Nội dung chính

Trị cảm cúm cho trẻ sơ sinh với 7 mẹo tức thì

Bệnh cúm khiến trẻ sơ sinh mệt mỏi, khó chịu, thậm chí là bỏ bú,… Vì vậy, mẹ cần chủ động tìm cách trị cảm cúm cho trẻ sơ sinh để giúp con cảm thấy dễ chịu hơn.

Trị cảm cúm cho trẻ sơ sinh 7 mẹo tức thì!
Trị cảm cúm cho trẻ sơ sinh 7 mẹo tức thì!

Dấu hiệu nhận biết cảm cúm ở trẻ sơ sinh

Cảm cúm là hiện tượng viêm nhiễm đường hô hấp do các loại virus gây ra. Bệnh xảy ra hàng năm nhưng phổ biến nhất là vào mùa đông xuân. Trẻ sơ sinh là đối tượng dễ mắc phải bệnh cúm, một phần bởi những người thân xung quanh không có thói quen vệ sinh tay. Khi mắc bệnh, các triệu chứng cúm ở trẻ thường dai dẳng hơn so với người lớn.

Triệu chứng cảm cúm thường nghiêm trọng hơn so với các lạnh. Cụ thể là:

  • Sốt (có thể sốt hoặc không)
  • Sổ mũi, nghẹt mũi (dịch mũi có màu xanh hoặc vàng)
  • Ho, đau họng
  • Mệt mỏi, nhức đầu, quấy khóc, khó ngủ
  • Nôn mửa, biếng ăn, một số trẻ có thể bị tiêu chảy

Phần lớn trẻ sơ sinh bị cảm cúm có thể thuyên giảm và biến mất sau 7 – 10 ngày. Tuy nhiên, cảm giác mệt mỏi và ho có thể dai dẳng đến 10 – 14 ngày. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, trẻ bị cảm cúm có thể gặp biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, thậm chí là đe dọa tới tính mạng.

Trẻ bị cảm cúm uống thuốc gì?

Cách điều trị cảm cúm cho trẻ sơ sinh

Bệnh cúm khiến trẻ sơ sinh rất khó chịu, mệt mỏi, có thể bỏ bú và ảnh hưởng tới giấc ngủ. Vì vậy, mẹ trị cảm cúm cho bé càng sớm, càng tốt. Có rất nhiều cách chữa cúm cho trẻ, mẹ có thể tham khảo một số biện pháp dưới đây:

Xịt rửa mũi

Cảm cúm khiến trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi, khó thở. Trong khi đó, trẻ nhỏ chưa biết cách tự xỉ mùi nên dễ khiến chất lỏng bị tích tụ lại, gây viêm nhiễm nặng hơn. Để bé bớt khó chịu, ba mẹ có thể sử dụng dụng cụ hút mũi chuyên dụng để loại bỏ sạch dịch nhầy trong mũi. Cách thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị dụng cụ hút mũi, nước muối sinh lý, giấy mềm hoặc khăn
  • Cho bé nằm ngửa, kê dưới đầu một tấm khăn mềm
  • Nhỏ 1 – 2 giọt dung dịch nước muối vào mỗi bên mũi để làm loãng dịch
  • Đặt đầu hút mũi vào bên mũi của bé, đồng thời bóp bầu đựng dịch. Sau đó từ từ thả ra để tạo áp lực hút dịch ra ngoài
  • Sau khi hút hút mũi xong, mẹ dùng khăn mềm lau sạch cho bé. Và đừng quên vệ sinh dụng cụ hút mũi để sử dụng tiếp vào lần sau nhé!
Xịt rửa mũi cho bé
Xịt rửa mũi cho bé

Cho bé nghỉ ngơi

Nghỉ ngơi là cách giúp cơ thể có thời gian bình phục và lấy lại năng lượng. Để trị cảm cúm cho trẻ sơ sinh theo cách này, đơn giản mẹ chỉ cần chuẩn bị một nơi thật thoáng mát, yên tĩnh cho bé. Mỗi lúc bé tỉnh, mẹ hãy tương tác, trò chuyện với con để quên đi cảm giác khó chịu do cúm mang lại.

Làm ẩm không khí xung quanh bé

Không khí ẩm là môi trường hoàn hảo để làm lỏng chất nhầy, cho bé hít thở dễ dàng hơn. Mẹ có thể cho bé tắm bằng nước ấm hoặc sử dụng máy phun sương tạo độ ẩm trong phòng. Đừng quên nhỏ thêm vài giọt tinh dầu vào bồn tắm và máy phun sương để giúp tăng thư giãn và thông mũi hiệu quả hơn nhé!

Làm ẩm không khí xung quanh bé
Làm ẩm không khí xung quanh bé

Massage bằng tinh dầu

Với trường hợp nhẹ, mẹ có thể điều trị cảm cúm sổ mũi cho trẻ sơ sinh các biện pháp tự nhiên. Một trong những phương pháp được nhắc đến trong bài viết này đó là massage bằng tinh dầu.

Tinh dầu bạc hà hay khuynh diệp tuy không có khả năng trị cảm cúm, nhưng lại giúp làm dịu những khó chịu do bệnh gây ra. Nhất là vào buổi tối khi đi ngủ, mang lại cho bé một giấc ngủ ngon mà không bị làm phiền.

Với phương pháp trị cảm cúm cho trẻ sơ sinh này, mẹ có thể dùng dầu nóng massage vào lưng, cổ và ngực cho bé. Tránh để dầu tiếp xúc vào vùng da mỏng hoặc bất cứ vị trí nào trên khuôn mặt của bé.

Tăng cường bổ sung chất lỏng cho bé

Một số trường hợp trẻ sơ sinh bị cảm cúm kèm theo sốt. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến mất nước, khiến trẻ mệt mỏi, uể oải. Vì vậy, việc bổ sung chất lỏng và nước điện giải là điều vô cùng cần thiết. Với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi, mẹ nên duy trì cho bé bú sữa. Trường hợp mất nước nghiêm trọng có thể sử dụng dung dịch bù điện giải. Trẻ với lớn, ngoài nước lọc, mẹ có thể bổ sung thêm nguồn chất lỏng nhiều dinh dưỡng khác như nước ép trái cây, nướp súp xương, súp gà,…

Bù điện giải cho bé
Bù điện giải cho bé

Uống thuốc hạ sốt

Nếu bé bị sốt cao trên 38.5 độ C, mẹ có thể sử dụng thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ và uống thêm vitamin C để tăng sức đề kháng. Tuyệt đối không được uống thuốc aspirin, bởi nó tiềm ẩn nguy cơ gây tác dụng phụ.

Vệ sinh cá nhân

Mẹ nên vệ sinh mắt, mũi cho trẻ bằng dung dịch nước muối sinh lý mỗi ngày. Khi trẻ bị sổ mũi, cần dùng khăn hoặc giấy mềm lau sạch rồi vứt bỏ ngay. Tay, chân bé cũng cần được vệ sinh và hạn chế để trẻ đưa lên mắt, mũi.

Những sai lầm cần tránh khi trị cảm cúm cho trẻ sơ sinh tại nhà

Những sai lầm trong cách chăm sóc có thể khiến bệnh tình ở trẻ trở nặng và dẫn đến biến chứng nguy hiểm như viêm cơ tim, viêm phổi, viêm não, suy hô hấp,… Cụ thể như sau:

  • Trẻ mắc cảm cúm chỉ cần uống thuốc: Nhiều cha mẹ thường tự ý cho bé dùng thuốc mà chưa thông qua chỉ định từ bác sĩ. Không những không có hiệu quả mà còn gây tác dụng phụ, ảnh hưởng đến quá trình phục hồi bệnh
  • Trẻ cảm cúm không cần chăm sóc quá kỹ: Nhiều người coi cảm cúm là bệnh vặt nên không cần chăm sóc quá kỹ. Thực tế, trẻ sơ sinh bị cảm cúm cần được nghỉ ngơi tuyệt đối, tránh gió và nhiệt độ quá cao. Không nên cho trẻ nằm phòng máy lạnh vì sẽ khiến triệu chứng bệnh khó thuyên giảm. Bên cạnh đó, hằng ngày mẹ nên nhỏ dung dịch nước muối nhỏ mắt, mũi để giúp hạn chế nguy cơ lây nhiễm
  • Trẻ mắc cảm cúm không sốt: Một trong những triệu chứng cơ bản của cúm là sốt. Sự gia tăng nhiệt độ là cơ chế để cơ thể chống lại tác nhân gây hại. Vì vậy , trẻ sơ sinh cần được hạ sốt kịp thời để ngăn ngừa biến chứng
  • Trẻ mắc cúm không cần nhập viện: Cảm cúm có thể tự khỏi nếu được chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, nếu sau 1 tuần mà trẻ vẫn còn sốt hoặc triệu chứng có xu hướng tái phát thì cha mẹ nên nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện
Những sai lầm khi chăm sóc trẻ sơ sinh bị cúm
Những sai lầm khi chăm sóc trẻ sơ sinh bị cúm

Phòng ngừa bệnh cúm ở trẻ sơ sinh

Bên cạnh quan tâm cách trị cảm cúm cho trẻ sơ sinh, mẹ cũng nên tìm hiểu các biện pháp phòng ngừa để hạn chế nguy cơ mắc bệnh ở trẻ:

  • Giữ gìn vệ sinh cá nhân bằng cách rửa tay, tắm rửa sạch sẽ, nhỏ mũi, mắt mỗi ngày
  • Giữ cho không gian sống được sạch sẽ, thông thoáng. Thường xuyên vệ sinh dụng cụ ăn uống của bé để tránh lây lan virus
  • Mặc quần áo ấm cho bé trong mùa lạnh mỗi khi ra ngoài
  • Tiêm vắc xin phòng bệnh cúm mỗi năm
  • Cho bé bú mẹ trong 6 tháng đầu đời để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, cũng như đề kháng để trẻ phát triển một cách toàn diện

Trên đây là tổng hợp các cách trị cảm cúm cho trẻ sơ sinh tại nhà. Trong trường hợp, trẻ bị cúm lâu ngày không khỏi hoặc có dấu hiệu nặng thêm, cha mẹ nên đưa bé tới bệnh viện ngay để được thăm khám và điều trị phù hợp.

Chia sẻ bài viết này