Nội dung chính

Bệnh tay chân miệng có lây không, lây qua đường nào?

Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm với tốc độ lây lan khá nhanh. Nếu không phát hiện và điều trị sớm, bệnh sẽ có thể gây ra biến chứng nguy hiểm. Vậy tay chân miệng lây qua đường nào, biện pháp chủ động phòng tránh ra sao? Hãy để Fitobimbi giải đáp những thắc mắc này trong bài viết sau.

tay chan mieng co lay khong lay qua duong nao

Bệnh tay chân miệng ở trẻ là gì?

Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus thuộc nhóm Enterovirus gây ra. Sau khoảng thời gian ủ bệnh, trẻ sẽ xuất hiện triệu chứng sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, biếng ăn. Tình trạng này kéo dài khoảng 1-2 ngày sau đó chuyển sang toàn phát với những dấu hiệu điển hình như sau:

  • Loét miệng: Vết loét màu đỏ hoặc có phỏng nước, đường kính từ 2-3mm. Chúng xuất hiện nhiều ở niêm mạc miệng, lưỡi, lợi gây đau khiến bé bỏ ăn, tăng tiết nước bọt
  • Phát ban dạng nước: Các nốt ban này xuất hiện ở lòng bàn tay, bàn chân, gối, mông khoảng từ 5-7 ngày, sau đó thâm lại
  • Sốt nhẹ và nôn: Tình trạng sốt cao, nôn nhiều cảnh báo biến chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp ở trẻ. Theo các chuyên gia, triệu chứng này thường xuất hiện sớm từ ngày thứ 2- ngày thứ 5
Dấu hiệu của tay chân miệng
Dấu hiệu của tay chân miệng

Về cơ bản, nếu được điều trị đúng cách trẻ sẽ khỏi sau 1 tuần. Tuy nhiên rất nhiều trường hợp chủ quan, khiến bé gặp phải biến chứng như sau:

  • Biến chứng thần kinh như viêm não, viên thân não, viêm não tủy, viêm màng nào
  • Yếu, liệt chi hoặc liệt dây thần kinh sọ não
  • Trẻ bị rung giật nhãn cầu, co giật, hôn mê
  • Tăng trương lực cơ hoặc ngủ gà, ngủ gật, đi đứng loạng choạng

Giải đáp bệnh tay chân miệng có lây không?

Bệnh tay chân miệng có lây không là câu hỏi mà rất nhiều mẹ bỉm quan tâm. Theo chuyên gia, căn bệnh này hoàn toàn có thể lây nhiễm, thậm chí phát triển thành dịch nếu không kiểm soát thật tốt. Hiện các nhà khoa học đã phát hiện ra hai chủng loại virus gây bệnh là Coxsackievirus và Enterovirus. Mỗi loại lại có đặc điểm dịch tế và phân bố theo từng miền.

Nhìn chung thì vào thời điểm giao mùa, nhất là tháng 3 – tháng 5 và từ tháng 9 – tháng 12 bệnh sẽ bùng phát mạnh mẽ. Do vậy phụ huynh cần phải biết được bệnh tay chân miệng lây qua đường nào để có biện pháp phòng ngừa hiệu quả.

Bệnh tay chân miệng lây qua đường nào?

Tay chân miệng có lây không? Câu trả lời là có. Dưới đây là những con đường lây nhiễm, khiến bệnh bùng phát rất nhanh.

  • Bệnh tay chân miệng lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp và tiêu hóa. Virus gây bệnh có thể tồn tại lâu trong nước bọt, dịch hắt hơi, sổ mũi, phân hoặc dịch vỡ bóng nước trên da. Do đó khi trẻ hắt hơi, chảy mũi, ngậm đồ chơi chung sẽ bị truyền nhiễm
  • Không chỉ thế khi bị phát tán ra ngoài, virus vẫn sẽ tồn tại khá lâu trong môi trường nhiệt độ phòng, bám lên đồ chơi, sàn nhà, ly chén, quần áo. Vì vậy nếu trẻ tiếp xúc với những đồ này nguy cơ lây nhiễm rất cao
  • Bên cạnh đó, các chuyên gia còn chỉ ra rằng, một trẻ khỏe mạnh tiếp xúc chung một môi trường hoặc ăn uống cùng với trẻ bị bệnh thì khả năng lây bệnh là điều không thể tránh khỏi
Việc tiếp xúc gần với mầm bệnh khiến trẻ dễ bị lây
Việc tiếp xúc gần với mầm bệnh khiến trẻ dễ bị lây

Tay chân miệng không chỉ ảnh hưởng đến trẻ. Bệnh sẽ có thể lây lan cho cả người lớn và trẻ tuổi vị thành niên nếu như cơ thể của họ không đủ đề kháng chống lại virus.

Đối tượng dễ bị lây nhiễm chân tay miệng

Ngoài việc tay chân miệng có lây không, lây qua đường nào mẹ nên nắm rõ đối tượng truyền nhiễm. Theo chuyên gia bệnh tay chân miệng chủ yếu xảy ra ở trẻ dưới 5. Lúc này hệ thống miễn dịch còn yếu, trẻ chưa có thói quen giữ vệ sinh nên dễ để cho virus xâm nhập.

Không chỉ thế, giai đoạn dưới 3 tuổi trẻ cũng có nguy cơ mắc căn bệnh này. Bởi đây là lúc con bắt đầu bò, trườn, đi và tập ăn dặm nên tiếp xúc nhiều với môi trường ngoài. Không những thế, khi đến trường, trẻ được sinh hoạt, vui chơi cùng với bạn bè, nguy cơ lây nhiễm nhiều hơn. Đây là điều kiện thuận lợi để dịch bùng phát hàng năm.

Bệnh tay chân miệng khi nào hết lây?

Bệnh tay chân miệng lây qua đường nào, phần viết trên đã giải đáp rõ. Thế nhưng nhiều mẹ vẫn còn băn khoăn không biết quá trình lây nhiễm kéo dài bao lâu. Theo chuyên gia, bệnh tay chân miệng thường sẽ kéo dài trong khoảng 2 tuần. Ở đầu tuần tiên nguy cơ lây nhiễm cao nhất. Bởi giai đoạn này bé đang ủ bệnh nên các triệu chứng chưa được rõ ràng, rất dễ lây lan. Không chỉ thế, quá trình lây bệnh có thể kéo dài đến vài tuần sau thậm chí là khi bệnh nhân khỏi bệnh  bởi vì virus vẫn còn tồn tại trong phân.

Cách hạn chế tình trạng lây lan của tay chân miệng 

Hiện chưa có thuốc điều trị chuyên biệt cũng như vắc xin dự phòng. Vì vậy để giảm nguy cơ lây nhiễm, mẹ hãy áp dụng những biện pháp sau:

  • Vệ sinh cá nhân sạch sẽ

Tập cho bé thói quen vệ sinh cá nhân sạch sẽ, thường xuyên rửa tay với xà phòng diệt khuẩn trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Bên cạnh đó, mẹ nhớ tắm rửa thường xuyên, thay quần áo sạch cho con mỗi ngày.

cach ngan ngua lay lan cua tay chan mieng

  • Vệ sinh thức ăn

Thức ăn cho trẻ cần phải đảm bảo dinh dưỡng, ăn chín, uống sôi. Vật dụng sinh hoạt như bát, đũa phải được rửa thật sạch sẽ, tốt nhất là ngâm nước sôi hàng ngày. Tuyệt đối không mớm thức ăn cho bé, không để trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm đồ chơi hoặc dùng chung khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa chưa được khử trùng.

  • Làm sạch đồ chơi

Hộ gia đình, nhà trẻ cần phải thường xuyên lau dọn bề mặt, vật dụng tiếp xúc với trẻ hàng ngày như đồ chơi, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn ghế bằng chất tẩy rửa thông thường. Ngoài ra đồ chơi của bé cũng cần vệ sinh sạch sẽ, tránh sử dụng chung.

  • Thu gom chất thải, cách li kịp thời

Với trẻ bị bệnh mẹ nên theo dõi thường xuyên, kịp thời phát hiện, tổ chức cách ly cũng như điều trị bệnh sớm để tránh lây lan. Đối với chất thải của bé nên được thu gom, xử lý theo đúng hướng dẫn, tránh để lây lan.

Hy vọng với thông tin này, mẹ bỉm sẽ có đáp án “tay chân miệng lây qua đường nào”. Từ đó biết cách phòng ngừa, hạn chế khả năng lây lan của bệnh.

Chia sẻ bài viết này