị tay chân miệng nhưng không sốt khi nào nguy hiểm?

Sốt là dấu hiệu thường thấy ở trẻ bị tay chân miệng. Vậy nếu trẻ bị tay chân miệng nhưng không sốt thì có sao không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau.

tre bi tay chan mieng nhung khong sot

Vét nét về bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Tay chân miệng ở trẻ là bệnh truyền nhiễm, do virus coxsackievirus gây ra. Bệnh thường không gây nguy hiểm và sẽ tự khỏi sau khoảng vài ngày. Tuy nhiên cũng có trường hợp, do không phát hiện và điều trị sớm trẻ nhỏ có thể gặp phải biến chứng nguy hiểm, thậm chí dẫn đến tử vọng.

Theo chuyên gia, ngoài coxsackievirus A16 và enterovirus 71 thì tay chân miệng còn bị khởi phát bởi một số loại virus nhóm A như  Coxsackie A4-A7, A9, A10 hoặc virus Coxsackie…

Bệnh xuất hiện nhiều ở trẻ dưới 5. Lý do là bởi lúc này miễn dịch của con còn yếu nên dễ tấn công. Tại Việt Nam, tay chân miệng có thể bùng phát quanh năm nhưng chủ yếu nhất là vào thời điểm giao mùa nhất là trong khoảng tháng 3-tháng 5 và từ tháng 8-tháng 12.

Bệnh có khả năng lây lan rất nhanh thông qua hệ thống tiêu hóa hoặc đường hô hấp. Vì vậy mẹ cần chủ động phòng ngừa, phát hiện và điều trị sớm.

nguyen nhan gay tay chan mieng o tre

Hình ảnh bệnh chân tay miệng ở trẻ em các cấp độ

Triệu chứng điển hình của tay chân miệng

Dấu hiệu điển hình đầu tiên của tay chân miệng là sốt, biếng ăn, đau họng, mệt mỏi. Ngoài ra bé còn xuất hiện triệu chứng như sau:

  • Tổn thương, đau rát ở răng và miệng
  • Tiết nhiều nước bọt
  • Trẻ lười ăn, bỏ bữa do mất cảm giác và bị đau mỗi khi ăn
  • Trẻ bị tiêu chảy nhiều lần trong ngày

Sau giai đoạn khởi phát khoảng 1-2 ngày, bệnh sẽ chuyển sang toàn phát với những dấu hiệu điển hình như sau:

  • Phát ban dạng nước ở những vị trí như lòng bàn tay, bàn chân, đầu gối và mông
  • Xuất hiện bọng nước ở niêm mạc má, lưỡi đường kính khoảng 2-3mm, chạm vào dễ vỡ. Khi vỡ tạo thành vết loét khiến trẻ bị đau
  • Với trẻ sơ sinh, trên mông có thể xuất hiện các mụn lở loét hoặc phồng rộp da
  • Ngoài ra, bé còn xuất hiện một vài dấu hiệu toàn thân như: rối loạn tri giác, mê sảng, co giật. Với trường hợp này bố mẹ cần đưa bé nhập viện sớm để tránh nguy hiểm tới sức khỏe sau

Theo chuyên gia, phần lớn trường hợp trẻ sẽ tự khỏi sau khoảng 7-10 ngày. Sau khi hết bệnh cơ thể sẽ có miễn dịch với chủng virus gây bệnh. Nhưng nếu lần sau là chủng virus khác với lần trước thì bé vẫn có thể mắc bệnh tay chân miệng.

Trẻ bị tay chân miệng nhưng không sốt là gì?

Mặc dù sốt là dấu hiệu đặc trưng của tay chân miệng. Nhưng trên thực tế, không phải trường hợp nào trẻ cũng  bị sốt. Theo chuyên gia, tùy vào chủng loại virus gây bệnh mà bé có thể xuất hiện triệu chứng khác nhau. Với thể tối cấp các dấu hiệu xuất hiện rõ ràng và nhanh chóng hơn. Ngoài ra, các biến chứng nặng như suy hô hấp, tuần hoàn, hôn mê cũng có tỉ lệ rất cao.

Nhưng nếu bé chỉ mắc bệnh thể không điển hình thì các dấu hiệu có thể không được rõ ràng. Rất nhiều trường hợp trẻ bị tay chân miệng nhưng không sốt hoặc phát ban mà chỉ có vết lở loét ở miệng hoặc các dấu hiệu thần kinh, hô hấp, tim mạch mà không bị loét miệng hoặc là phát ban.

Theo chuyên gia, bệnh chân tay miệng có nhiều đặc điểm tương đồng với viêm họng, nhiệt miệng nên gây khó khăn trong việc phân biệt. Vì vậy, nếu như nghi ngờ trẻ đã bị bệnh thay vì theo dõi nhiệt độ sát sao mẹ hãy quan sát kỹ lưỡng những biểu hiện khác của con. Cách tốt nhất, để chắc chắn bé có bị tay chân miệng hay không bố mẹ nên đưa bé đi khám. Thông qua phương thức xét nghiệm bác sĩ sẽ chẩn đoán được nguyên nhân cũng như có hướng điều trị kịp thời.

Bị tay chân miệng nhưng không sốt là hiện tượng thường gặp
Bị tay chân miệng nhưng không sốt là hiện tượng thường gặp

Trẻ bị tay chân miệng nhưng không sốt khi nào nguy hiểm?

Trẻ bị tay chân miệng nhưng không sốt là chuyện bình thường, cha mẹ cần phải quan sát thật kỹ các dấu hiệu khác của con. Nếu bé xuất hiện một trong những biểu hiện sau, thì cần đi gặp bác sĩ để có cách trị kịp thời.

tre bi tay chan mieng khong sot khi nao nguy hiem
tre bi tay chan mieng khong sot khi nao nguy hiem

Quấy khóc cả đêm

Bệnh tay chân miệng có thể khiến bé quấy khóc nhiều hơn bình thường, thậm chí kéo dài liên tục. Tuy nhiên với những trường hợp bé chỉ ngủ khoảng 15-20 phút rồi lại thức dậy quấy khóc, thậm chí là thức cả đêm thì mẹ cần phải đưa đi bệnh viện. Bởi theo chuyên gia nhiều trường hợp bé khóc là do khó chịu ở các vết thương ngoài da. Tuy nhiên cũng cần lưu ý đến khả năng nhiễm độc thần kinh ở giai đoạn sớm.

Nôn ói

Trẻ bị tay chân miệng nhưng không sốt mà nôn ói nhiều mẹ cần để ý. Bởi đây là một trong những dấu hiệu cảnh báo bệnh tiến triển nặng, có thể dẫn đến biến chứng.

Giật mình

Là một trong những dấu hiệu thường gặp của biến chứng thần kinh do tay chân miệng gây ra. Triệu chứng này có thể xuất hiện ngay cả khi trẻ đang thức hoặc ngủ. Do đó mẹ phải chú ý quan sát tần suất giật mình của bé, kịp thời thông báo với bác sĩ khi cần.

Tiểu ít

Nếu trẻ bị tay chân miệng nhưng không sốt mà tiểu ít thì có thể là dấu hiệu sớm của thể bệnh nặng. Bởi theo chuyên gia, tình trạng rối loạn huyết động hoặc tụt huyết áp có thể  khiến hệ bài tiết hoạt động kém hơn. Do đó, mẹ hãy thu thập nước tiểu của bé vào ly để có đánh giá, đo lường.

Khó thở, thở gấp

Khó thở, thở nhanh là dấu hiệu của tình trạng suy tuần hoàn hoặc biến chứng hô hấp. Triệu chứng khó thở của trẻ bị tay chân miệng thường được biểu hiện thông qua co rút cơ hô hấp ở mũi, cánh mũi phập phồng, nhịp nhanh,…

Rối loạn ý thức

Cũng là dấu hiệu cần phải lưu ý ở trẻ bị tay chân miệng nhưng không sốt. Vì chúng cảnh báo biến chứng viêm não, huyết áp thấp. Bên cạnh đó, nếu như phát hiện trẻ có biểu hiện ngủ gà, ngủ gật bứt rứt, loạng choạng thì cần nhập viện sớm hơn để điều trị đúng.

Dấu hiệu cảnh báo bé gặp nguy hiểm
Dấu hiệu cảnh báo bé gặp nguy hiểm

Chăm sóc và điều trị trẻ bị bệnh tay chân miệng như thế nào?

Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra loại thuốc đặc trị bệnh tay chân miệng. Do đó, quá trình thăm khám, bác có thể chỉ định một số loại thuốc làm giảm triệu chứng như Paracetamol, Ibuprofen. Quá trình điều trị mẹ cần tuân thủ chỉ định để bé có thể phục hồi tốt hơn. Đồng thời lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Bổ sung thực phẩm có tính mát, chứa nhiều vitamin để kích thích quá trình ăn uống của bé
  • Tăng cường thực phẩm giàu kẽm như hải sản, lòng đỏ trứng, thịt nạc để bé tăng cường đề kháng và mau làm lành vết thương
  • Cho bé uống thêm nước hoặc điện giải, tránh tình trạng mất nước, nguy hiểm tính mạng
  • Hạn chế cho trẻ ăn đồ cay nóng, chứa nhiều gia vị hoặc có độ cứng cao. Tốt nhất là nên chia nhỏ bữa ăn, xay nhuyễn hoặc là nấu mềm

Trẻ bị tay chân miệng nhưng không sốt là chuyện bình thường. Tuy nhiên nếu bé có các dấu hiệu giật mình, co giật, mất ý thức,… thì cần đưa đến cơ sở y tế để được cấp cứu kịp thời.

Chia sẻ bài viết này