Nội dung chính

Trẻ 2 tuổi ngủ hay giật mình khóc thét – Cảnh báo bệnh gì?

Trẻ 2 tuổi ngủ hay giật mình khóc thét nguyên nhân là do đâu? Liệu tình trạng này có ảnh hưởng đến sự phát triển và sức khỏe của trẻ? Và cách xử lý thế nào phù hợp? Mọi thắc mắc sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây!

6 mẹo dân gian giúp trẻ ngủ sâu giấc, ít giật mình

Trẻ 2 tuổi ngủ hay giật mình khóc thét - Cảnh báo bệnh gì?
Trẻ 2 tuổi ngủ hay giật mình khóc thét – Cảnh báo bệnh gì?

Tìm hiểu về giấc ngủ của trẻ

Giấc ngủ có ý nghĩa to lớn với sức khỏe con người, nó cũng quan trọng như việc ăn uống và luyện tập. Trong khi ngủ, một loại hormone tăng trưởng sẽ được thùy trước tuyến yên tiết ra. Vì vậy, một giấc ngủ ngon sẽ giúp cơ thể phục hồi và phát triển. Đặc biệt, giấc ngủ đóng vai trò quan trọng tới sự phát triển não bộ, giúp cải thiện sự tập trung và tăng năng lực ghi nhớ.

Do đó, trẻ 2 tuổi ngủ hay giật mình khóc thét hoặc gặp bất kỳ rối loạn giấc ngủ nào mà không được phát hiện kịp thời sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển cả thể chất lẫn trí tuệ.

Nhu cầu giấc ngủ của trẻ là khác nhau, tùy theo giai đoạn phát triển và đặc điểm hoạt động của hệ thần kinh. Cụ thể như sau:

  • Trẻ sơ sinh: 20 – 22 giờ/ngày, chỉ thức khi đói bụng hoặc đi vệ sinh.
  • Trẻ dưới 1 tuổi: 16 – 18 giờ/ngày
  • Trẻ 1 – 2 tuổi: 14 – 16 giờ/ngày
  • Trẻ từ 2 – 3 tuổi: 12 – 14 giờ/ngày
  • Trẻ 3 – 6 tuổi: 11 – 12 giờ/ngày
  • Trẻ 7 – 10 tuổi: Trung bình 10 giờ/ngày
Khám phá giấc ngủ của trẻ
Khám phá giấc ngủ của trẻ

Giấc ngủ được chia thành 2 loại: giấc ngủ REM và giấc ngủ NREM. Hai trạng thái ngủ này sẽ diễn ra liên tục và xen kẽ trong thời gian trẻ ngủ. Cụ thể:

  • Một giấc ngủ sẽ có 4 – 6 chu kỳ REM và NREM luân phiên diễn ra, thường kéo dài 90 – 120 phút/phiên
  • Giấc ngủ REM thường kéo dài còn giấc ngủ NREM có thời gian ngắn hơn
  • Giấc ngủ NREM có 4 giai đoạn: 1, 2, 3, 4. Trong đó, giai đoạn 1, 2 là giấc ngủ nhẹ, 3 và 4 là giấc ngủ sâu. Nếu trẻ gặp phải trước kích thích trước khi ngủ, con sẽ cảm thấy rất khó để đi vào giấc ngủ

Vì sao trẻ 2 tuổi ngủ hay giật mình khóc thét?

Thiếu ngủ làm con bạn dễ quấy khóc và cáu gắt hơn. Trước khi biết được cách giải quyết trẻ 2 tuổi ngủ hay giật mình khóc thét, hãy cùng Fitobimbi tìm hiểu “thủ phạm” quấy nhiễu giấc ngủ của trẻ nhé!

Trẻ ngủ gặp ác mộng

Trẻ 2 tuổi ngủ hay giật mình khóc thét có vẻ là dấu hiệu con gặp ác mộng vào ban đêm. Trạng thái này thường bắt đầu khoảng 2 – 3 giờ sau khi ngủ. Nguyên nhân chủ yếu là do hệ thần kinh bị kích thích quá mức trước khi ngủ, cụ thể như sau:

  • Căng thẳng, ốm yếu, mệt mỏi
  • Thiếu ngủ
  • Ngủ ở một nơi xa lạ
  • Trẻ đang uống thuốc
Trẻ ngủ giật mình do gặp ác mộng
Trẻ ngủ giật mình do gặp ác mộng

Tuy nhiên, về cơ bản, trẻ ngủ hay giật mình do nguyên nhân này thường không phải là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nên cha mẹ không cần phải quá lo lắng.

Trẻ ngủ giật mình khóc thét do thiếu canxi

Canxi là vi chất quan trọng cho sự phát triển của trẻ trong những năm đầu đời. Nó là thành phần chính cấu tạo nên khung xương của cơ thể. Ngoài ra, canxi còn tham gia vào còn đảm nhận vai trò dẫn truyền tế bào thần kinh.

Vì vậy, trẻ thiếu canxi không chỉ gây cản trở sự tăng trưởng bình thường mà còn khiến hoạt động dẫn truyền thần kinh bị ức chế. Hậu quả là trẻ thường có các biểu hiện như ngủ hay giật mình, quấy khóc vào ban đêm.

Trẻ ngủ hay giật mình thiếu chất gì? Cách khắc phục cho mẹ

Một số nguyên nhân khác

Ngoài hai nguyên nhân kể trên, trẻ 2 tuổi ngủ hay giật mình khóc thét còn liên quan đến một số yếu tố ngoại cảnh như:

  • Tư thế ngủ không thoải mái
  • Nơi ngủ không tốt, có nhiều tiếng ồn và ánh sáng
  • Trẻ quá no hoặc quá đói khi ngủ
  • Trẻ mắc các bệnh lý như viêm tai giữa viêm họng, trào ngược dạ dày, thần kinh, thiếu máu,…

Trẻ 2 tuổi ngủ hay giật mình khóc thét có nguy hiểm không?

Ngủ hay giật mình khóc thét là một hiện tượng sinh lý bình thường của trẻ ở lứa tuổi này. Tuy nhiên, tình trạng này diễn ra thường xuyên có thể gây ra những tác hại sau:

Chậm phát triển thể chất

Sự phát triển của bé không chỉ phụ thuộc vào dinh dưỡng, chế độ luyện tập mà còn được quyết định bởi giấc ngủ. Như đã đề cập ở trên, một giấc ngủ chất lượng sẽ kích thích cơ thể sản sinh hormone tăng trưởng gấp 4 – 5 lần so với bình thường.

Vì vậy, trẻ 2 tuổi ngủ hay giật mình khóc thét đồng nghĩa với việc giấc ngủ không liền mạch. Điều đó khiến sự tăng trưởng của trẻ bị kìm hãm. Hậu quả là trẻ sẽ dễ bị mắc bệnh, đặc biệt là các bệnh nhiễm trùng.

Trẻ chậm phát triển thể chất
Trẻ chậm phát triển thể chất

Suy giảm khả năng nhận thức

Não bộ của trẻ rất nhạy cảm với các yếu tố môi trường. Vì vậy, nếu trong lúc ngủ bé bị giật mình do tiếng ồn hay các nguyên nhân ngoại cảnh thì não bộ có thể bị ảnh hưởng. Từ đó gây nên những tổn thương dẫn đến suy giảm khả năng nhận thức.

Nguy cơ ngưng thở khi ngủ

Trẻ ngủ hay giật mình khóc thét có thể gây ức chế hô hấp, khiến trẻ khó thở, thậm chí rơi vào trạng thái ngưng thở tạm thời.

Mẹ cần làm gì khi trẻ ngủ hay giật mình khóc thét?

Tùy thuộc vào nguyên nhân khiến trẻ hay ngủ giật mình khóc thét sẽ có cách xử lý khác nhau. Dưới đây là những lời khuyên dành cho mẹ:

Trẻ 2 tuổi ngủ hay giật mình khóc thét do gặp ác mộng hoặc các yếu tố khác tác động

Để tránh những cơn hoảng sợ khi ngủ vào ban đêm, bố mẹ nên:

  • Tập cho bé thói quen ngủ cố định vào một khung giờ
  • Tạo sự thoải mái cho bé trước khi ngủ
  • Không nên cho bé ngủ quá muộn. Đảm bảo trẻ được nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc
  • Hạn chế những căng thẳng không đáng có với con trước giấc ngủ
  • Cho trẻ nghỉ ngơi trong môi trường yên tĩnh, không có tiếng ồn, ít ánh sáng và nhiệt độ phù hợp
  • Mẹ nên theo dõi giấc ngủ của trẻ để biết khoảng thời gian nào còn thường gặp ác mộng. Theo đó, mẹ nên đánh thức con dậy khoảng 15 – 30 phút trước trạng thái ngủ đó. Tuy nhiên, khi bé đang trong trạng thái ngủ mơ, các chuyên gia không khuyến khích cha mẹ cố đánh thức
Tạo môi trường an toàn cho trẻ nhỏ
Tạo môi trường an toàn cho trẻ nhỏ

Trẻ 2 tuổi ngủ hay giật mình khóc thét do thiếu chất

Trẻ ngủ hay giật mình khóc thét là một trong những dấu hiệu của thiếu canxi và vitamin D. Vì vậy, sự bổ sung kịp thời hai loại vi chất này có thể giúp trẻ cải thiện giấc ngủ hiệu quả. Mẹ nên bổ sung canxi và vitamin D cho trẻ theo những cách sau:

  • Danh thời gian cho trẻ tắm nắng mỗi ngày vào buổi sáng hoặc chiều mát
  • Bổ sung các sản phẩm từ bơ sữa, giúp trẻ dung nạp canxi và vitamin D cần thiết. Kết hợp sữa chua với các loại trái cây là một ví dụ để mẹ đảm bảo trẻ được cung cấp đầy đủ canxi và vitamin D
  • Thêm các thực phẩm giàu canxi và vitamin D vào chế độ ăn: cá hồi, cá ngừ, cá mòi, bông cải xanh, rau chân vịt, lòng đỏ trứng, nước ép cam,…

Nuôi con là hành trình hạnh phúc của cha mẹ. Tuy nhiên, hành trình đó xảy ra rất nhiều trở ngại, đòi hỏi cha mẹ phải kiên nhẫn và hiểu rõ sự phát triển của trẻ. Việc chủ động tìm hiểu nguyên nhân trẻ 2 tuổi ngủ hay giật mình khóc thét sẽ giúp bạn biết cách xử phù hợp và hiệu quả.

Nguồn: https://fitobimbi.vn/

Chia sẻ bài viết này